Cso bao nhiêu bộ luật phân biệt chủng tộc năm 2024

TPO - Việt Nam tham gia Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc [CERD] từ năm 1982 và đã bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD. Phiên bảo vệ báo cáo quốc gia lần thứ năm của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 29 và 30/11 tại Geneva [Thuỵ Sĩ].

Công ước CERD

Ra đời từ năm 1965, Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc [CERD] là công ước lên án nạn phân biệt chủng tộc và xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết, và không trì hoãn các chính sách nhằm loại trừ những hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số.

Đây là một trong năm công ước quốc tế cơ bản của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn.

Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và đã bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012.

Đây là cơ hội để Việt Nam tuyên truyền về những thành tựu bảo vệ nhân quyền, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số và người nước ngoài ở Việt Nam, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Phiên bảo vệ báo cáo quốc gia lần thứ năm thực thi Công ước CERD [gọi tắt là CERD 5] của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 29 và 30/11 tại Geneva [Thuỵ Sĩ].

Nội dung báo cáo CERD 5 của Việt Nam

CERD 5 là báo cáo về các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác, và kết quả triển khai các biện pháp đó trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 nhằm bảo vệ quyền con người, chống các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc tập trung vào người dân tộc thiểu số và người nước ngoài ở Việt Nam.

Báo cáo tập trung vào các nội dung chính bao gồm:

  • Khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam về các dân tộc thiểu số như đã được ghi rõ trong Điều 5, Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định nghĩa và chống phân biệt chủng tộc tại Điều 1 Công ước CERD
  • Chia sẻ những thành tựu của Việt Nam trong công tác dân tộc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023. Trong giai đoạn 2013 - 2019, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật trong công tác đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ngôn ngữ, chữ viết… giúp Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế có cái nhìn toàn diện hơn về Việt Nam.
  • Khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước qua những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung, và những nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng.

Báo cáo cũng đề cập đến kết quả thực hiện các cam kết cấm và xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của người dân tộc thiểu số và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, đặc biệt trong việc thụ hưởng những quyền được nêu tại Điều 5 Công ước CERD.

Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc hoặc kích động thù hằn dân tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc [theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động,…].

Ra đời từ năm 1965, Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc [CERD] lên án nạn phân biệt chủng tộc và xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và không trì hoãn các chính sách nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số.

Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và từ đó đến nay, luôn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã và đang thực hiện nghiêm túc các nội dung của Công ước CERD; đồng thời thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.

Quy trình xây dựng Báo cáo quốc gia

Việt Nam đã bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo của quốc gia thành viên, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước và soạn thảo, chuẩn bị Báo cáo quốc gia CERD 5.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Quyết định thành lập Tổ soạn thảo Báo cáo quốc gia gồm 26 thành viên là đại diện các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và phê duyệt kế hoạch xây dựng Báo cáo quốc gia.

Sau một thời gian tích cực xây dựng, Việt Nam đã gửi Báo cáo CERD 5 đến Uỷ ban Công ước và được xếp lịch bảo vệ tại kỳ họp thứ 111 của Uỷ ban [tháng 11-12/2023].

Bà Trần Chi Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Uỷ ban Dân tộc cho biết, báo cáo được xây dựng toàn diện trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cơ quan Đảng, Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân.

Trong Báo cáo CERD 5 tập trung thể hiện kết quả Việt Nam thực thi Công ước CERD từ năm 2013 - 2019, cụ thể là các nội dung: Hệ thống pháp luật Việt Nam và các thiết chế bảo đảm, thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam; Định nghĩa phân biệt chủng tộc và đánh giá sự phù hợp của định nghĩa phân biệt chủng tộc trong các điều luật của Việt Nam; Vai trò quan trọng của công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trong việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Kết quả thực hiện các cam kết cấm và xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam; Các biện pháp đảm bảo cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam không phải chịu bất cứ hành động phân biệt chủng tộc.

Hiện nay, Uỷ ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, tổng hợp, cập nhật thông tin về các thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời triển khai công tác tuyên truyền về Báo cáo quốc gia CERD 5.

Với những nội dung phải làm rõ để bảo vệ trước Uỷ ban Công ước, có thể khẳng định, Báo cáo quốc gia CERD 5 sẽ cung cấp cho cộng đồng quốc tế những biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác mà Việt Nam đã xây dựng, triển khai và kết quả tổ chức thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 nhằm bảo vệ quyền con người, chống các hành vi kỳ thị, phân biệt về chủng tộc tập trung vào người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Thông qua Báo cáo CERD 5 được trình bày và bảo vệ tại Uỷ ban Công ước cũng là cơ hội để tuyên truyền sâu rộng với cộng đồng quốc tế về những thành tựu thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người cho người dân tộc thiểu số ở một quốc gia đa sắc màu dân tộc như Việt Nam; nhận diện các khó khăn, thuận lợi trong thực hiện Công ước trong giai đoạn 2013 - 2019 và định hướng triển khai trong tương lai.

Bên cạnh đó, Báo cáo CERD 5 còn là tài liệu quảng bá hình ảnh Việt Nam, giới thiệu ra thế giới những thành quả trong hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam, công tác xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; đồng thời là diễn đàn để đấu tranh ngoại giao, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Học tập kinh nghiệm đối thoại và bảo vệ Báo cáo quốc gia

Năm 2022, Đoàn công tác của Bộ, ngành Trung ương do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn đã có chuyến học tập kinh nghiệm đối thoại và bảo vệ Báo cáo quốc gia tại Ủy ban Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tại Thụy Sĩ.

Tại Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva [Thuỵ Sĩ], Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Shepherd Verene Albertha - Chủ tịch Ủy ban Công ước và bà Chủ tịch Ủy ban đã bày tỏ vui mừng trước những thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của người dân tộc thiểu số.

Đoàn công tác đã dự thính các phiên bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia của Botswana, Georgia tại Khóa họp thứ 108 của Ủy ban Công ước CERD; làm việc song phương với Ban Thư ký Ủy ban Công ước CERD do ông Marie Joseph Ayissi - Trưởng Ban Thư ký làm Trưởng đoàn; làm việc song phương với đoàn bảo vệ Báo cáo quốc gia của Jamaica.

Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ

Chuyến công tác này là cơ hội để Việt Nam tuyên truyền những thành tựu trong việc bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số và người nước ngoài ở Việt Nam, qua đó tranh thủ sự ủng hộ cũng như thiện chí của Ủy ban Công ước CERD, Ban Thư ký Ủy ban và các quốc gia thành viên đang bảo vệ tại Ủy ban đối với Việt Nam nhằm chuẩn bị cho phiên bảo vệ chính thức của Việt Nam tại Ủy ban Công ước CERD vào cuối năm 2023./.

Chủ Đề