Cường giáp nằm ở đâu

Cường giáp là hội chứng xảy ra khi các tế bào tuyến giáp tiết ra quá nhiều chất hormone khiến cơ thể bị rối loạn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về các triệu chứng của bệnh cũng như cách điều trị để người đọc có kiến thức tổng quan về hội chứng này.

Tuyến giáp là gì?

Trước khi tìm hiểu cường giáp, chúng ta cần biết tuyến giáp nằm ở đâu và vai trò của nó là gì? Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như cánh bướm. Là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, tuyến giáp tiết ra hai hoóc-môn tên là T3 [tri-iodo-thyronine] và T4 [thyroxine]. Tuyến giáp có vai trò như sau:

  • Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.
  • Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.
  • Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh.
  • Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp còn có tên gọi khác là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Nguyên nhân cường giáp do sự hoạt động quá mức so với người bình thường của tuyến giáp. Khi bị cường giáp, tuyến giáp tiết ra quá mức hoóc-môn T3, T4 khiến cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, sút cân, bướu cổ, nóng lạnh thất thường…

Để chẩn đoán bệnh, ngoài các triệu chứng trên, bạn sẽ cần làm các xét nghiệm máu để xác định nồng độ TSH, FT3, FT4, siêu âm tuyến giáp,…

Cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến

Những ai thường mắc bệnh cường giáp?

Thực tế đây là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp khoảng 3 lần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên ở người già thường khó phát hiện bệnh hơn do các triệu chứng biểu hiện không rõ và thường dễ nhầm lẫn với bệnh của tuổi già.

Nhiều người thân của bệnh nhân thường lo lắng liệu bệnh cường giáp có lây không. Bệnh này mang tính chất duy truyền; do vậy, nếu tiền sử gia đình của bạn có người từng bệnh này, bạn cũng sẽ có khả năng cao mắc bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng cường giáp

Đánh trống ngực

Tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực. Người bệnh thường xuyên cảm thấy hồi hộp, có thể đau ngực, khó thở.

Sợ nóng, ra nhiều mồ hôi

Việc tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến chuyển hóa của cơ thể tăng cao, vì thế thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường. Người bệnh thường cảm thấy nóng nực, không chịu được những nơi có nhiệt độ cao. Cùng với dấu hiệu sợ nóng, người bệnh cường giáp thường xuyên ra mồ hôi, thậm chí cả khi lúc ngồi yên một chỗ không vận động.

Tiêu chảy

Do nhu cầu chuyển hoá tăng, nhu động ruột của người bệnh cũng tăng. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp.

Run tay

Người bệnh có thể bị run tay không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ

Xuất hiện bướu ở cổ

Ở bệnh nhân cường giáp, tuyến giáp phình to ra, như có cục bướu ở cổ. Cường giáp do bệnh Graves có tuyến giáp phình to như bướu cổ, đồng thời bị phồng nhãn cầu [chứng lồi mắt].

Sụt cân

Nguyên nhân là do quá trình trao đổi chất ở người bệnh xảy ra nhanh hơn người bình thường. Dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn, ngườii bệnh có thể sụt cân, từ 1 đến vài kilogram trong vòng 1 tháng.

Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi

Người bệnh cường giáp thường gặp khó khăn trong giấc ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường. Ngoài ra, thường xuyên cảm thấy uể oải, không muốn vận động nhiều, giảm khả năng gắng sức cũng là một trong những triệu chứng cường giáp mà bạn cần lưu tâm.

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp

Điều trị bệnh cường giáp như thế nào?

Bạn cần khám tổng quát định kỳ cũng như bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể có triệu chứng bất thường. Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và xét nghiệm cường giáp để chẩn đoán thật chính xác. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh này, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh cường giáp bao gồm:

Dùng iod phóng xạ

Bệnh nhân được cho uống iod phóng xạ. Tuyến giáp có khả năng bắt giữ iod, và iod phóng xạ sẽ làm tuyến giáp co lại. Từ đó, các triệu chứng bệnh sẽ giảm sau trong vòng vài tháng.

Tuy nhiên, phương pháp này cần được tính toán sử dụng thích hợp iod phóng xạ. Nếu sử dụng quá mức, người bệnh sẽ bị suy giáp, và phải uống thuốc bổ sung hormon tuyến giáp mỗi ngày.

Thuốc kháng giáp

Các thuốc kháng giáp có tác dụng ngăn tuyến giáp tiết ra hormon. Một số thuốc hiện nay được sử dụng là methimazole [Tapazole] và propylithiouracil. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm sau vài tuần đến vài tháng dùng thuốc. Tuy nhiên việc điều trị nên kéo dài ít nhất một năm hoặc lâu hơn.

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của các thuốc kháng giáp là gây tổn thương gan nghiêm trọng, vì thế cần theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Dùng thuốc beta-blocker

Thuốc beta-blocker là thuốc hạ huyết áp có tác dụng làm chậm nhịp tim, nên có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh như run, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt tuyến giáp được lựa chọn khi các phương pháp điều trị cường giáp khác chống chỉ định hoặc không hiệu quả. Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc người không dung nạp được thuốc kháng giáp hoặc không muốn điều trị bằng iod phóng xạ.

Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu những phương pháp trên không mang lại kết quả trong điều trị

Nhiều thai phụ thường thắc mắc rằng bệnh cường giáp có thai được không. Bác sĩ khuyên phụ nữ trước khi mang thai nên điều trị bệnh này để tránh những ảnh hưởng do bệnh gây ra đối với cả mẹ lẫn bé.

Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh cần sử dụng hormone thay thế cho tuyến giáp như levothyroxin [Levoxyl]. Nếu tuyến cận giáp cũng bị cắt, người bệnh sẽ cần dùng thuốc để giữ cân bằng nồng độ canxi trong máu.

Vậy, bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Cường giáp là hội chứng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi nhận thấy các dấu hiệu ở trên, bạn nên đi khám sức khoẻ để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp làm gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp T3 [liothyronin] và T4 [levothyroxin] vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Bình thường tuyến giáp sản xuất hormon T3 và T4 dưới sự điều khiển của tuyến yên nằm trên não, thông qua hormone tuyến yên là TSH [Thyroid Stimulating Hormone].

Nguyên nhân của bệnh cường giáp do đâu?

• Nguyên nhân ngoài tuyến giáp:

Do các yếu tố có nguồn gốc khác nhau nằm ở bên ngoài tuyến giáp gây ra:

– Nguyên nhân tự miễn: Biểu hiện bởi bệnh Basedow.Trong bệnh này xuất hiện các kháng thể kích thích tế bào tuyến giáp tăng sản xuất T3 và T4 gây cường giáp

– Thai trứng: vì trong bệnh này xuất hiện hoạt chất có tác dụng giống như TSH

– U thùy trước tuyến yên tăng sản xuất TSH hoặc các u khác tăng sản xuất hoạt chất giống như TSH

• Nguyên nhân tại tuyến giáp:

Một phần mô của tuyến giáp tăng hoạt động do mất sự kiểm soát của tuyến yên làm tăng sản xuất hormon tuyến giáp

Làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng của cường giáp?

Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, rất ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Triệu chứng bao gồm:

Bướu giáp:

Thường lớn lan tỏa cả hai thùy, có khi lớn ở 1 thùy nhiều hơn thùy kia , có thể có một hoặc nhiều nhân

Rối loạn điều hòa nhiệt:

– Sợ nóng, da nóng ẩm và sốt nhẹ 

– Bàn tay ẩm ướt 

– Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều

Cân nặng:

– Gầy sút nhanh, mặc dù vẫn ăn bình thường có khi ăn nhiều hơn

– Có khi tăng cân nghịch thường ở một số người trẻ 

Biểu hiện ở cơ bắp:

– Teo cơ, yếu cơ, ngồi xổm tự đứng dậy không được

– Có thể có giả liệt chu kỳ hai chân

Tăng nhu động ruột:

– Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, không đau quặn bụng

Thần kinh:

– Bồn chồn lo lắng, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng hiếm 

– Run ở đầu ngón tay

– Rối loạn vận mạch: đỏ mặt từng lúc, toát mồ hôi 

Tim mạch:

– Tim đập nhanh, thường trên 100 lần/ phút. Hồi hộp trống ngực

– Rối loạn nhịp tim 

– Suy tim 

Biểu hiện ở mắt: thường ở 2 mắt

– Chói mắt, chảy nước mắt, nóng rát mắt

– Cảm giác cộm mắt như có bụi bay vào mắt 

– Ánh mắt long lanh, sắc

– Lồi mắt 

– Phù quanh mắt, phù kết mạc 

– Liệt cơ vận nhãn gây song thị, mắt nhìn lên và liếc ngang không được 

Chẩn đoán bệnh cường giáp bằng những biện pháp nào?

Các biện pháp giúp chẩn đoán cường giáp bao gồm:

Siêu âm tuyến giáp:

– Tuyến giáp to hoặc không to, có nhân giáp hoặc không 

– Tăng sinh mạch máu tại tuyến giáp 

Xét nghiệm máu:

־ Nồng độ hormon tuyến giáp T3 và T4 tăng 

– Nồng độ hormone tuyến yên TSH thường giảm

Độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp: tăng

Bệnh cường giáp gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Những biến chứng nguy hiểm của cường giáp có thể là:

Cơn cường giáp cấp [cơn bão giáp]:

Dễ xảy ra ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân không được điều trị. Biểu hiện bao gồm:

– Gầy nhanh, vã nhiều mồ hôi 

– Sốt cao, vật vã, kích động, đôi khi mệt lả 

– Tim đập rất nhanh 180 – 200 lần/ phút, loạn nhịp tim, trụy tim mạch 

Biến chứng tim:

Dễ xảy ra ở bệnh nhân điều trị trễ hoặc điều trị không đầy đủ 

– Rối loạn nhịp tim,loạn nhịp hoàn toàn có thể gây biến chứng mạch máu não gây liệt ½ người

– Suy tim toàn bộ

Bệnh cường giáp có điều trị được không? Phụ nữ tuổi sinh sản bị cường giáp có sinh con được không?

Điều trị cường giáp thường khả quan, tuy nhiên vẫn có những trường hợp tái phát 

Việc chọn phương pháp điều trị tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế…

Có 3 phương pháp điều trị: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị.

• Nội khoa:

– Dùng thuốc kháng giáp uống.

– Thuốc ức chế giao cảm uống. Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Sau 2 tháng dùng thuốc kháng giáp, các triệu chứng cải thiện rõ, do lúc này chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường.

Phụ nữ tuổi sinh sản trong thời gian điều trị cường giáp, sau khi đã ổn định tình trạng cường giáp và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn có thể có thai và sinh đẻ bình thường.

Khoảng 0,5% trường hợp có thể có tai biến giảm bạch cầu trong 3 tháng đầu điều trị với thuốc kháng giáp. Hiếm gặp tình trạng vàng da được cho là do tắc mật.

Kết quả điều trị: 60-70% khỏi bệnh. Khoảng 30% tái phát sau khi ngưng điều trị nội khoa.

• Ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp.

Triệu chứng cải thiện rõ vài tuần đầu sau mổ.

Khoảng 1% có thể bị tai biến suy giáp hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây khàn tiếng hoặc giọng nói yếu, hoặc tổn thương tuyến cận giáp gây co giật do hạ canxi máu.

Tỷ lệ tái phát khoảng 20%.

• Xạ trị:

Bệnh nhân được điều trị với uống iod phóng xạ [Iod 131]. Phương pháp này an toàn cho bệnh nhân trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Không được dùng cho thai phụ, trẻ em vì nguy cơ đột biến gen.

Suy giáp có thể xảy ra sau nhiều năm điều trị với iod phóng xạ và cần phải điều trị thay thế với hormon tuyến giáp levothyroxin suốt đời.

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp [chiếm 10% dân cư] đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cường giáp cũng không phải là căn bệnh nan y mà hoàn toàn có thể chữa lành được và đưa người bệnh trở lại với đời sống lao động, sinh hoạt bình thường.

[theo Bs.CK1. Nguyễn Vũ Uyên Phương 

Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh]

Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”

Trên
năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:

Hotline
.
.

Website benhvienvanhanh.com

Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề