Công chứng hợp đồng thuê nhà ở đâu

Trước khi trả lời cho câu hỏi hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không, khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về khái niệm cũng như bản chất hợp đồng thuê nhà.

Hợp đồng thuê nhà là loại văn bản đề cập đến vấn đề cho thuê tài sản, ghi lại sự thỏa thuận và nhất trí giữa hai bên về một số điều khoản như sau:

  • Kỳ hạn thuê nhà [theo năm hay theo tháng]
  • Ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê nhà
  • Những điểm cần chú ý trước ngày kết thúc hợp đồng
  • Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không
  • Có “điều khoản phá vỡ hợp đồng” cho phép các bên chấm dứt hợp đồng sau một thời gian nhất định do xảy ra các sự cố hay không
  • Tiền cọc thuê nhà và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng.

Kể từ thời điểm hai bên đặt bút ký vào hợp đồng, bên thuê và bên cho thuê sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận. Ngoài ra, việc chi trả tiền thuê nhà cũng như thời gian trả [theo tháng/quý/năm] cần được khách thuê thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã thoả thuận.

Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, trước khi ký kết hợp đồng thuê nhà, khách hàng cần xác thực thông tin của chủ cho thuê và kiểm tra xem tài sản muốn thuê có đang bị thế chấp hay không, tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình sử dụng. Với tầm quan trọng như vậy, hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của cả người thuê và chủ sở hữu.

>> Bài viết liên quan: Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng thuê nhà có giá trị quan trọng đối với việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tuy vậy, nhiều người dân không nắm rõ luật pháp Việt Nam và cho rằng hợp đồng thuê nhà có phải công chứng.

Thực tế, Bộ luật Dân sự 2015 không có điều khoản yêu cầu hợp đồng thuê nhà phải được công chứng và chứng thực. Luật Nhà ở 2014 cũng đã quy định như sau: “ Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”

Do điều luật này vẫn còn hiệu lực, việc công chứng và chứng thực hợp đồng thuê nhà là không bắt buộc mà tùy vào nhu cầu của hai bên tham gia. Đồng thời, hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý dù không được văn phòng công chứng, chứng thực. 

Tuy nhiên, các bên tham gia thuê nhà có thể đến văn phòng công chứng gần nhất để xác thực văn bản hợp đồng. Nếu các chủ thể không có thoả thuận về thời điểm bắt đầu hiệu lực thì giá trị của hợp đồng thuê nhà có thể tính từ thời điểm hai bên ký kết.

Những rủi ro khi làm hợp đồng thuê nhà không công chứng

Tuy pháp luật không quy định bắt buộc phải có chứng thực, Nhà nước vẫn khuyến khích hợp đồng thuê nhà có cần công chứng, đề phòng nguy cơ chịu tổn thất lớn về mặt lợi ích của các chủ thể nếu rủi ro phát sinh.

Đối với những căn nhà có diện tích lớn và vị trí đắc địa, thuận tiện cho di chuyển và các công việc kinh doanh, các bên giao kết hợp đồng thuê nhà nên cân nhắc việc công chứng để đảm bảo quyền lợi sau này. Thực tế, có nhiều người thuê nhà phải chịu thiệt trong trường hợp gia chủ đòi lại nhà cho thuê trước thời hạn cam kết và đơn phương huỷ hợp đồng.

Hợp đồng sau khi được công chứng có giá trị pháp lý cao, nội dung của hợp đồng sẽ được pháp luật thừa nhận, đảm bảo bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Do đó, nếu có xảy ra tranh chấp cần đến pháp luật can thiệp, hợp đồng đã được chứng thực sẽ là bằng chứng giải quyết một cách công bằng nhất, đặc biệt là trong trường hợp hợp đồng thuê nhà có giá trị lớn.

Kết

Tại Việt Nam, hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các chủ thể cho thuê và bên thuê nhà. Do đó, các bên liên quan nên thảo luận về việc công chứng, chứng thực hợp đồng và tìm hiểu về thủ tục làm công chứng để bảo vệ quyền lợi cá nhân và tránh rủi ro sau này.

Để cập nhật thêm kiến thức hữu ích về việc thuê mua nhà và lĩnh vực bất động sản, khách hàng vui lòng truy cập tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm: 

Thuê nhà và cho thuê nhà là một trong những giao dịch rất phổ biến hiện nay, kéo theo đó là việc hợp đồng thuê nhà được sử dụng thường xuyên. Vậy Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, các nội dung, điều khoản trong hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. “Vậy hợp đồng thuê nhà có cần thiết phải công chứng, chứng thực hay không?“, cùng Top Realty tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khái niệm hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà bản chất là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản. Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:

“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.”

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thuê nhà bao gồm hợp đồng thuê nhà ở, nhà kinh doanh, nhà trọ,…đều là hợp đồng thuê tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 với đối tượng của hợp đồng thuê được xác định cụ thể là nhà.

Hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn, hạn chế được phần nào rủi ro, tranh chấp xảy ra cho các bên.

Hợp đồng thuê nhà có cần thiết phải công chứng không?

Hợp đồng thuê nhà là một văn bản quan trọng, là căn cứ thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy định của pháp luật về hợp đồng thuê nhà cũng như việc thỏa thuận sao cho cân bằng, đảm bảo lợi ích giữa các bên.

  • Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Nhà ở và các quy định khác của pháp luật có liên quan [Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015].
  • Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà, theo đó, vấn đề này được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
  • Đối chiếu với khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, với trường hợp […]; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bên.

Hợp đồng thuê nhà không công chứng có gặp rủi ro không?

Hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, vì vậy, giá trị pháp lý của hợp đồng thuê nhà không phụ thuộc vào việc hợp đồng có được công chứng, chứng thực hay không.

Dù các bên chỉ làm hợp đồng mà không có nhu cầu công chứng, chứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp giá thuê nhà không phải nhỏ đặc biệt khi thuê những ngôi nhà có diện tích lớn, vị trí đẹp để tiện cho việc kinh doanh, các bên khi làm hợp đồng nên xem xét kỹ việc có cần công chứng, chứng thực hợp đồng không.

Hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn, hạn chế được phần nào rủi ro, tranh chấp xảy ra cho các bên.

Đặc biệt, hợp đồng thuê nhà được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu [khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014].

Do đó, dù pháp luật cho phép các bên có quyền lựa chọn công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà hoặc không. Tuy nhiên, để tránh rủi ro các bên nên cân nhắc việc công chứng, chứng thực đối với những hợp đồng có giá trị lớn.

Hồ sơ thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà

Trình tự các bước thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà để thực hiện các thủ tục này một cách chủ động, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Thành phần hồ sơ

  • Phiếu yêu cầu công chứng [theo mẫu văn phòng công chứng].
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật đã quy định phải có.
  • Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, người được “ủy quyền”, gồm bên cho thuê nhà và bên thuê nhà như
  • Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và xuất trình Sổ hộ khẩu.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản nhà tham gia giao dịch, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư…
  • Hợp đồng thuê nhà.

Trình tự, các bước thủ tục công chứng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Để công chứng hợp đồng thuê nhà, người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng và người thuê đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, hợp đồng thuê đất dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng. Nếu giấy tờ trong hồ sơ đảm bảo đầy đủ giấy tờ và các giấy tờ đều hợp lệ thì sẽ nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ thiếu giấy tờ, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn và liệt kê các giấy tờ còn thiếu, yêu cầu bổ sung những giấy tờ còn thiếu sau đó mới tiến hành các thủ tục công chứng.

Bước 3: Soạn thảo hợp đồng giao dịch

Nếu hồ sơ hợp lệ, công chứng viên tiến hành soạn thảo văn bản. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo xong sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật. Sau đó, sẽ chuyển cho các bên đọc lại và sẽ sửa đổi hoặc bổ sung nếu có yêu cầu.

Bước 4: Ký nhận

Các bên sau khi đã đọc lại, nếu hợp đồng soạn thảo không có vấn đề gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng và nộp lệ phí công chứng. Công chứng viên sẽ ký rồi chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả công chứng

Sau khi nộp lệ phí, thù lao công chứng xong, công chứng viên sẽ đưa giấy hẹn để đến lấy kết quả công chứng và nhận bản hợp đồng tại quầy thu ngân trả hồ sơ.

Trên đây là những kiến thức các thủ pháp lý liên quan đến công chứng hợp đồng theo quy định của pháp luật. Dù pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng phải công chứng, tuy nhiên, Top Realty khuyên bạn đọc nên công chứng hợp đồng thuê nhà để tăng tính pháp lý, đảm bảo an toàn và hạn chế tranh chấp, rủi ro không đáng có sau này!

Chúc bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề