Cua cà mau nuôi ở đâu

Tại Cà Mau diện tích nuôi cua thâm canh rất ít. Việc phát triển  nuôi cua luôn gắn liền với nuôi tôm truyền thống và quảng canh và cả lúa tôm. Trong cách nuôi truyền thống, người dân chỉ nuôi tôm sú, còn con cua thì được tự sinh tự diệt, có được con nào thì bắt con đó. Đến nay, việc nuôi cua đang thời thịnh, là nguồn sống của bà con, họ thu lợi lớn từ loài đặc sản này.

Ông Nguyễn Văn Thoái, một hộ nuôi cua tại xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân cho biết: Ở đây trừ những hộ đầu tư nuôi công nghiệp ra, còn hộ nào làm quảng canh thì đều có thả xen thêm cua để tăng thêm thu nhập. Theo lời ông Thoái, mỗi năm trên mỗi ha, người nuôi cua có thể kiếm thêm năm ba chục triệu là chuyện thường


Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua, ông Thoái cho biết:Cua và tôm có thể sống cùng nhau. Nhiều người sợ cua bắt tôm ăn, nhưng nếu cùng thả chúng và để ngoài môi trường tự nhiên, con tôm nhanh hơn cua rất nhiều, cua không thể bắt được chúng. “Thả cua trước đây là làm chơi ăn thật, còn bây giờ làm thật để kiếm nhiều hơn”. Ông Thoái nói thêm.Gia đình ông Thoái có hơn 2 ha đất nuôi tôm và cua. Tính riêng trong vụ nuôi cua để cung ứng cho dịp Tết Nguyên Đán vừa qua ông đã thu bộn. Theo đó, đợt cận Tết giá cua tăng mạnh, cua gạch lên tới hơn 550.000 đồng/kg, còn cua y [con cua đực đã trưởng thành, cua gạch gãy càng hoặc bị dị tật dạt xuống] cũng trên 300.000 đồng/kg. Trúng mùa, trúng giá ông thu chưa hết mà đã được trên 30 triệu đồng.


Cách nuôi cua và tôm “sống chung” hiện người dân có thêm thu nhập từ 40 -50 triệu đồng/ha/năm

Tuy nhiên, điều tối kỵ nhất trong việc nuôi xen cua trong vuông tôm là để con tôm bị bệnh. Khi tôm bệnh yếu đi hoặc chết, cua bắt được và ăn chúng, do sống cùng môi trường và có chung nhóm máu nên con cua cũng nhiễm bệnh và chết theo.

Ông Nguyễn Văn La, cán bộ phụ trách nông nghiệp Xã Đông Thới cho biết: xã có diện tích nuôi cua hơn 2.000 ha. Nuôi cua trong vuông tôm đang mang lại nguồn lợi ổn định cho các hộ dân. Để cua phát triển tốt, bà con cần đảm bảo nuôi đúng kỹ thuật đã được tập huấn: Phải vèo cua con trong thời gian từ 7 – 10 ngày để kiểm soát chất lượng con giống trước khi thả ra vuông; Khi cua còn nhỏ lên luộc cá, sau bỏ xương và hòa vào nước cho ăn; Trong vuông nên cắm nhiều trà để có nơi cho cua lột trú ngụ an toàn; Cho ăn một tháng ít nhất 2 lần. Đặc biệt, phải chú ý xử lý môi trường nước đảm bảo tôm nuôi không bệnh thì cua sẽ phát triển tốt.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng NN-PTNN huyện Cái Nước cho biết: Huyện hiện có  hơn 6.000 ha diện tích nuôi cua, tập trung nhiều tại các xã Trần Thới, Đông Thới,… Năm nay thời tiết thuận, cua nuôi được mùa, bà con đang thu hoạch nốt vụ nuôi đón Tết để chuẩn bị vụ mới. Bình quân trên mỗi ha nuôi cua cho bà con nguồn thu khoảng 40-50 triệu đồng/năm.

  Tin Tức

Sản phẩm liên quan

Nói đến cua ngon thì không thể không nhắc đến cua biển Cà Mau. Được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt tiếp giáp biển cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển nên Cà Mau là môi trường lý tưởng, thuận lợi cho con cua phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng biết phân biệt cũng như lựa chọn những con cua biển Cà Mau chính hiệu. Hãy cùng Hải Sản Phương Nam tìm hiểu về cua biển Cà Mau trong bài viết dưới đây nhé!

Cua Cà Mau trưởng thành cần khoảng thời gian chăm sóc từ 5-7 tháng. Để phân biệt, người ta chia con cua ra thành từng loại như sau:

CUA THỊT CÀ MAU

Cua thịt Cà Mau gồm có cua Y, cua yếm vuông, cua xô

1️⃣ Cua Y:Là loại cua đạt khoảng 70 % thịt trở lên, yếm cua có hình tam giác, cạnh đáy tam giác nhỏ trông giống như chữ Y.

Cua Y được phân loại tùy theo trọng lượng mỗi con nhưng đạt chuẩn phải từ 250gr/ con trở lên. 

Cua Y nhất: mỗi con đạt độ thịt cao 90% trở lên, lượng cua này tương đối hiếm.

Cua Y tứ: khoảng 4 con 1kg.

Cua Y 3: khoảng 3 con 1 kg.

Cua Y 5: khoảng 2 con/ kg.

Cua Y 7: 1 con từ 700gram trở lên 

Muốn biết cua Y ngon hay không, bạn lấy ngón tay cái ấn nhẹ vào nốt thứ 3 trong 5 nốt bụng cua [ nằm hai bên yếm] nếu thấy cứng không bị nhúng tay là đạt. còn nếu mềm thì đó là cua mới lột gần đây, không ngon, ít thịt, thịt bị mặn, thường thì ít người bán loại cua này, người nuôi sẽ thả lại ao nuôi và đợi đến khi cua ăn thêm đầy đủ đạt chuẩn mới bắt lên bán.

2️⃣ Cua yếm vuông:Là loại cua cái gần đến khi hình thành gạch, cua nặng khoảng 200g có yếm giống như hình vuông, loại cua này không lớn quá 350g vì sau khi lột lên một lần nữa sẽ biến thành cua cái.

Đặc điểm của cua yếm vuông là gạch màu vàng, thơm béo dễ chịu, không ngán như gạch son "gạch đỏ", đa phần những người sành cua sẽ kiếm loại cua yếm vuông này để ăn.

Cua yếm vuông đạt thương phẩm không giống như cua Y, cua yếm có màu vàng, dùng ngón tay cái ấn vào cái yếm, nếu cứng là cua cứng, ngon, thịt chắc; còn nhúng tay thì không đạt, nên thả lại nuôi thêm để cứng yếm rồi bắt bán hoặc cho nó lớn rồi thành cua cái.

3️⃣ Cua xô: là các loại cua Y gãy còn một càng, yếm vuông mềm yếm, yếm vuông cứng nhưng một càng, cua cái ốp một càng, cua Y mềm, cua gạch son gãy một càng.

Đặt mua cua thịt Cà Mau tại đây

CUA GẠCH CÀ MAU

Gồm có cua ốp và cua gạch son

1️⃣ Cua gạch son:Là loại cua yếm vuông sau khi lột sẽ biến thành cua cái, trong thời gian này nếu được giao phối sẽ từ từ xuất hiện gạch trong khoang bụng, từ ít tới nhiều.

2️⃣ Cua ốp:Trong trường hợp cua cái không được giao phối thì không bao giờ lên gạch và sẽ mang cái tên là "cua cái ốp" chất lượng thịt vẫn ngon nhưng không ngọt bằng cua Y, trọng lượng khoảng 300-500g. 

Để phân biệt các loại cua gạch, ta dùng ngón tay hay mũi dao để mở khe nối giữa khoang bụng và mu cua [phần nằm sau lưng cua, để cua nằm ngửa và chắc chắn là cua đã bị trói cẩn thận không còn khả năng kẹp], ta sẽ thấy hai hình tam giác nhỏ xíu, nếu là màu cam đầy đặn thì đó là cua gạch son thương phẩm.

Còn nếu chỉ một bên màu cam còn bên kia còn màu tối thì cua chỉ mới lên gạch nửa bên mu thôi. Trường hợp này cua không ngon vì cua chưa cứng thịt, gạch lên chưa đầy. Cua gạch thì không phân biệt yếm cứng yếm mềm, chỉ quan tâm có gạch nhiều hay ít.

Đặt mua cua gạch Cà Mau tại đây

CUA CỐM CÀ MAU

Cua cốm còn gọi là cua 2 da, đây là loại cua ngon nhất nhưng rất hiếm gặp trên thị trường.

Cua cốm là những con cua y, cua yếm vuông, cua gạch son chuẩn bị lột xác, trên mu cua sẽ xuất hiện một hai đốm nhỏ thường là màu cam, xám.

Cua cốm khi luộc hay nướng khi bóc vỏ thì sẽ lộ ra lớp bên trong, thịt ngon ngọt, gạch đầy. 

 

Đặt mua cua cốm Cà Mau tại đây

Với những thông tin trên, Hải Sản Phương Nam hy vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc khi lựa chọn Cua biển Cà Mau cho gia đình mình.

Hải sản Phương Nam nhận giao hàng trên toàn quốc.

Thông tin liên hệ Hải Sản Phương Nam

Số hotline: 0919 874 449

Email liên hệ:[email protected]

Địa chỉ website: //haisanphuongnam.com

Địa chỉ:48B Trương Công Định, P14, Tân Bình, HCM

“Vua cua Lâm Hải” Lê Văn Mạnh thu hoạch cua trong vuông nuôi ở Cà Mau - Ảnh: QUỐC RIN

Kể chuyện trước đây, ông Phan Văn Nhân, nhà bên kia sông thị trấn Năm Căn, trầm ngâm: "Có mấy năm tôm chết liên miên, chủ đất cầm vài mẫu còn phải chạy gạo ăn. Thời may, trong vuông miệt này, cua thiên nhiên vẫn còn. Chính con cua đã giúp tui cùng nhiều người nuôi tôm ở đây cầm cự, đắp đổi. Nhưng trước năm 2000, nói chuyện nuôi cua ở xứ này là người ta... cười vô mặt".

"Người hùng cua" bất đắc dĩ

Trà dư tửu hậu chuyện nuôi cua Cà Mau, có lẽ ông Trần Khắp, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, rành rọt hơn cả. Ông Khắp là dân lăn lộn từ biển Đông sang biển Tây, qua vùng bãi bồi mũi Cà Mau. Ông có đam mê kỳ lạ với con cua, và hơn ai hết, ông hiểu về con cua Cà Mau như chính bản thân mình. 

Sau rất nhiều trăn trở, mày mò, ông Khắp trở thành người đầu tiên ở Cà Mau ép trứng, dèo cua giống nhân tạo năm 2004. Cũng từ thời điểm này, số phận con cua ngon nhất nước bước sang trang phát triển mới bền vững hơn. 

Từ những nhánh sông, cửa biển, bãi bồi rừng ngập mặn, con cua đã chính thức trở thành loại hải sản được người dân Cà Mau đem về nuôi trong vuông.

Chính ông Khắp cũng năm phen bảy bận khẳng định: "Nếu cua biển Cà Mau mà không nuôi thì sẽ sớm tiệt giống bởi cách đánh bắt của con người. Con cua Cà Mau rồi đây sẽ có giá trị kinh tế lớn, bởi không có nơi đâu được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho loại cua ngon hảo hạng như ở xứ mình. Mà con cua nuôi trong vuông tôm mười phần thì lợi mười phần".

Chuyện đã gần 20 năm, khi người nông dân Trần Khắp ở miệt Sông Đốc tìm đến cơ quan nghiên cứu thủy sản ở thành phố Cà Mau nhờ hỗ trợ kỹ thuật để ông sản xuất cua giống. Ông trình bày rằng ông đã cho cua đẻ thành công, nhưng không nuôi được trong môi trường bể. Người ta không tin và từ chối ông. 

Giận trong mình, ông nhờ người quen là giám đốc nông trường giới thiệu ra ông Ba Cầu, lúc ấy là giám đốc Sở Nông nghiệp Cà Mau. Ông Ba Cầu bỏ thời gian nghe người nông dân trình bày. Lần này, ông Khắp đã thuyết phục được giám đốc sở viết thư giới thiệu ông ra Hà Nội, để nhờ các chuyên gia của Bộ Thủy sản giúp đỡ.

"Tui ra đó đặt vấn đề nhờ các anh ấy cử cán bộ xuống giúp tui nuôi cua. Mần tổn chi phí bao nhiêu tui chịu. Họ đồng ý..." - ông Trần Khắp kể lại. Nhưng khi về đến Cà Mau, đơn giá để làm "dự án" mà các cán bộ ở Bộ Thủy sản đưa ra vượt khả năng của ông. Tình thế buộc người nông dân phải tự mày mò với mớ cua đẻ.

"Bận đó, mình nghĩ người ta cho tôm đẻ được thì cua cũng phải được. Vấn đề là mình mần chưa đúng cách đó thôi" - ông Trần Khắp nói chuyến đi Hà Nội đó cũng không vô nghĩa, khi ông đã "thọ giáo" phương pháp cho cua đẻ theo ý muốn. Ông thử đủ cách, từ làm hồ, tạo sóng, đến ức chế thị lực... 

Lứa cua đầu tiên, cua ấp 14 ngày nở ra cua con. Nhưng làm sao để cua con sống được lại là vấn đề. Luẩn quẩn cứ 3 - 4 ngày là cua chết. "Bận đó mình không biết con cua con nó ăn cái giống gì để sống. Bởi cho ăn đủ thứ rồi nhưng vẫn chết sạch. Nghe mấy người làm tôm nói về con artemia [một loại giáp xác nhỏ], tui cũng tìm lên Sóc Trăng để mua".

Bị từ chối, ông Trần Khắp không bỏ về mà chực chờ xe chở artemia ra cảng, ông đu theo thuyết phục tài xế "chia" cho một ít, và rồi cũng mua được 3 lon. Có được con artemia về làm thức ăn, lứa cua con của ông đã sống như mong muốn.

Một thời gian sau, người nông dân miệt Sông Đốc rổn rảng gọi ra báo với các chuyên gia thủy sản ở Hà Nội là mình đã cho cua đẻ theo ý muốn. Mỗi bể cua cho ra hàng triệu cua con. Trừ hao hụt thì cũng còn vài trăm nghìn con. Bán ra tiền tỉ như chơi. Các chuyên gia nửa tin nửa ngờ.

Bỗng chốc người ta kéo đến nhà ông Khắp hỏi mua cua đông như đi hội. Nhiều người ở xa, phải mang theo mùng chiếu để ngủ lại vài ngày, canh mẻ cua nào ra là mua về. 

"Bận đó, nhà tui khỏi cần canh trộm. Vì lúc nào cũng có cả trăm người canh ngày canh đêm để chờ mua cua giống" - ông Khắp nói vui. Nhiều người nhờ trúng cua mà xây nhà lầu, mua xe máy, trở thành nông dân sản xuất giỏi...

Biểu tượng cua Cà Mau tại khu du lịch Mũi Cà Mau - Ảnh: HUỲNH LÂM

"Cách mạng" con cua

Về vùng biển phía Tây Cà Mau, ông Hồng Văn Lâu, chủ cơ sở dèo cua giống tại ấp Cái Nước Biển [xã Phú Tân, huyện Phú Tân], vui vẻ cho biết: "Con cua biển dù sao cũng quen với môi trường tự nhiên, muốn nuôi phải qua công đoạn dèo, thúc để hạp với môi trường vuông tôm. 

Cua dễ nuôi, nhưng nuôi để đạt kết quả, có chất lượng thơm ngon thì cũng có những bí quyết riêng. Nếu làm như trước đây, cứ thả đại vô vuông tôm thì khó có ăn lắm".

Rồi thêm chuyện của ông Phạm Văn Dũng, có thâm niên nuôi cua ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, mới thấy giai đoạn đầu nuôi cua ở Cà Mau còn nhiều bỡ ngỡ. 

"Xứ này thì con cua hạp đất, hạp nước. Ban đầu, khi cua thiên nhiên ít đi trong vuông, mình dặn các chủ đáy bán cua nhỏ đem về thả. Sau đó có cua giống thì mua về giặm thêm. Nói chung cách đây trên chục năm thì cua chưa có giá cả gì mấy, chỉ là tôm chết liên miên, con cua trở thành nguồn thu nhập chính nên phải thả nuôi thôi".

Theo đặc tính của cua, cứ mùa mưa là bò đi kiếm ăn. Hoặc giả, những chủ vuông diện tích nhỏ, thức ăn không đủ thì cua cũng tìm cách bỏ đi. 

Nhiều chủ vuông ở Cà Mau suy nghĩ cách tránh thất thoát. Thế là từ đó những ô vuông được rào lưới kín mít trở nên phổ biến. Dần dà, cách nuôi cua này lan rộng khắp tỉnh. Người Cà Mau đã thành công trong việc thuần hóa cua biển trở thành cua nuôi vuông.

Tuy nhiên, cách nuôi cua phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, chỉ có khâu thả giống và chờ thu hoạch rõ ràng chưa thỏa mãn người nông dân Cà Mau. Cách nuôi cua hai giai đoạn bắt đầu được người dân tự tìm tòi, sáng tạo. Đây có thể coi là cuộc cách mạng trong mô hình nuôi cua, đưa việc nuôi cua lên tầm chuyên nghiệp hóa. 

Sự thể khởi đầu từ những chủ vuông nuôi tôm công nghiệp thất bại, hầm ao bỏ trống. Người ta áp dụng cách nuôi tôm công nghiệp cho con cua, và thật bất ngờ, đạt được hiệu quả hết sức ấn tượng.

Ông Nguyễn Văn Phước, ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, cho biết: "Nuôi cua hai giai đoạn kỳ công hơn. Đầu tiên là chọn giống tốt, dèo trong ao đất khoảng 4 tuần, cho ăn giặm. Giai đoạn hai là thả vào hầm nuôi được cải tạo như đầm tôm công nghiệp, mật độ khoảng 1m2/con. Chú ý xử lý nguồn nước, tạo thức ăn thiên nhiên cho cua, hoặc bổ sung thức ăn lúc cua lột vỏ. Tầm 4 tháng là cua đạt trọng lượng thu hoạch". 

Và mô hình nuôi cua thịt thương phẩm hai giai đoạn đang trở thành lựa chọn của nhiều người nông dân như ông Phước, với thu nhập không kém gì con tôm.

Hầu hết vuông tôm của nông dân Cà Mau đều có sự hiện diện của con cua. Bây giờ, dân Cà Mau thăm hỏi nhau, câu cửa miệng sẽ là: "Tôm tép dạo này đỡ không?". Nếu gia chủ dè dặt: "Tôm tép hổm rày dở quá" thì câu tiếp theo sẽ là: "Có cua bọng gì không?". 

Câu trả lời sẽ làm ấm lòng người, khẳng định luôn vị thế của con cua: "Cũng có cua lai rai". Con cua giờ đây không còn là lựa chọn "chữa cháy" bất đắc dĩ, mà thực sự trở thành người bạn đồng hành với nông dân Cà Mau.

Cho đến hiện tại, cua trở thành hải sản được nuôi rộng khắp 9 huyện, thành phố của Cà Mau. Những vùng cua nổi tiếng lâu đời đã đành, ngay những vùng lợ, nuôi cua nước tĩnh như Thới Bình, U Minh cũng mang lại những tín hiệu khả quan.

Theo tính toán sơ bộ, toàn tỉnh Cà Mau đã có trên 130.000ha nuôi cua, trong đó có cả những vùng chuyên canh, con cua vươn lên vị trí số 1.

Giờ con cua Cà Mau phải có chỗ đứng ra bao tiêu sản phẩm, rồi cua có nhãn hiệu, logo, truy xuất nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ danh tiếng...

Kỳ tới: Bảo vệ danh tiếng cua Cà Mau

Cua Cà Mau ngoại truyện - Kỳ 2: Nhờ đâu cua Cà Mau danh bất hư truyền?

QUỐC RIN - TIẾN TRÌNH

Video liên quan

Chủ Đề