Công thức lý thuyết ô tô

"Lý thuyết ô tô" là môn học cơ sở quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Đây là môn học bắt buộc trong các trường đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về động lực học của ô tô khi chuyển động thẳng, chuyển động quay vòng, khi chuyển động trên dốc, khi tăng tốc hoặc phanh; tính kinh tế nhiên liệu; tính ổn định của ô tô; tính năng cơ động của ô tô; dao động của ô tô, … Đây là những kiến thức cơ sở làm nền tảng giúp sinh viên nhiên cứu, học tập những môn học khác như: Kết cấu và tính toán ô tô, Cấu tạo ô tô, … Tùy theo chương trình đào tạo của từng trường, môn học "Lý thuyết ô tô" được thực hiện với các thời lượng khác nhau. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định là đơn vị đào tạo cử nhân, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô có truyền thống và uy tín từ hơn bốn mươi năm nay. Thực hiện chủ trương cải cách và đổi mới đào tạo của Đảng và Nhà nước, Nhà trường đã tổ chức chỉnh sửa...

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA: CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LÝ THUYẾT Ô TÔ

1. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Nguyễn Trí Nguyên        

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ.

Thời gian, địa điểm làm việc: 3 năm giảng dạy tại bộ môn Công nghệ Ô tô, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ.

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Công nghệ Ô tô, Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐH Nông Lâm Tp. HCM.

Điện thoại: Cơ quan: [08]38965970,

Các hướng nghiên cứu: Khí động học ô tô, điều khiển tự động ô tô.

Thông tin về trợ giảng

2. Thông tin về môn học:

- Tên môn học: Lý thuyết ô tô

- Mã môn học: 207712.

- Số tín chỉ: 2

- Môn học: bắt buộc

- Các môn tiên quyết: Cấu tạo truyền động ô tô.

- Các môn kế tiếp: Kiểm định và chẩn đoán ô tô.

- Các yêu cầu đối với môn học:

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 30 tiết

+ Làm bài tập trên lớp:

+ Thảo luận:

+ Thực hành, thực tập:

+ Hoạt động theo nhóm [tiểu luận]:

+ Tự học:

- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Công nghệ ô tô, Khoa Cơ khí – Công nghệ

3. Mục tiêu của môn học:

Nhằm cung cấp cho sinh viên:

Những phương pháp và công cụ để khảo sát đặc tính động học và động lực học chuyển động của ô tô.

Những cơ sở lý thuyết cho các học phần chuyên ngành khác như: Thí nghiệm và kiểm định ô tô, tự động điều khiển ô tô vv…

4. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học bao gồm các vấn đề về khảo sát động học và động lực học chuyển động thẳng quay vòng và phanh ô tô, khảo sát hiện tượng dao động, ổn định và đánh giá tính kinh tế nhiên liệu của ô tô. Môn học là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng động lực học chuyển động của ô tô, cho những ứng dụng trong vận hành và khai thác cũng như trong tính toán thiết kế động học và động lực học cho những mẫu xe mới.

5. Nội dung chi tiết môn học:

Ch­¬ng 1: Các nguồn năng lượng trên ô tô

1.1 Những yêu cầu đối với động cơ

1.2 Các đặc tính của động cơ xăng

1.3 Các đặc tính của động cơ diesel

1.4 Đặc tính lý tưởng của động cơ dùng trên ô tô

Ch­¬ng 2:     Sự truyền năng lượng trên ô tô

2.1 Sơ đồ động học hệ thống truyền lực các loại ô tô

2.2 Sự truyền năng lượng trong hệ thống truyền lực thuần cơ khí                       

Ch­¬ng 3:  Cơ học lăn của bánh xe

3.1 Các loại bán kính bánh xe

3.2 Động học lăn của bánh xe không biến dạng

3.3 Động lực học chuyển động của bánh xe

3.4 Sơ đồ truyền năng lượng từ bánh xe tới mặt đường

3.5 Sự trượt của bánh xe

3.6 Đặc tính trượt của bánh xe khi kéo và khi phanh

3.7 Biến dạng của bánh xe đàn hồi khi chịu tác dụng của lực ngang – góc lệch hướng

Ch­¬ng 4:     Cơ học chuyển động của ô tô

4.1 Các lực tác dụng lên ô tô trong trường hợp tổng quát

4.2 Phương trình cân bằng lực kéo

4.3 Phương trình cân bằng công suất

4.4 Phương trình động lực học chuyển động của ô tô

4.5 Đồ thị cân bằng lực kéo, đồ thị cân bằng công suất và đồ thị đặc tính động lực học của ô tô

4.6 Ứng dụng để xác định thông số động lực học chuyển động của ô tô            

Ch­¬ng 5:     Xác định các thông số cơ bản của hệ thống động lực ô tô

5.1 Xác định công thức danh định của ô tô

5.1.1 Theo phương pháp lựa chọn thực nghiệm

5.1.2 Theo tính toán

5.2 Xác định tỷ số truyền cực đại và cực tiểu của hệ thống truyền lực

5.3 Phân phối tỷ số truyền trong hộp số

5.4 Lựa chọn tỷ số truyền của truyền lực chính     

Ch­¬ng 6:     Tính kinh tế nhiên liệu ô tô

6.1 Các chỉ tiêu kinh tế nhiên liệu của ô tô

6.2 Đặc tính tiêu hao nhiên liệu của ô tô khi chuyển động ổn định

6.3 Đặc tính tiêu hao nhiên liệu của ô tô khi chuyển động không ổn định

Ch­¬ng 7: Phân bố tải trọng pháp tuyến – khả năng bám và tính ổn định của ô tô

7.1 Phân bố tải trong và khả năng bám của ô tô

7.2 Ổn định ô tô trong trường hợp chuyển động lên và xuống dốc

Ch­¬ng 8:     Tính năng cơ động của ô tô

8.1 Ảnh hưởng của các thông số hình học

8.2 Khả năng cơ động của xe có cầu trước điều khiển

8.3 Ảnh hưởng của hiệu suất riêng vi sai tới tính cơ động của xe

Ch­¬ng 9:     Phanh ô tô

9.1 Lực phanh và mô men phanh cần thiết trên ô tô

9.2 Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh

9.3 Ổn định khi phanh

9.4 Phanh chống hãm cứng [ABS] và khả năng nâng cao hiệu quả và ổn định khi phanh

Ch­¬ng 10:Quay vòng ô tô

10.1 Động học và động lực học ô tô khi quay vòng

10.2 Các đặc tính quay vòng của ô tô và các yếu tố ảnh hưởng

10.3 Ổn định chuyển động của ô tô khi quay vòng                                                            

Ch­¬ng 11:  Dao động ô tô

11.1 Các chỉ tiêu về độ êm dịu chuyển động của ô tô

11.2 Sơ đồ dao động tương đương của ô tô                                               

6. Học liệu:

Học liệu bắt buộc: Nguyễn Trí Nguyên, Lý thuyết ô tô, ĐH Nông Lâm Tp.HCM

Học liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Hữu Cẩn [cb] – Lý thuyết ô tô máy kéo – NXBKHKT – 2003.

[2] Nguyễn Nước - Lý thuyết ô tô – NXBKHKT – 2002.

7. Hình thức tổ chức dạy học:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng

Lên lớp

Thực hành thí nghiệm, thực hành giáo trình, rèn nghề

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Chương 1: Các nguồn năng lượng trên ô tô

2 tiết

2

Chương 2: Sự truyền năng lượng trên ô tô

2 tiết

2

Chương 3: Cơ học lăn của bánh xe

3 tiết

3

Chương 4: Cơ học chuyển động của ô tô

4 tiết

4

Chương 5: Xác định các thông số cơ bản của hệ thống động lực ô tô

3 tiết

3

Chương 6: Tính kinh tế nhiên liệu ô tô

2 tiết

2

Chương 7: Phân bố tải trọng pháp tuyến – khả năng bám và tính ổn định của ô tô

3 tiết

3

Chương 8: Tính năng cơ động của ô tô

2 tiết

2

Chương 9: Phanh ô tô

3 tiết

3

Ch­¬ng 10:Quay vòng ô tô

3 tiết

3

Chương 11:  Dao động ô tô

3 tiết

3

Tổng

30

8. Chính sách đối với môn học:

Sinh viên phải phải đến lớp học lý thuyết theo qui định [dự lớp tối thiểu 80% thời gian].

9. Phương thức, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học:

Thang điểm 10

9.1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

9.2 Kiềm tra đánh giá định kỳ:

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: 4 điểm

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: 6 điểm

9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:

9.4 Lịch thi, kiểm tra:

Giảng viên                Duyệt Chủ nhiệm bộ môn                          Thủ trưởng đơn vị đào tạo

Số lần xem trang: 13540
Điều chỉnh lần cuối:

Chủ Đề