Cù lao chàm là gì

Cù lao chàm thuộc xã Tân Hiệp – Hội An nằm cách biển Cửa Đại 16km. Hiện nay cách duy nhất là Cù Lao Chàm là đường thủy.
Diện tích cù lao chàm khoảng 15km2 có hệ sinh thái đa dạng, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mặc dù mở cửa đón khách du lịch, song được người dân và chính quyền bảo vệ chặt chẽ nên cảnh quan thiên nhiên Cù Lao Chàm luôn giữ được nét đẹp hoang sơ từ hàng trăm năm trước.

Cách đi đến Cù Lao Chàm.
Trước tiên bạn cần đến bến tàu Cửa Đại, nằm cách hội an khoảng 8km theo hướng ra Đà Nẵng. Tại đây có thể lựa chọn 2 hình thức là đi tàu cao tốc hoặc đi thuyền gỗ.

>> Vào mùa cao điểm bạn nên đặt trước vì có thể không có tàu hoặc phải chờ rất lâu, đi tàu cao tốc khoảng 30 phút.

Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và gần như chưa chịu tác động của con người mà bạn sẽ được khám phá thì Cù Lao Chàm cũng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng.

Lịch sử hình thành Cù Lao Chàm

Tên gọi Cù Lao Chàm : Từ khi được biết đến nơi đây có rất nhiều tên gọi như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Song từ khi được ghi trên bản đồ Tây phương với cái tên Champello” lấy từ tiếng Nam-Ấn [Autronesian] “Pulau Champa” thì những tên gọi trước đó dần bị lãng quên. Lâu dần từ cái tên Pulau Champa được đọc thành Cù Lao Chàm.

CÙ LAO CHÀM GẮN LIỀN VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI AN

Từ thế kỷ VII đến XV, nhờ nằm trên trục giao thông đường biển nối liền các trung tâm buôn bán lớn của các quốc gia vùng Đông Nam Á và Trung Cận Đông. Cù Lao Chàm đã trở thành điểm dừng chân thuận lợi để tránh gió bão, lấy nước ngọt và lương thực và chắc hẳn nơi đây là bến chợ của thương thuyền nhiều nước.

Vai trò của Cù Lao Chàm ở thời kỳ này, qua di tích khảo cổ ở Bãi Làng - Hòn Lao - Cù Lao Chàm chứng minh rất rõ. Trong tầng văn hóa dày khoảng 1,4m của di tích, hiện vật rất phong phú gồm: gốm sứ Islam có nguồn gốc từ các lò ở Trung Cận Đông; gốm sứ có nguồn gốc từ các lò ở Nam Trung Quốc; đồ thủy tinh màu với khá nhiều mảnh của đồ gia dụng [ly, âu, bát, đĩa, bình...] mà các nhà khảo cổ học thế giới đã phát hiện được ở nhiều di chỉ thuộc Đông, Nam và Đông Nam Á và cho biết chúng có nguồn gốc từ vùng Trung Cận Đông. Đặc biệt với khá nhiều đồ trang sức bằng thủy tinh, đá quý mang sắc màu khác nhau, nhiều hình dạng, thậm chí nhỏ li ti thể hiện được chế tác hết sức tinh xảo. Hơn nữa, qua nhiều mẫu phế liệu thể hiện rõ: có nhiều loại sản phẩm được sản xuất từ nội địa, bởi cư dân Champa

Từ thế kỷ XVII : Cư dân Việt mới đến cư trú đông đảo trên Hòn Lao, tập trung chủ yếu ở Bãi Làng rồi Bãi Hương, lập nên làng Tân Hiệp. Sách “Đại Nam Nhất thống chí” có viết về Cù Lao Chàm như sau: “Cách huyện Diên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưỡng giữa biển, gọi là đảo Ngọa Long, cũng còn gọi là Hòn Cù Lao, có tên nữa là Tiêm Bút, tên cổ là Chiêm Bất Lao, làm trấn sơn của cửa biển Đại Chiêm; Dân phường Tân Hiệp ở phía Nam núi; ruộng đất trên núi có thể cày cấy, thuyền biển nước ta và nước ngoài trông núi làm chừng [làm mốc] đi về đều đỗ ở đấy để lấy củi, nước”.

Trải qua nhiều thế hệ dân cư tồn lưu và phát triển, trên một diện tích không rộng lắm, người không đông, nhưng các lớp cư dân nơi đây đã tạo dựng và vẫn bảo tồn được nhiều công trình kiến trúc: Đình, Lăng, Miếu, Chùa, Giếng cổ có niên đại từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Tuy quy mô kiến trúc nhỏ hẹp nhưng lại rất độc đáo, riêng biệt trên từng chi tiết thể hiện, kiểu thức kiến trúc và ý nghĩa, nội dung nhân văn của một vùng đảo. Hơn nữa, nhiều di tích tín ngưỡng thể hiện rất rõ sự chuyển tiếp tín ngưỡng từ cư dân Champa sang cư dân Việt mang đặc trưng, yếu tố hải đảo khá rõ nét.

>> Chụp hình hội an buổi nào đẹp?

Cù lao chàm có gì?

Hiện này đến du lịch cù lao chàm, du khách có thể đến thăm các di tích còn lại để tìm hiểu thêm về lịch sử nơi đây.

Giếng Chăm :
Hay còn có tên khác là Giếng Xóm Cấm, có niên đại khoảng 200 năm, nằm tại ngã ba con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam.

Chùa Hải Tạng :
Là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngường thờ Phật kết hợp với thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho các thương thuyền ghé vào hành lễ cúng Phật với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán.

Miếu tổ nghề Yến Nằm ở Bãi Hương, Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 AL, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho vụ khai thác mới.

Du khách đến cù lao chàm du lịch cũng rất thích thú với cảnh quan thiên nhiên ở đây như Bãi hương, bãi chồng và các hoạt động lặn ngắm san hô.

Chủ Đề