Cy/fo là gì

"Incoterms" là cách nói ngắn gọn và dễ hiểu về các Điều khoản Thương mại Quốc tế. Được soạn thảo lần đầu năm 1936, Incoterms là một bộ gồm 11 quy luật để xác định trách nhiệm của từng bên trong giao dịch quốc tế.

Bởi vì Incoterms được biết đến và được chấp nhận từ Austin đến Zanzibar. Là một yêu cầu trên mỗi hóa đơn thương mại, các điều khoản này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro nhầm lẫn có thể gây phát sinh chi phí đáng kể.

Incoterms quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro và chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá từ bên bán sang bên mua.

1. Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

- Theo Điều 145 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

"Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng."

Theo đó:

  • Hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
  • Đây là hợp đồng thỏa thuận thể hiện ý chí của các bên;
  • Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
  • Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác.

- Theo Điều 146 quy định về các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm hao loại:

a. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

b. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

=> Vậy với hai hợp đồng vận chuyển trên, hình thức của hợp đồng vận chuyển theo chuyến được quy định chặt chẽ hơn và nghiêm khắc hơn. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản. Ngược lại đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển thì hình thức các bên được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận, không quy định hình thức bằng văn bản là hình thức bắt buộc trực tiếp...

Trân trọng!

2. Hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một dạng của hợp đồng thuê tàu, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thuê tàu chuyến như sau: “Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tầu cam kết sẽ thanh toán cứớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.”

Theo đó:

- Người chuyên chở [Carrier] trong hợp đồng thuê tầu chuyến có thể là Chủ tầu [Ship-owner] nhưng cũng có thể không phải là chủ tầu mà chỉ là người thuê tầu của người khác để kinh doanh lấy cước.

- Người thuê tàu để chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Tuy nhiên trên thực tế người thuê tàu và người cho thuê tàu rất ít khi trực tiếp ký hợp đồng với nhau.

Trong thuê tàu nói chung và thuê tàu chuyến nói riêng, người ta hay thông qua đại lý hoặc người môi giới để tiến hành việc thuê tàu.

Theo đó:

- Người môi giới hay đại lý thường là những người có chuyên môn, am hiểu về thị trường thuê tàu, luật hàng hải, tập tục của các cảng... chính vì vậy khi thay mặt cho người thuê hay người cho thuê tàu để ký kết hợp đồng chuyên chở sẽ bảo đảm quyền lợi cho người uỷ thác tốt hơn.

Về giá dịch vụ vận chuyển của tàu theo chuyến:

- Trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.

- Trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.

- Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.

3. Thời hạn bốc hàng và bốc hàng, xếp tàu trên biển

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

a. Thời hạn bốc hàng

Theo Điều 179 quy định về thời hạn bốc hàng như sau:

- Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

- Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.

- Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.

- Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

Theo Điều 183 quy định về bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển có những nội dung cần chú ý là:

- Hàng hóa phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hóa do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hóa trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.

- Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hóa ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

4. Phương thức chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa thường được quy định theo 4 phương thức sau:

a. Theo điều kiện tàu chợ [Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms]: Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu [loading], sắp xếp hàng hóa trong tàu [Stowage], chèn lót [Dunnage], ngăn cách [Separation] và dỡ hàng [Discharging].

b. Theo điều kiện miễn xếp hàng FI [Free in]: Theo cách quy định điều kiện miễn xếp hàng FI [Free in], người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO [Free in Liner out].

c. Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO [Free out]: Theo cách quy định điều kiện miễn dỡ hàng FO [Free out], người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI [Free out Liner in].

d. Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO [Free in and out]: Theo cách quy định điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO [Free in and out], người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp hàng [Stowage], san cào hàng [Trimming] trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST [Free in and out, stowed and trimmed]: miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng .

Trân trọng!

5. Điều kiện chi phí xếp dỡ hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

Như đã trình bày ở mục trên, trong hợp đồng thuê tàu chuyến, chi phí xếp dỡ hàng hóa thường được quy định theo các phương thức như sau:

- Theo điều kiện tàu chợ [Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms]: Theo cách quy định này, nguờỉ vân chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu [loading], sắp xếp hàng hóa trong tàu [Stowage], chèn lót [Dunnage], ngăn cách [Separation] và dỡ hàng [Discharging].

- Theo điều kiện miễn xếp hàng FI [Free in]: Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ỏ cầng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILỔ [Free in Liner out].

- Theo điều kiện miẻn dỡ hàng FO [Free out]: Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ỏ cảng đõ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI [Free out Liner in].

- Theo điều kiện mlẽn xếp dỡ hàng FIO [Free ỉn and out]: Theo cách quy định này, người vận chuyển được miên trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sáp xếp hàng [Stowage], san cào hàng [Trimming] trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST [Free in and out, stowed and trimmed]: miên chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sáp xếp và san trải hàng .

Như vậy, thông thường chi phí bốc dỡ san xếp được ghi đằng sau giá cước, nếu có chi phí sắp xếp hàng hóa [Stowage] đối với hàng đóng bao và chi phí cào san trải hàng [Trimming] đối với hàng rời thì trong hợp đồng thuê tàu phải nói rõ do chủ thể nào chịu? đó là thuộc về người vận chuyển hay người thuê vận chuyển phải chịu? Nếu miễn cho người vận chuyển thì thêm chữ S và T sau các thuật ngữ FI, FO, FIO để thành FIS hay FOS hay FIOT. Cần lưu ý các thuật ngữ trên là thuật ngữ hàng hải về thuê tàu, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, đây không phải thuật ngữ thương mại vì vậy nên tránh việc lắp ghép tùy tiện với các điều kiện thương mại trong Incoterms như kiểu CIF FO hay FOB FI v.v… rất dễ hiểu nhầm, gây ra tranh chấp.

Ví dụ chứng minh: Nếu người mua CIF một lô hàng rời muốn mình không chịu phí dỡ hàng tại cảng đích thì phải thỏa thuận với người bán một cách rõ ràng rằng “người mua được miễn mọi chi phí dỡ hàng kể cả phí lõng hàng ở cảng đích: the buyer shall be free of all the cost of goods discharging at the destination port including lighterage if any”. Trên cơ sở đó, người bán khi thuê tàu sẽ thỏa thuận với người vận chuyển một cách phù hợp với hợp đồng mua bán đã ký kết.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề