cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là gì

Xin hỏi chúng tôi muốn làm một quán bán nước giải khát nhỏ để bán cho khách tới chụp ảnh ở cửa hàng bên bạn thì phải làm những thủ tục gì? Tôi có tìm hiểu thì phải làm hộ kinh doanh, ngoài ra cần xin giấy phép gì khác hay không?

Trả lời

Theo hướng dẫn của nghị định 15/2018/NĐ-CP thì trường hợp quán nước làm dưới hình thức hộ kinh doanh của bạn sẽ được đưa vào đối tượng “cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ” giải thích theo khoản 10 điều 3 nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau

10. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn tại công văn 3109/BCT-KHCN ngày 20/04/2018 của Bộ Công Thương như sau:

1. Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻTheo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp khái niệm “kinh doanh” được hiểu “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm.

Theo đó, tại điều 11 và 15 của nghị định này quy định đối tượng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thì không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:


d] Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

Như vậy, hộ kinh doanh bán nước giải khát không cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ vẫn phải đáp ứng các điều kiện tại điều 22 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010

Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:a] Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;b] Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;c] Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;d] Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;đ] Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;e] Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;h] Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đối với thực phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh.

Trên thực tế, các địa phương sẽ có các khái niệm về “kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ” riêng bằng các quy chuẩn của địa phương. Do vậy, tuỳ trường hợp hộ kinh doanh vẫn CÓ THỂ phải xin giấy phép an toàn thực phẩm. Trường hợp này sẽ làm tại Phòng y tế thuộc UBND cấp quận, huyên. Khách hàng vui lòng liên hệ địa phương để biết rõ hơn

Việt Nam cũng còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Do đó, thương nhân dự định thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển. Vậy sản xuất thực phẩm là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Sản xuất thực phẩm là gì?

Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để nhằm tạo ra thực phẩm.

Điều kiện để mở cơ sở sản xuất thực phẩm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật an toàn thực phẩm 2010 thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm

Cơ sở sản xuất hay công ty sản xuất thực phẩm đều là những hình thức doanh nghiệp chính thức nếu hoàn thành những thủ tục nhất định. Theo pháp luật về doanh nghiệp thì những đơn vị này phải tiến hành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đó thì thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm thì tùy loại hình mà thương nhân lựa chọn sẽ phát sinh thêm những vấn đề khác.

Thực phẩm là một ngành, nghề kinh doanh đặc thù hay còn gọi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ sở đó muốn được chính thức thành lập và đi vào hoạt động thì nhà kinh doanh cần lưu ý đến điều kiện quan trọng đó chính là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Để hoàn thiện cho thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm thì chủ cơ sở buộc phải thực hiện quá trình đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục này trong từng trường hợp và với từng loại hình doanh nghiệp được lựa chọn mà những nội dung và bước thực hiện trong đó sẽ có khác nhau.

Những yếu tố quyết định đến sự khác biệt của thủ tục đăng ký doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Loại hình doanh nghiệp
  • Chủ thể đăng ký
  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Hình thức đăng ký
  • Một số vấn đề cụ thể của nhà kinh doanh.

Tìm hiểu thêm về: Công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp

Những lợi thế và thách thức khi mở cơ sở sản xuất thực phẩm là gì?

Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, ‘cú sốc” của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều xáo trộn, khiến ngành thực phẩm Việt Nam chịu tác động lớn. Chuỗi cung ứng nguyên liệu bị “đứt gãy”, tiêu thụ trong nước sụt giảm, đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc giảm đáng kể, hoạt động logistics, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ùn tắc tại các cảng, hàng hóa và dòng vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải duy trì trách nhiệm xã hội tối đa khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch COVID-19. Bên cạnh đó, những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng cũng có những ảnh hưởng trái chiều lên doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược thay đổi và ứng phó thích hợp.

Tham khảo thêm các nội dung về Cấp giấy phép

Video liên quan

Chủ Đề