Con đường để trở thành ca sĩ là ai?

Trở thành ca sĩ nổi tiếng là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ vì ánh hào quang trên sân khấu đi kèm với mức thu nhập khủng. Ngay từ khi sinh ra, mỗi chúng ta để sở hữu một chất giọng rất riêng biệt. Giọng hát là đặc thù riêng của mỗi người nhưng để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, chỉ có chất giọng thôi chưa đủ mà còn phải hội tụ rất nhiều yếu tố khác. Vậy muốn trở thành ca sĩ phải bắt đầu từ đâu? Cùng KienThucViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Làm ca sĩ có khó không?

Nghề ca sĩ đang trở thành hoài bão cho rất nhiều bạn trẻ phấn đấu 

Ca sĩ là người thể hiện các bài hát thông qua chất giọng của mình với nhiều thể loại nhạc khác nhau như: dân ca, jazz, rock, trữ tình,… Khi trở thành ca sĩ, bạn có thể thoải mái thể hiện các ca khúc yêu thích theo phong cách của riêng mình.

Mỗi ca sĩ sẽ sở hữu giọng hát cũng như phong cách cá nhân riêng. Nếu có khả năng, ca sĩ có thể tự sáng tác. Nếu không thì họ sẽ hát các ca khúc do nhạc sĩ hoặc những người không chuyên sáng tác.

Có rất nhiều ca sĩ có thể tự sáng tác và trình bày ca khúc của mình 

Vậy làm ca sĩ có khó không?  Câu trả lời là để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp vô cùng khó. Bạn không chỉ cần có tố chất riêng mà cần đảm bảo các kỹ thuật cơ bản, có ngoại hình sáng sân khấu. Cùng với đó là sự may mắn, bản lĩnh trước cám dỗ, tiềm lực tài chính hoặc tìm được một “ông bầu”, công ty giải trí tốt,… để trở thành một ca sĩ.

Nghề ca sĩ không đơn thuần là đứng trên sân khấu hát. Để có những màn trình diễn thu hút khán giả đòi hỏi ca sĩ cần lao động liên tục. Họ cần phải luyện tập với nhiều người: tác giả, người phối khí, ekip quay MV, bạn diễn, đội vũ đạo,… Đồng thời họ cũng cần thực hiện nhiều công đoạn khác nhau như: luyện thanh, thu âm, tập nhảy, diễn MV, hát live,… Để được khán giả biết đến, người nghệ sĩ phải trải qua rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng khắc nghiệt. Như vậy, làm ca sĩ không hề dễ như chúng ta tưởng tượng.

Các ca sĩ trẻ hiện nay còn phải hoàn thiện các kỹ năng như vũ đạo, giao lưu khán giả trên show truyền hình,… 

Để trở thành ca sĩ có cần bằng cấp không?

Vấn đề làm ca sĩ có cần bằng cấp hay không? vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cả trong và ngoài ngành giải trí. Nếu bạn thường xuyên xem các chương trình âm nhạc tìm kiếm tài năng như Vietnam’s Got Talent, Vietnam Idol, The Voice,… có thể nhận thấy thí sinh tham dự không cần bất cứ bằng cấp nào.

Nhiều người tham dự xuất thân từ các ngành nghề tự do như kinh doanh, buôn bán, kế toán,… Điều này cho thấy rằng, chỉ cần bạn có tài năng cùng niềm đam mê thì bằng cấp sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại. Có nhiều thí sinh bước ra từ The Voice Kid mà chưa tốt nghiệp cấp 3 như Bảo An, Phương Mỹ Chi,…. Đối với ca sĩ, tuổi tác cũng không thành vấn đề. Điều đáng quan tâm nhất chính là bản lĩnh và những gì họ thể hiện được trên sân khấu.

Nhiều ca sĩ sau khi đã nổi tiếng mới có điều kiện học thanh nhạc hoặc chuyên sâu hơn về âm nhạc. Cũng nhiều ca sĩ theo đuổi các lớp năng khiếu để hoàn thành tấm bằng của mình. Tuy nhiên với nghề làm ca sĩ, họ chú trọng nhiều hơn tới đạo đức nghề nghiệp. Hiện có nhiều ca sĩ nổi tiếng lên nhờ các chiêu trò, scandal, khiến cho công chúng cũng thiếu niềm tin vào ngành nghề này.

Làm ca sĩ có kiếm được nhiều tiền không?

Đối lập với những hào nhoáng trên sân khấu, nghề ca sĩ cũng có những điểm bất lợi không phải ai cũng biết. Điểm bất lợi đầu tiên chính là thu nhập nghề ca sĩ không hề “khủng”, ổn định như chúng ta vẫn tưởng tượng.

Trên thực tế, nghề ca sĩ có rất nhiều thăng trầm. Các ca sĩ trẻ theo đuổi các trào lưu mới xuất hiện sẽ khiến các lớp ca sĩ cũ không còn được yêu mến. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng, bấp bênh.

Ngoài ra, người làm ca sĩ kiếm được nhiều tiền hay không cũng phụ thuộc vào độ nổi tiếng của họ. Quy mô chương trình, họ có sử dụng hình ảnh bạn quảng cáo không, hát mấy bài, ..đều có mức giá khác nhau. Hiện tại, mức giá catse của các ngôi sao hạng A dao động từ 10.000 – 20.000 USD [khoảng hơn 230 đến hơn 460 triệu đồng]

Ngoài nguồn thu từ việc đi hát, ca sĩ có thể kiếm tiền thông qua việc trở thành KoLs trên mạng xã hội, quay quảng cáo, lấn sân sang điện ảnh,… Ca sĩ có thể thu về nhiều tiền nhưng họ cũng phải chi trả chi phí cho đội ngũ ekip, quản lý, quan hệ báo giới, tiền trang phục, tái đầu tư,…

Do vậy làm ca sĩ giàu hay không là dựa vào độ nổi tiếng, kế hoạch chi tiêu của mỗi người

Những điều bạn cần học & luyện tập nếu muốn trở thành ca sĩ

Nghề ca sĩ không chỉ đơn thuần đứng trên sân khấu và hát cho khán giả nghe. Để trở thành ngôi sao , bạn cần nỗ lực tập luyện kỹ thuật thanh nhạc và chăm chỉ làm việc. Dưới đây là những công việc cơ bản bạn cần bắt tay vào học, luyện tập để thực hiện ước mơ: 

Học kỹ thuật hát

Trước hết để làm ca sĩ, bạn cần phải có kỹ thuật hát. Đây cũng chính là nền móng cơ bản giúp bạn nhanh chóng trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Có nhiều người sở hữu chất giọng không thực sự ấn tượng, bắt tai nhưng họ học được kỹ thuật hát. Cộng thêm đó là sự nỗ lực không ngừng, họ vẫn có thể thành công.

Học luyện thanh

Luyện thanh là cách tốt nhất giúp bạn giữ vững sự ổn định khi hát 

Vấn đề luyện thanh rất quan trọng. Nó giúp duy trì chất lượng giọng hát ca sĩ trên sân khấu. Nếu thanh nhạc không tốt, ca sĩ rất dễ bị lạc giọng, chệch tông trên sân khấu do không hát đúng cách. Thời điểm buổi sáng là phù hợp nhất để luyện thanh. Chúng giúp thanh quản bạn dễ dàng thể hiện bài hát với những nốt cao và hát được nhiều.

Định hình phong cách cá nhân

Định hình được phong cách rất quan trọng với người theo đuổi nghệ thuật. Bạn có thể hát nhiều ca khúc với các loại nhạc khác nhau. Sau đó, hãy tìm một thể loại nhạc phù hợp nhất mà bản thân có thể thể hiện chúng tốt nhất. Giọng hát của bạn phải được mọi người nhận ra, khi họ nghe thấy. Tiếp đó hình ảnh cá nhân cũng cần xây dựng dựa trên phong cách nhạc. Có thể là một mái tóc, kiểu trang điểm, phong cách thời trang độc đáo,… chỉ riêng bạn mới có.  Bạn cần làm khán giả nhớ đến mình bằng cách định hình phong cách nổi bật nhưng “sạch”, không chiêu trò.

Học cách thoải mái, thần thái tự tin khi trình diễn

Nhiều ca sĩ trẻ khi mới vào nghề thường mất tự tin khi trình diễn. Khi bạn đã vượt qua được giai đoạn e ngại này, bạn sẽ tích lũy được cho mình những kinh nghiệm thực tế. Hãy tham gia nhiều show diễn hoặc hát ở mọi nơi, mọi lúc sẽ giúp bạn thêm phần tự tin. Hãy luôn thể hiện sự thoải mái, phong cách âm nhạc của mình trước mọi người. Quen dần với khán giả đông đúc, ánh đèn sân khấu là rất quan trọng.

Hành nghề làm ca sĩ

Hát ở phòng trà là cách để bạn bắt đầu kiếm những đồng tiền đầu tiên từ khả năng ca hát của mình

Bạn có giọng hát dù hay nhưng sẽ không thể trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nếu như bạn không thuyết phục được người nghe. Để làm ca sĩ, bạn nên tham gia hát tại các phòng trà, biểu diễn tại các sự kiện, thu âm hoặc tham gia các nhóm nhạc ,… để quen dần với sân khấu và kiếm sống bằng nghề.

Nghề ca sĩ là một nghề tương đối vất vả không chỉ có những hào nhoáng chúng ta vẫn thấy. Tuy nhiên nếu bạn yêu thích làm ca sĩ, bạn cần chuẩn bị thật tốt về năng lực cũng như các vấn đề phát sinh quanh nghề. Chúc bạn sẽ thành công với con đường trở thành ca sĩ mình lựa chọn!

Trở thành ca sĩ là giấc mơ lớn của không ít người. Đấy là lý do hiện nay có không ít bạn trẻ đầu quân cho các công ty giải trí, tìm đến các trung tâm luyện thanh nhạc hay đăng kí vào những cuộc thi ca hát trên truyền hình thực tế. Vậy ngoài những con đường này thì còn có cách để trở thành ca sĩ nào khác hay không? Câu trả lời là có và tất cả đều nằm ở 15 bí quyết trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Wiki Cách Làm điểm qua 15 bí quyết đó là gì nhé!

Cách để trở thành ca sĩ nổi tiếng lâu dài

1. Quyết tâm và kiên trì

Quyết tâm và kiên trì là cách để trở thành ca sĩ đầu tiên mà các bạn nhất định phải thực hiện. Bạn có biết những ca sĩ đang trình diễn trên sân khấu lớn hiện nay đa phần đều đã từng là những tân binh sở hữu mức cát xê khá thấp, thậm chí là bèo bọt. Có nhiều người bước vào con đường ca hát đã rất lâu nhưng đến nay mới được công nhận và nổi tiếng. Bí quyết của họ nằm ở sự quyết tâm và kiên trì. Vì nếu không có 2 yếu tố này, chắc hẳn họ đã bỏ cuộc trước khi được công chúng ái mộ như hiện nay.

2. Tự tin vào chính mình

Trước khi bắt đầu làm ca sĩ, bạn phải xác định rõ thế mạnh mà mình đang có là gì? Chất giọng của bạn ra sao? Giọng trầm – cao hay giọng dày – mỏng? Khi đã xác định rõ những thế mạnh của mình, các bạn bắt đầu tự tin, phát huy chúng để thực hiện giấc mơ ca hát. Không ai có thể chịu trách nhiệm với chính giấc mơ và thành công của bạn cả. Vì vậy phải là bạn thì mới có thể thực hiện được những gì bạn muốn. Vậy làm như thế nào bây giờ? Bạn hãy tự tin vào bản thân, tranh thủ mọi cơ hội để được hát trước đám đông hay sân khấu tại trường học, cơ quan, đừng run sợ hay e dè, tự ti khi được là chính mình nhé!

3. Bắt đầu bằng ca khúc bạn hát tốt nhất

Ca khúc được hát tốt nhất thường là những ca khúc bạn đã quá mức quen thuộc về cả giai điệu lẫn ngôn từ trong đó. Hay nói cách khác đây là những ca khúc “tủ”, bạn hãy hát những ca khúc này mỗi khi được biểu diễn hoặc hát hò, điển hình như đi hát karaoke cùng bạn bè, đồng nghiệp. Nếu bài hát đó bạn được khen ngợi nhiều, hãy chuyển sang những bài “tủ” tiếp theo.

4. Định hình được phong cách âm nhạc

Định hình được phong cách âm nhạc là cách để trở thành ca sĩ bắt buộc ai cũng phải làm. Tức là bạn sẽ lần nữa xác định lại điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì để lựa chọn dòng nhạc phù hợp. Điều này có liên hệ quan trọng, lâu dài đến cả sự nghiệp ca hát về sau của bạn bởi vì một khi bạn đã được công chúng biết đến với dòng nhạc nào rồi mà muốn thay đổi thì rất khó. Hơn nữa xác định phong cách âm nhạc còn là cách giúp bạn không bị nhạt nhòa giữa rất nhiều ca sĩ hiện nay. Để làm được điều này, các bạn cần tìm đến một người có chuyên môn cao về âm nhạc để trao đổi và sau đó, họ sẽ đưa ra lời khuyên chân thành nhất cho bạn nhé!

5. Học các khóa thanh nhạc

Tại sao phải học thanh nhạc? Bởi vì để bạn được nổi bật và không bị nhạt nhòa trong lòng khán giả. Một ca sĩ chuyên nghiệp luôn đòi hỏi phải có kỹ năng từ khá trở lên cả về thanh nhạc, vũ đạo, nhạc cụ, kỹ năng trình diễn sân khấu, kỹ năng xử lý tình huống,… Có 3 con đường cho bạn lựa chọn. Nếu tự tin vào khả năng đủ lớn của mình, bạn hãy đăng kí thi tuyển vào trường Nhạc viện, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Quân đội,… Học tập tại những ngôi trường này sẽ tạo ra cho bạn thêm nhiều con đường và cơ hội. Thế nhưng nếu không quá tự tin, bạn hãy “đầu quân” cho các công ty giải trí hoặc các trung tâm âm nhạc. Hai con đường ở phía sau thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong giới trẻ hiện nay.

6. Tìm kiếm ekip hỗ trợ

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải có tập thể” – Đây là đạo lý được vận dụng rất nhiều vào con đường âm nhạc. Bạn không thể nào là một ca sĩ đa năng vì sức khỏe và thời gian của bạn chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Nếu ôm đồm quá nhiều công việc sẽ khiến cho bạn bị sao nhãng vào chuyên môn của mình. Vì vậy bạn cần có một ekip trung thành, hết lòng để nhận – hủy show, sắp xếp lịch diễn, chuẩn bị trang phục, xử lý thông tin cũng như scandal, chăm sóc ăn uống, chăm chút ngoại hình,… Tất cả những công việc này là điều kiện cực kì quan trọng mà bạn phải làm tốt nếu muốn tỏa sáng và thành công. Do đó hãy tìm ngay cho mình một ekip hỗ trợ nhé!

7. Chăm chút về ngoại hình

Đây là cách để trở thành ca sĩ mà bạn nhất định không được bỏ qua vì con đường mà bạn đang và sẽ chuẩn bị theo đuổi được gọi là trở thành người  của công chúng. Mỗi khi xuất hiện bạn cần chăm chút ngoại hình của mình một cách tỉ mỉ theo phong cách riêng của mình. Quay trở về thời điểm xác định mục tiêu theo đuổi, bạn phải biết rõ bản thân của mình có ngoại hình dễ nhìn hay không? Làm ca sĩ không cần phải xinh đẹp như hoa hậu hay xuất sắc như nam vương nhưng ít nhất cần phải ưa nhìn, sáng sủa. Nếu bạn may mắn sở hữu một khuôn mặt chuẩn nét thì vấn đề này không có gì phải lo ngại nữa, mỗi lần xuất hiện bạn chỉ cần chăm chút ngoại hình của mình tinh tế và nổi bật nhất là đủ tự tin rồi nhé!

8. Lựa chọn những bài hát phù hợp để hát

Lựa chọn bài hát phù hợp cũng cách để trở thành ca sĩ ở giai đoạn đầu tiên của bạn. Trước khi có sáng tác riêng cho mình, bạn hãy chọn ra những bài hát phù hợp về chất giọng và sở thích của mình, cũng đừng chỉ chăm chăm vào hát những bài hiện đại đang “Hot” trong top 30, 40 hay những bài mà khi nghe tên hầu hết mọi người đều không biết đến. Cách để trở thành ca sĩ thông minh là bạn hãy kết hợp những bài hát có mới có cũ và tinh tế thay đổi âm sắc, nhịp điệu hoặc nhạc cụ một cách rõ rệt so với bài gốc thì chắc chắn bạn sẽ mang đến được một ngọn gió mới trong lòng người nghe. Có như vậy bạn mới có thể ghi dấu bước đầu thành công trong lòng khán giả.

9. Tận dụng mọi cơ hội hát trước đám đông

Cứ có cơ hội là bạn phải trang thủ hát. Đây là cách để trở thành ca sĩ mà bạn không thể xem nhẹ đâu đấy. Bạn hãy hát thật nhiều, hát càng nhiều càng tốt, dù họp mặt, đi karaoke hay tại buổi tiệc sinh nhật, thôi nôi, đám cưới,… Bạn đều có thể trổ tài ca hát của mình. Đây là cách giúp bạn làm quen với đám đông và tiếng vỗ tay sau khi trình diễn từ khán giả để sau này khi bước vào con đường âm nhạc chính thống được đi biểu diễn khắp các tỉnh thành, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ hay hồi hộp.

10. Xây dựng kế hoạch và mục tiêu hợp lý

Cách để trở thành ca sĩ này vô cùng quan trọng đấy nhé! Kế hoạch và mục tiêu mà bạn đưa ra cần phải có tính khả thi, vừa sức mình nhưng cũng không nên khiêm tốn quá mức kẻo sự nghiệp ca hát của bạn cứ bị dậm chân tại chỗ. Khi xây dựng kế hoạch, bạn cần lường trước sức khỏe, thời gian và quan trọng nhất là lòng quyết tâm của mình. Hãy thiết lập ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn từ các kế hoạch ngắn hạn, bắt đầu từ trình diễn tại trường học, phòng trà,… đừng vì nôn nóng quá mức mà bạn muốn mình trở thành một ngôi sao hạng A trong vòng một vài tháng hay một vài năm ngắn ngủi. Điều này là bất hợp lý và không khả thi đối với những ai muốn xây dựng mục tiêu ngắn hạn cho mình. Phải làm tốt các mục tiêu ngắn hạn thì các mục tiêu lớn lao, lâu dài ở phía sau mới có tính đảm bảo cao hơn.

11. Lập một kênh YouTube

Trước khi thực hiện cách để trở thành ca sĩ này, các bạn cần xác định rõ mình bao nhiêu tuổi để có thể sử dụng mạng xã hội YouTube. Nếu tuổi còn nhỏ mà có tài năng thiên bẩm hơn người, hãy nhờ ba mẹ hoặc những người lớn khác trong nhà giúp các bạn soạn phần nội dung và quay clip. Trong trường hợp bạn đã đủ tuổi tạo tài khoản YouTube hãy đăng lên đấy những clip mà bạn cho là tốt nhất của mình, nội dung trong clip phải đảm bảo tính khác biệt, sáng tạo hoặc ngoại hình của bạn trong clip phải thật sự cuốn hút hơn người thì bạn mới có thể thành công bước đầu trong việc trở thành “ca sĩ trên mạng xã hội”.

12. Tạo mối quan hệ với những người tài giỏi

Những người tài giỏi tại đây là những bậc tiền bối hay những anh chị đã có kinh nghiệm nhất định trong con đường ca hát. Bạn không thể nào tìm một người tài giỏi về kinh doanh để nhận xét về khả năng hát hò của mình được đúng không nào. Những người có chuyên môn về âm nhạc sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên chân thật, bổ ích nhất. Hơn nữa những người này thường đã làm lâu năm trong nghệ thuật nên chắc chắn sẽ có khá nhiều mối quan hệ với các bầu show, ca sĩ kì cựu, nhà sản xuất âm nhạc,… Vì vậy tạo lập mối quan hệ thân thiết đối với những người này sẽ mang đến nhiều cơ hội khó kiếm hơn cho bạn đấy!

13. Kiếm tiền từ giọng hát của bạn

Ca sĩ chuyên nghiệp sau khi trình diễn sẽ được nhận cát xê và bạn hãy tranh thủ những cơ hội ca hát được trả lương tại bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu, ví dụ như phòng trà hay buổi biểu diễn ca nhạc tại trường có treo giải thưởng. Mặc dù số tiền mà bạn kiếm được từ những nơi đây không nhiều nhưng đó là bước đệm đầu tiên giúp bạn tạo động lực lâu dài và khẳng định được với bản thân mình rằng: Tôi có thể kiếm tiền từ công việc ca hát.

14. Học cách tiếp nhận lời khen và sự phê bình

Học cách tiếp nhận lời khen và sự phê bình là cách để trở thành ca sĩ mà hầu như sao hạng A nào cũng làm tốt được. Sau khi xem bạn biểu diễn hay ra mắt MV, chắc chắn sẽ có người khen và kẻ chê, bạn không nào chặn đứng những sự phê bình từ người khác được vì đó là ý kiến riêng của họ. Công việc của bạn là không ngừng nỗ lực để mang đến những sản phẩm âm nhạc mới nhất, có chất lượng cao nhất với khả năng của mình. Nếu có lời khen, hãy lấy đó làm động lực, nhưng nếu có người chê, hãy lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho mình. Bởi vì không phải lời chê nào cũng là ác ý, có đôi lúc sự phê bình, chỉ trích lại khiến bạn nhận ra sự thiếu sót của bản thân để ngày càng tốt hơn nữa.

15. Học cách chấp nhận sự từ chối

Đây là cách để trở thành ca sĩ mà bạn không thể không coi trọng nếu muốn con đường âm nhạc của mình không bị đặt một dấu chấm kết thúc ngay từ khi vừa mới bắt đầu. Rất có thể nhiều công ty giải trí hay nhạc sĩ sẽ từ chối bạn, hãy kiên trì và đừng vội nản lòng bởi vì cánh cửa này đóng lại, đồng nghĩa với việc một cách cửa khác mở ra, bạn nên tiếp tục rèn luyện và tìm đến một lần nữa trong thời gian sau. Sự tiến bộ của bạn chắc chắn lúc đó sẽ được công nhận.

Trên đây là tổng hợp 15 cách để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thành công mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ cho các bạn. Mỗi cách trong đây đều cần có sự nỗ lực và quyết tâm cao độ từ bạn, chỉ cần thực hiện đúng cách và đúng hướng thì thành công trên con đường âm nhạc sẽ không còn ngoài tầm với của bạn nữa. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Video liên quan

Chủ Đề