Công việc nào sau đây thể hiện vai trò thu nhận thông tin của nhà quản trị

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử lí thông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kế hoạch..

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo [quản trị viên cao cấp] nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

Quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

  1. Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
    1. Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
    2. Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
    3. Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
  2. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
    1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
    2. Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
    3. Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
  3. Vai trò quyết định:
    1. Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
    2. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
    3. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
    4. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như không thể nào

Theo Robert L. Katz, nhà quản trị cần có 3 kỹ năng:

  1. Kỹ năng kỹ thuật [kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ]: là năng lực áp dụng các phương pháp, quy trình và kỹ thuật cụ thể trong 1 lĩnh vực, chuyên môn nào đó; là khả năng thực hiện 1 công việc nhất định thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
  2. Kỹ năng nhân sự: liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển nhân sự; là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong mối quan hệ với những người ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.
  3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy: nhà quản trị cần xây dựng phương pháp tư duy chiến lược để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn với những bất trắc, de dọa từ môi trường kinh doanh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_quản_trị&oldid=67104258”

1.Mục đích của quá trình quản trị là: A. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các nguồn nhân tài, vật lực của tổ chức xB. Làm cho hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao C. Làm cho hoạt động của tổ chức hướng về mục tiêu D. Dẫn hoạt động của tổ chức đi đen những kết quả mong muốn 2.Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là: xA. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát B. Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính C. Kỹ thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh D. Lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp, tuyển dụng nhân lực, kiểm tra 3.Khi nói về quản trị [QT], ta không nên hiểu: A. QT là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu sao cho đạt hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác B. QT bao gồm những chức năng cơ bản, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát xC. Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó D. QT gắn liền với hiệu quả vì nếu không quan tâm đến hiệu quả, người ta chẳng cần phải QT Phát biểu nào sau đây chưa chính xác: A. Hiệu quả của một quá trình quản trị cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí B. Hiệu quả của một quá trình quản trị thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được C. Hiệu quả của một quá trình quản trị cao có nghĩa là chi phí đã bỏ ra là thấp nhất xD. Hiệu quả của một quá trình quản trị tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra cho quá trình ấy Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hầu như người ta quản trị mà chẳng quan tâm đến hiệu quả, đó là vì: A. Năng suất lao động của chúng ta quá cao, không cần phải quan tâm đến các chi phí nữa B. Mọi người đều làm chủ tập thể, nên hiển nhiên đạt hiệu quả cao C. Người ta chưa được học quản trị nên không biết hiệu quả là gì xD. Mọi ngưồn lực cho đầu vào và việc giải quyết đầu ra hầu như đã được nhà nước lo liệu rất đầy đủ Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức: A. Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt B. Một tổ chức có nhiều thành viên C. Một tổ chức có mot cơ cấu mang tính hệ thống xD. Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty Nhà quản trị không phải là: A. Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí và mang những trách nhiệm khác nhau xB. Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác C. Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu D. Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành Người ta phân biệt kỹ năng của một người quản trị gồm: A. Hoạch định, tổ chưc, điều khiển, và kiểm tra B. Kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, và nhân sự xC. Kỹ thuật, nhân sự, và tư duy D. Điều hành, chỉ huy và lãnh đạo Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị: A. Hoạt động quản trị thể hiện rõ nét và đầy đủ ở các doanh nghiệp B. Ở các cơ quan quản lý nhà nước như các cơ quan Bộ, Sở, Tổng Cục, Ủy ban, hiển nhiên có hoạt động quản trị xC. Ở các trường học thì có hoạt động quản trị, còn ở các bệnh viện thì không vì ở đây chỉ làm công việc cứu người D. Trong một đội đá banh, một đội bóng chuyền, người ta vẫn thấy có hoạt động quản trị diễn ra Tại sao các tổ chức Mỹ áp dụng chế độ “Cá nhân quyết định và chịu trách nhiệm"? A. Vì người Mỹ thường ít sợ trách nhiệm B. Vì tập quán của người Mỹ xC. Vì họ coi trọng yếu tố cá nhân trong tập thể D. Để gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm Vì sao các tổ chức người Nhật [và cả các tổ chức Việt Nam] thường đề bạt cán bộ chậm? A. Vì tập quán người Nhật [và Việt Nam] xB. Vì để đảm bảo sự chắc chắn C. Vì họ [và cả Việt Nam] thừa cán bộ D. Vì họ [và cả VN] tuyển dụng nhân viên làm việc suốt đời nên không cần đề bạt nhanh Phát biểu nào sau đây không đúng trong một tổ chức: A. Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan trọng, tức nhà quản trị cấp cao thì không đòi hỏi phải có kỹ năng về các chuyên môn nghiệp vụ cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở B. Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng tư duy càng cần phải cao, tức nhà quản trị cấp cao nhất thiết phải có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhận định, đánh giá cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở C. Các nhà quản trị cấp cơ sở cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp giữa vì họ phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ xD. Nhà quản trị cấp giữa cần có kỹ năng nhân sự cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở vì họ phải vừa tiếp xúc với cấp trên, vừa tiếp xúc với cấp dưới Phát biểu sau đây về mô hình tổ chức là sai: A. Một Cty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, ta gọi đó là tổ chức theo chức năng B. Một Cty có Tổng Giám đốc Cty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, ta gọi đó là tổ chức theo sản phẩm C. Một Cty có Tổng Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hang xD. Một Cty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt động Hoạch định giúp nhà quản trị những lợi ích chính sau đây, ngoại trừ: A. Tư duy tốt các tình huống quản trị B. Phối hợp các nguồn lực hữu hiệu hơn C. Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp xD. Sẵn sàng né tránh những thay đổi của môi trường bên ngoài Mục tiêu thường có các yêu cầu dưới đây, ngoại trừ: xA. Đảm bảo tính liên tục và mục tiêu sau phải phủ định mục tiêu trước B. Phải rõ ràng và tiên tiến C. Xác định rõ thời gian thực hiện. D. Nên có tính định lượng Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây không thuộc chức năng điều khiển của người quản trị: xA. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên B. Sắp xếp, phân công các nhân viên đã tuyển dụng C. Động viên nhân viên D. Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn Nguồn gốc của uy tín lãnh đạo không thể là: A. Do quyền lực hợp pháp B. Do phẩm chất cá nhân lãnh đạo C. Do khả năng của người lãnh đạo xD. Do sự tuyên bố của người lãnh đạo Có phải kiểu cơ cấu tổ chức hỗn hợp [Trực tuyến – Chức năng] là hợp lý nhất cho mọi tổ chức? A. Phải B. Không xC. Tùy theo mỗi tổ chức D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm sau đây: A. Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định B. Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng C. Chỉ phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ, cần chấn chỉnh nhanh xD. Khá thu hút người khác tham gia ý kiến Chức năng kiểm tra trong quản trị sẽ mang lại tác dụng là: xA. Đánh giá được toàn bộ quá trình quản trị và có những giải pháp thích hợp B. Làm nhẹ gánh nặng cho cấp chỉ huy, dồn việc xuống cho cấp dưới C. Qui trách nhiệm được những người sai sót D. Cấp dưới sẽ tự nâng cao trách nhiệm hơn vì sợ bị kiểm tra và bị phát hiện ra các bê bối Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức: A. Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt B. Một tổ chức có nhiều thành viên C. Một tổ chức có mot cơ cấu mang tính hệ thống xD. Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị, liên quan đến các hoạt động: A. Giải tán bộ máy tổ chức và thành lập nên các bộ phận mới trong tổ chức một cách định kỳ xB. Xác lập các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệmvà quyền hạn giữa các bộ phận C. Định kỳ thay đổi vai trò của những người quản trị và những người thừa hành D. Sa thải nhân viên cũ và tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn Khi bàn về động viên trong quản trị, lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng: A. Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc B. Người có bản chất Y là loại nguời ham thích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc C. Cần phải tìm hiểu, phân loại bản chất của công nhân để sa thải dần công nhân bản chất X, thay thế dần chỉ toàn những công nhân có bản chất Y xD. Biện pháp động viên cần thích hợp với bản chất con người Phân cấp quản trị là: A. Sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị cấp trên cho các nhà quản trị cấp dưới B. Duy trì quyền hạn của những nhà quản trị cấp trên C. Giao hết cho các cấp dưới quyền hạn của mình xD. Sự chia đều quyền hạn giữa các nhà quản trị với nhau Hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau ở những yếu tố sau đây, ngoại trừ một yếu tố không thật chính xác, đó là: xA. Con người thực hiện B. Thời hạn C. Khuôn khổ, phạm vi D. Mục tiêu Quyết định tập thể có những ưu điểm sau đây, ngoại trừ: xA. Nhanh chóng và dễ dàng hơn quyết định cá nhân B. Kiến thức và thông tin đầy đủ hơn C. Tăng cường tinh hợp pháp D. Giải pháp được nhiều người chấp nhận hơn Trong khi nghiên cứu cơ sở của lý thuyết tâm lý xã hội về sự động viên, người ta không thấy có: xA. Dạy cho công nhân hiểu về tâm lý và sự tác động của nó đối với năng suất lao động B. Sự thừa nhận nhu cầu xã hội của công nhân, và tạo điều kiện cho con người lao động cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung C. Nên cho người lao động tự do hơn để quyết định những gì liên quan đến công việc được giao D. Sự quan tâm nhiều hơn đến các nhóm không chính thức Cơ sở để thiết kế bộ máy tổ chức sẽ không nhất thiết đòi hỏi phải là: A. Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp B. Môi trường vĩ mô, vi mô và công nghệ của doanh nghiệp C. Các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực xD. Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức ở những tổ chức khác tương tự với mình Các tổ chức ở nước Nhật thường có khuynh hướng sử dụng chế độ tuyển dụng suốt đời vì: A. Để nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động B. Để có biên chế ổn định C. Để giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên xD. Để tạo bầu không khí tâm lý tập thể, lành mạnh, tin tưởng trong nhân viên Tại sao các tổ chức ở Mỹ, Châu Âu có khuynh hướng chỉ tuyển dụng ngắn hạn? A. Để đổi mới nhân viên B. Để giảm thiểu chi phí khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngưng hoạt động C. Để tạo động lực thúc đẩy nhân viên cố gắng làm tốt công việc xD. Cả ba đáp áp trên đều sai Phương pháp động viên theo lý thuyết của Taylor không đề cập đến: xA. Dạy công nhân cách làm việc tốt nhất B. Đôn đốc theo dõi công nhân làm việc C. Gợi ý để công nhân tự suy nghĩ ra cách làm việc D. Kích thích kinh tế bằng tiền lương, tiền thưởng Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hầu như người ta quản trị mà chẳng quan tâm đến hiệu quả, đó là vì: A. Năng suất lao động của chúng ta quá cao, không cần phải quan tâm đến các chi phí nữa B. Mọi người đều làm chủ tập thể, nên hiển nhiên đạt hiệu quả cao C. Người ta chưa được học quản trị nên không biết hiệu quả là gì xD. Mọi ngưồn lực cho đầu vào và việc giải quyết đầu ra hầu như đã được nhà nước lo liệu rất đầy đủ Nói về cấp bậc quản trị, người ta chia ra: A. Hai cấp: cấp quản trị và cấp thừa hành B. Ba cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, và cấp thực hiện xC. Ba cấp: cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở D. Bốn cấp: cấp cao, cấp giữa, cấp cơ sở và cấp thấp Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về kỹ năng của người quản trị: A. Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể; nói cách khác, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị B. Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong tổ chức, dù đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang hàng, hay cấp trên C. Kỹ năng tư duy là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được xD. Đã là người quản trị, ở bất cứ vị trí nào, loại hình tổ chức hay doanh nghiệp nào, thì tất yếu phải có cả ba kỹ năng kỹ thuật, nhân sự và tư duy như nhau Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các kỹ năng trong một tổ chức: A. Ông Giám đốc bệnh viện cần phải giỏi về chuyên môn hơn ông bác sĩ trưởng khoa thần kinh thì mới chỉ huy được khoa này xB. Ông Trưởng Phòng Hành chánh cần nhận ra những điểm chưa chuẩn xác trong lối soạn thảo văn bản của nhân viên soan thảo văn thư C. Ông Trưởng Phòng KD cần có kỹ năng giao tế nhân sự tốt hơn ông Trưởng Phòng Kỹ thuật vì phải tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày D. Ông giám đốc tài chính không cần biết về nghiệp vụ kế toán vì đã có nhân viên kế toán dưới quyền lo về việc sổ sách kế toán Hành động sau đây của một người thư ký mang tính chất là một công việc hoạch định: A. Soạn thảo văn bản xB. Sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách tuần sau cho Giám đốc C. Đánh máy bản kế hoạch cho ông Giám đốc D. Chép lại những mục tiêu và biện pháp thực hiện trong năm tới tư băng ghi âm do ông Giám đốc đọc Uy tín thật và uy tín giả của người lãnh đạo có điểm chung là: A. Cùng xuất phát từ quyền lực và chức vụ hợp pháp của người lãnh đạo xB. Cùng là một sự ảnh hưởng đến người khác C. Cùng gây sự tôn trọng và kính trọng nơi người khác D. Cùng do phẩm chất và giá trị cá nhân của người lãnh đạo quyết định nên Trong các yếu tố môi trường vĩ mô sau đây, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến một tổ chức? A. Các yếu tố kinh tế B. Các yếu tố chính trị và chính phủ C. Các yếu tố khác A và B xD. Tùy theo mỗi tổ chức Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Tầm hạn quản trị: A. Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản trị, trình độ nhân viên, độ ổn định của công việc B. Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên dưới quyền mà nhà QT có thể điều khiển một cách tốt nhất C. Tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một doanh nghiệp xD. Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên dưới quyền [kể cả những người trực thuộc những người này, nếu có] mà nhà QT có thể điều khiển một cách tốt nhất Phát biểu nào sau đây liên quan với các kỹ năng của người quản trị là không chính xác: A. Ông Giám đốc Công ty hiểu biết về nghiệp vụ tài chính kế toán thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta B. Ông Trưởng Phòng Hành chánh có quan hệ tốt với mọi người trong công ty và được mọi người yếu mến thì ta gọi đó là kỹ năng nhân sự của ông ta xC. Ông Trưởng Phòng kinh doanh có nhận định đúng đắn và kịp thời về việc không thể tổ chức đưa hàng đến bán ở Nha Trang trong dịp hè năm nay như đãdự kiến thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta D. Chị Tổ trưởng Tổ thư ký đã kịp thời nhận thấy có vấn đề gì đó bất thường trong cách soạn thảo một văn bản của nhân viên đười quyền thì ta gọi đó là kỹ năng tư duy của chị ta Ở thời kỳ hội nhập các lý thuyết quản trị, người ta tiếp cận các khảo hướng sau đây, ngoại trừ: A. Quá trình xB. Tất nhiên C. Ngẫu nhiên D. Hệ thống Không nên hiểu Văn hóa của tổ chức: A. Là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tập thể chứ không phải trong một cá nhân xB. Chỉ là một từ ngữ mô tả C. La một tổ chức có văn hóa D. Có liên quan đến cách nhận thức của các thành viên đối với tổ chức, bất kể là ho yêu hay ghét tổ chức đó Có lẽ không nên hiểu uy tín lãnh đạo thực sự là: xA. Khả năng làm cho người khác chịu làm việc B. Khả năng ảnh hưởng đến người khác C. Khả năng cảm hóa người khác D. Khả năng làm cho người khác tuân phục và tin tưởng một cách tự nguyện Trong một quá trình quản trị, người thừa hành là: xA. Người trực tiếp làm một công việc hay một nhiệm vụ, và không có trách nhiệm trông coi công việc của những người khác. B. Người chỉ cần thừa hành những mệnh lệnh của cấp trên. C. Người đừng quan tâm đến công việc của người khác. D. Người chấp hành thực hiện tất cả các ý kiến của mọi người khác. Các vai trò thông tin của một người quản trị sẽ không bao gồm: A. Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị mình. xB. Vai trò giữ bảo mật tất cả những thông tin nhận được. C. Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan D. Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan trong cùng đơn vị. Cần hiểu chức năng kiểm tra của người quản trị là: A. Sự điều chỉnh những mong muốn cho phù hợp với khả năng thực tế diễn ra. B. Sự theo sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành. C. Sự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra và so sánh với kế hoạch đặt ra, rút kinh nghiệm. xD. Cả A, B và C Phát biểu nào sau đây đúng: A. Khi nói về kết quả của một quá trình quản trị thì cũng có nghĩa là nói về hiệu quả của quá trình đó xB. Hiệu quả của một quá trình quản trị chỉ đầy đủ ý nghĩa khi nó hàm ý so sánh kết quả với chi phí bỏ ra trong quá trình quản trị đó C. Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản trị là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó D. Khi kết quả của một quá trình quản trị rất cao, thì hiển nhiên hiệu quả của quá trình đó cũng rất cao Có thể nói "hoạt động quản trị là hoạt động có từ khi xuất hiện loài người trên trái đất, nhưng lý thuyết quản trị lại là sản phẩm của xã hội hiện đại". Câu này có thể được hiểu như sau: A. Không cần có lý thuyết quản trị, người ta vẫn có thể quản trị được xB. Lý thuyết quản trị ra đời là một tất yếu đối với xã hội loài người vốn từ lâu đã có hoạt động quản trị C. Lý thuyết quản trị chẳng qua là một sự sao chép những hoạt động quản trị vốn có trong xã hội loài người D. Hoạt động quản trị là nội dung, còn lý thuyết quản trị chỉ là hình thức mà thôi Có thể hiểu thuật ngữ "Quản trị" như sau: A. Quản trị là quá trình quản lý B. Quản trị là sự bắt buộc người khác hành động C. Quản trị là tự mình hành động hướng tới mục tiêu bằng chính nổ lực cá nhân xD. Quản trị là phương thức làm cho nhiệm vụ và tổ chức của nhà quản trị đạt mục tiêu bằng và thông qua những người khác Quản trị bằng mục tiêu [MBO] không đòi hỏi các yêu cầu sau: A. Sự cam kết của quản trị viên cao cấp và sự hợp tác của các thành viên để xây dựng mục tiêu chung B. Sự cam kết của các thành viên sẵn sàng tuân thủ mọi mệnh lệnh của nhà quản trị C. Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản xD. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát định kỳ việc thực hiện mục tiêu của nhân viên Hãy chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng: A. Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả B. Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị xC. Thời xa xưa, người ta chẳng cần quan tâm đến quản trị vì tài nguyên chưa khan hiếm, sức người không những sẳn có mà còn dư thừa D. Người ta quan tâm đến quản trị là vì muốn phối hợp các nguồn nhân, tài, vật lực một cách hiệu quả

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề