Ct3a mễ trì thượng bàn giao năm bao nhiêu năm 2024

Những hộ dân đã ký hợp đồng mua chung cư CT 5A Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2007 đang rất bức xúc vì chưa được bàn giao. Nhà chưa xong, chủ đầu tư lại đòi tăng giá khiến họ “đứng ngồi không yên”, nhiều hộ không biết lấy tiền đâu ra để trả…

Những hộ dân đã ký hợp đồng mua chung cư CT5A Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2007 đang rất bức xúc vì chưa được bàn giao. Nhà chưa xong, chủ đầu tư lại đòi tăng giá khiến họ “đứng ngồi không yên”, nhiều hộ không biết lấy tiền đâu ra để trả…

Ct3a mễ trì thượng bàn giao năm bao nhiêu năm 2024
Ảnh minh họa nguồn Internet

"Dài cổ" chờ nhà

Theo sự kiến nghị của các hộ dân, năm 2007, họ ký hợp đồng mua nhà chung cư của Cty CP Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội thuộc TCty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội mức giá dao động trong khoảng 7,8 triệu đồng (đ)/m2 đến 8,15 triệu đ/m2, thời gian giao nhà là quý III năm 2008; phía Cty cũng đã thu trước số tiền 30% giá trị hợp đồng, nếu đến thời hạn mà chưa bàn giao được nhà thì sẽ chịu phạt.

Đến năm 2008, Cty chưa bàn giao được nhà cho khách hàng, các hạng mục vẫn đang còn xây dựng dang dở. Sau khi thu tiền đợt I 30%, 70% còn lại Cty không thu mà kéo dài, không giải thích lý do chậm tiến độ, và những vướng mắc, phát sinh mới.

Đến tháng 11/2012, Cty thông báo sẽ tăng giá bán các căn hộ chung cư CT5A từ 8,15 triệu đ/m2 đến 21 triệu đ/m2. Người mua đã vài lần họp với Cty; thậm chí, đã phản đối, kiến nghị bằng nhiều văn bản, chủ đầu tư đã điều chỉnh mức giá xuống còn 18,39 triệu đ/m2 nhưng khách hàng vẫn không chấp thuận tuy sẵn sàng chia sẻ khó khăn, thương thảo với phía Cty để có mức gia hợp lý hơn.

Quyền lợi khách hàng đang bị xâm hại?

Bà Lê Thị Kim Yến- Trưởng Ban quản lý dự án Mễ Trì thuộc Cty CP Kinh doanh phát triển nhà và Đô Thị Hà Nội - cho biết, đúng là phía Cty có ký hợp đồng nhượng bán nhà chung cư năm 2007 với mức giá như khách hàng đã phản ánh. Việc không bàn giao nhà đúng thời hạn vì năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn, giá cả "leo thang", vật liệu tăng đột biến đã phải tạm ngừng thi công, năm 2009 đến nay tiếp tục thi công và đang hoàn thiện.

Cty có đề xuất tăng giá và được UBND TP.Hà Nội chấp thuận mức giá là 23,98 triệu đ/m2, rồi xuống 21 triệu đ/m2. Do khách hàng phản đối, Cty đã rút xuống còn 18,33 triệu đ/m2 (bao gồm VAT) như hiện nay.

Tuy nhiên, điều khách hàng băn khoăn là tại Hợp đồng nhượng bán nhà chung cư số 210/HĐ-CTN ngày 21/8/2007 của Cty CP kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội ký với khách hàng có 7 điều khoản với những cam kết, ràng buộc chặt chẽ, tuân thủ theo pháp luật hiện thời.

Trong điều 3 – Thời gian thực hiện hợp đồng: “Bên A cam kết bàn giao căn hộ chung cư số….. nhà CT5A của Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở bán tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm cho bên B vào quý III/2008. Do điều kiện khách quan, thời gian bàn giao nhà cho bên B tối đa không vượt quá 60 ngày đã được ấn định trong hợp đồng”. Về giá cả cũng trong khoảng mà phía khách hàng đã phản ánh ở trên. Nếu chậm tiến độ, Cty phải chịu phạt 2,5% giá trị hợp đồng.

Như vậy, phía người mua đang chịu thiệt thòi trong thương vụ mua bán nhà chung cư CT5A Mễ Trì. Việc làm chậm tiến độ, không bàn giao nhà đúng thời hạn đã ảnh hưởng lớn đến người đang cần nhà ở, đến lợi ích kinh tế của người mua. Nhà không bàn giao đúng thời hạn, giá cả lại “leo thang” gấp nhiều lần, khiến cho sự phản ứng mạnh mẽ phía khách hàng là điều tất yếu.

Dự án CT3A Mễ Trì Thượng với hàng trăm hộ dân, nhưng không có hệ thống PCCC - Ảnh: Nguyên Minh

(ĐTCK) Sau khi Đầu tư Bất Động sản đăng bài “Handico 68 bị ‘tố’ nhiều sai phạm tại Chung cư Mễ Trì Thượng”, CTCP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 68 (Handico 68), chủ đầu tư dự án này đã chính thức lên tiếng.

Theo phản ánh của cư dân, mặc dù Dự án CT3A Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), gồm 2 đơn nguyên cao 10 tầng, 1 đơn nguyên cao 18 tầng, đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Việc chủ đầu tư tự ý cơi nới xây thêm tầng 19 tại đơn nguyên 18 tầng làm văn phòng cho thuê mới đây đã gây thấm dột đến các hộ dân tại tầng 18.

Trong khi đó, sau 4 năm nhận bàn giao nhà, vẫn chưa có hộ dân nào nhận được sổ đỏ, doanh nghiệp cũng không quan tâm đến việc thành lập Ban quản trị cư dân, khiến quyền lợi của hàng trăm hộ dân sống tại dự án này không được bảo đảm.

Liên quan đến việc cơi nới, xây thêm tầng, trả lời Báo Đầu tư Bất động sản, ông Trần Trung Thành, Phó tổng giám đốc Handico 68 khẳng định, doanh nghiệp không cơi nới thêm tầng làm văn phòng cho thuê. Theo thiết kế, đơn nguyên 18 tầng Dự án CT3A có thêm tầng áp mái là tầng 19, trong đó, 1 phần tầng 19 là khu kỹ thuật, 1 phần doanh nghiệp dự kiến sẽ làm trụ sở của Công ty. Tuy nhiên, hiện Handico 68 không có nhu cầu sử dụng, nên cho thuê lại(?).

Ông Thành thừa nhận, sau khi triển khai hoàn thiện tầng áp mái, tường một số căn hộ tại tầng 18 xảy ra tình trạng ngấm nước, nhưng chủ đầu tư đã tiến hành xử lý mỗi khi có phản ánh của cư dân.

Liên quan đến việc cả 2 đơn nguyên nhà CT3A chưa có hệ thống PCCC, đại diện chủ đầu tư cho biết, trong quá trình triển khai dự án, doanh nghiệp đã làm, nhưng chưa hoàn chỉnh. Đến nay, quy chuẩn về PCCC đã có nhiều thay đổi, nên không thể hoàn thiện theo thiết kế cũ. Vì thế, chủ đầu tư đã phải thuê đơn vị thiết kế mới để bổ sung hệ thống PCCC theo đúng quy chuẩn hiện hành. Hệ thống PCCC bổ sung đã được Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội phê duyệt ngày 20/8/2014, với kinh phí lớn gấp 10 lần kinh phí hệ thống PCCC cũ. Vào quý I/2015, hệ thống PCCC này sẽ hoàn thành. Trong lúc chưa có PCCC, công ty quản lý nhà đã phát bình chữa cháy cho các hộ dân để người dân có thể xử lý trong các tính huống khẩn cấp.

Trong khi đó, giải thích việc tăng phí dịch vụ trong khi phần lớn cư dân đều không đồng ý, ông Nguyễn Viết Thành, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ quản lý nhà (thuộc Handico 68) cho rằng, công ty quản lý bị thua lỗ từ tháng 6/2013 đến nay do duy trì mức phí dịch vụ 2.500 đồng/m2.

Theo ông Thành, TP. Hà Nội đã có quyết định giao diện tích tầng 1 thành phần vốn góp vào Handico 68, nên tầng này do chủ đầu tư quản lý, khai thác. Do vậy, đơn vị quản lý không được tính doanh thu cho thuê văn phòng vào doanh thu của mình (vốn là yêu cầu của cư dân - PV). Việc đơn vị quản lý chỉ có nguồn thu từ phí quản lý và phí dịch vụ trông giữ xe, nên thu không bù chi, buộc phải tăng phí dịch vụ.

Một khó khăn khác đối với Công ty Dịch vụ quản lý nhà, theo ông Thành, là các hợp đồng mua bán căn hộ đều ký trước thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, nên không có quy định đóng phí bảo trì 2%. Vì thế, nhiều hạng mục sau một thời gian vận hành đã phát sinh hỏng hóc, nhưng đơn vị quản lý không có kinh phí sửa chữa, bảo trì.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Lê Ngọc Thọ, một đại diện cư dân nhà CT3A cho biết, cư dân vẫn kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư sử dụng tầng 19 theo đúng chức năng là tầng kỹ thuật, không sử dụng làm văn phòng cho thuê, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa tuân thủ.

Mặt khác, cư dân nhà CT3A cũng không đồng ý tăng phí dịch vụ, đồng thời, yêu cầu đơn vị quản lý tòa nhà phải minh bạch trong vấn đề thu chi tài chính và tiến hành đại hội để thành lập Ban quản trị chung cư.

Về hướng giải quyết, ông Trần Trung Thành cho biết, chủ đầu tư vẫn đang tiến hành thỏa thuận với cư dân. Doanh nghiệp đã ấn định lịch làm việc với đại diện lâm thời cư dân vào chiều 16/11, sau đó sẽ họp toàn bộ cư dân để giải quyết các tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư tại Dự án CT3A.