Có thai bao lâu thì ngực phát triển

Khi có thai, sự thay đổi hormone khiến cơ thể có những thay đổi. Nhiều mẹ bầu cho rằng, họ thường cảm thấy đau ngực khi có thai. Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến không? Hãy tìm hiểu ngay thông tin sau đây.

1. Ngực đau khi mang thai do đâu?

– Khi mang thai, các mô xung quanh đầu ngực dày đặc và sần hơn khiến ngực cảm thấy đau, căng tức, các vùng gai gạo xung quanh đầu ngực rõ và sắc tố da thâm, đậm hơn.
– Đau ngực khi mang thai xuất hiện do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone và estrogen. Khi đó lưu lượng máu lên ngực cũng bị ảnh hưởng, gây tình trạng căng tức.
– Ở tháng thứ 6 thai kỳ, đau ngực căng tức ngực còn là do cơ thể bắt đầu sản xuất sữa non, mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến có không?

2. Ngực đau như thế nào là có thai?

Biểu hiện đau ngực khi mang thai không khác biệt gì so với khi đau ngực kỳ kinh nguyệt. Làm thế nào để phân biệt 2 triệu chứng này?
Tình trạng đau tức ngực khi mang thai xuất hiện ngay từ ngày thứ 2- ngày thứ 3 sau khi thụ thai. Sự thay đổi hormone không có thể khiến ngực không chỉ đau mà còn ngứa, nóng ran.

– Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.

– Gai gạo quanh đầu ngực nổi rõ hơn.

– Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sậm màu.

– Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

– Trong khi đau ngực tiền kinh nguyệt chỉ có biểu hiện hơi căng ngực, kích cỡ ngực lớn hơn một chút và biến mất sau khi kỳ kinh xuất hiện.

Mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ

3. Đau ngực khi mang thai thế nào là không an toàn?

Các tháng cuối thai kỳ đau tức ngực thường là do tuyến sữa phát triển, căng tức sữa non, không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.Hiện tượng đau ngực khi mang thai hầu hết là biểu hiện sinh lý phổ biến ở tất cả bà bầu. Tuy vậy các bà bầu cần lưu ý nếu có những biểu hiện kèm theo:– Đau ngực nhiều, kèm khó thở, ho.– Cơn đau ngực lan tỏa xuống 2 cánh tay, gây cảm giác mỏi mệt bải hoải.– Đau ngực kèm sốt dù không bị cảm cúm.– Đau ngực, đổ mồ hôi, khó thở, chóng mặt.

Với những tình trạng này chị em cần đi thăm khám sớm tìm nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp.

Khi thấy có những tình trạng bất thường trong thai kỳ, cần đi khám tại cơ sở y tế

Ngực đau như thế nào là có thai không quá khó để nhận biết. Hãy theo dõi quan tâm hơn đến cơ thể của mình. Bên cạnh nhận biết dấu hiệu mang thai sớm qua tình trạng đau ngực, trễ kinh, cơ thể mệt mỏi buồn nôn thì chị em có thể dùng que thử thai tại nhà hoặc xét nghiệm kiểm tra tại cơ sở y tế để xác định mang thai chính xác hơn.

Que thử thai chỉ cho kết quả sau ngày 10-14 sau khi thụ thai, đồng nghĩa với sau ngày 24-28 của kì kinh tính từ ngày có kinh đầu tiên. Bên cạnh các dấu hiệu rõ ràng để phát hiện có thai như: chậm kinh, que thử 2 vạch. Sau đây là 5 dấu hiệu có thai sớm ngay ở tuần đầu tiên. Hãy cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tìm hiểu ngay sau đây. 

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai

Hiện tượng này xuất hiện trong 1 đến 2 tuần đầu sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công. Đây cũng là kết quả của việc thay đổi hormone lớn trong cơ thể của người mẹ. Lúc này, các tuyến sữa ở núm vú phát triển nhanh, khiến đầu ti thâm và sưng đôi chút.

Cảm giác khó chịu và đau nhức ở núm vú này là dấu hiệu mang thai phổ biến

Cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai phổ biến là bạn nên quan sát cơ thể thường xuyên. Trong tam cá nguyệt đầu tiên của bạn [tuần 1 đến 12], vú của bạn có thể bắt đầu cảm thấy sưng, mềm, thậm chí ngứa ran. Khi đó, núm vú của bạn có thể nhô ra ngoài nhiều hơn bình thường. Một số phụ nữ nhận thấy rằng ngực của họ bắt đầu to hơn trong thời gian này.

Một số tình trạng của nhũ hoa mà bạn cần quan tâm:

1. Nhũ hoa có đốm trắng có phải mang thai không? 

Tình trạng này sẽ xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Song, một số trường hợp, nhũ hoa có đốm trắng lại có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, khi phát hiện nhũ hoa có tình trạng này, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức. 

2. Đầu ngực thâm và quầng lan rộng là hiện tượng gì?

Nội tiết tố của cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi đáng kể trong suốt quá trình mang thai. Từ đó, hình dáng và màu sắc của đầu vú có thể thay đổi như: đầu ti thâm và quầng lan rộng. Tuy nhiên, đầu vú thâm cũng có thể do việc chúng ta chọn sai kích cỡ, chất liệu của áo ngực hoặc do yếu tố di truyền. 

Tức ngực – dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh 

Đây là dấu hiệu xuất hiện rất sớm khi có thai. Tức ngực liên quan đến sự thay đổi của hormone trong khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Lúc này, do lưu lượng máu lưu thông ở ngực tăng làm cho ngực căng tức và nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy đau khi chạm vào ngực. Ngực của bạn sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển nặng nề trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.

Ngực có thể căng tức trong một tuần đầu hoặc trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Ra máu hồng và tiết nhiều dịch âm đạo

Đây chính là cách nhận biết mang thai trong 1 tuần đầu mà chị em thường gặp. Sau 1 – 2 tuần quan hệ, nếu bạn phát hiện đáy quần lót ra chút dịch màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, đây là máu báo hiệu cho thấy trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung.

Máu báo thai là dấu hiệu có thai sau 1 tuần mà bạn cần lưu ý
  • Máu báo thai thường xuất hiện lệch chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chỉ ra trong vòng vài giờ hoặc 1-2 ngày. Máu báo thai ra ít, đôi khi chỉ là đốm máu xuất hiện trên quần lót.

Thân nhiệt tăng, mệt mỏi – dấu hiệu nhận biết có thai sớm

Khi bắt đầu mang thai, do hormone progesterone tăng, nhiệt độ cơ thể người phụ nữ thường tăng nhẹ [khoảng 37,5 độ]. Trong khi đó, nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đầu mang thai. Dấu hiệu mang thai này xảy ra do lượng hormone progesterone tăng cao. Tương tự như các triệu chứng mang thai sớm khác, tình trạng mệt mỏi có xu hướng thuyên giảm trong tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, nó trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba đối với nhiều thai phụ.

Dấu hiệu có thai sớm và phổ biến: chuột rút

Chuột rút vừa là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới. Nhưng cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết có thai. Nếu bạn bị chuột rút đi kèm với cùng một số dấu hiệu trên, bạn sẽ có cơ sở để khẳng định hơn.

Chuột rút là một trong những dấu hiệu có thai

Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn; để chuẩn bị cho việc làm tổ và chèn ép các mạch máu ở phía chi dưới. Hiện tượng này có thể sẽ theo bạn trong suốt thai kỳ. Bởi bụng bạn sẽ ngày một lớn và gây áp lực lớn hơn lên phần thân dưới.

Trên đây là những dấu hiệu điển hình nhất trong vòng 1 tuần mang thai. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên đến các cơ sở y tế hay các phòng khám chuyên khoa để được xét nghiệm và siêu âm. Cách rõ ràng nhất để biết bạn có thai hay không là thử thai. Công dụ đo sẽ đo một loại hormone gọi là Human chorionic gonadotropin [hCG]. Hormone này bắt đầu hình thành trong cơ thể phụ nữ từ thời điểm thụ thai. Nó sẽ phát triển nhanh chóng vào giai đoạn đầu thai kỳ. 

Mang thai tuần 1 là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với nhiều thai phụ. Đây là thời điểm bắt đầu của cả một quá trình cưu mang, sinh nở với thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, nó không hề đơn giản mà có những lưu ý nhất định mà các mẹ bầu cần chú ý. Vậy trong khoảng thời gian này, người phụ nữ nên chú ý những gì? Phải làm gì để tốt nhất cho cả mẹ và bé? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết: Mang thai tuần 1 và những điều mà thai phụ cần lưu ý

Video liên quan

Chủ Đề