Tài sản lưu dộng là gì

Tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn [current assets] là những tài sản như tiền mặt, nợ phải thu, nguyên liệu được mua để sản xuất và bán đi dưới dạng thành phẩm. Theo quan điểm thống kê và kế toán, tài sản lưu động bao gồm tất cả những tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong khoảng thời gian dưới một năm. Nhìn chung, tài sản lưu động có khả năng thanh toán, tức khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, cao hơn tài sản cố định.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Tài sản lưu động của doanh nghiệp là tất cả những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm [nếu chu kỳ kinh doanh < 1 năm]  hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh, [nếu chu kỳ kinh doanh > 1 năm]

Chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái tiền tệ lại thu được vốn đó dưới hình thái tiền tệ.

Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, đó là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp  bỏ tiền mua vật tư, chế biến vật liệu đó thành sản phẩm và bán được sản phẩm đó. Đối với doanh nghiệp thương mại, chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian kể từ khi bỏ tiền mua hàng hoá và đem bán được hàng hoá đó.

Tài sản lưu động thay đổi hình thái của nó trong phạm vi một chu kỳ kinh doanh. Như vậy, giá trị của nó sẽ được chuyển toàn bộ, một lần vào sản phẩm làm ra. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ có sự thay đổi hình thái thường xuyên theo một chu kỳ khép kín : Tiền => Nguyên vật liệu => Bán thành phẩm => Sản phẩm => Tiền [T – H – T’]

Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật [vật tư, hàng hoá], dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Xuân Ngọc

Trả lời 2 năm trước

tài sản lưu động làbiểu hiện dưới hình thái vật chất của các thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh sản xuất [các thành phần này còn được gọi là đối tượng lao động].

Ví dụ tài sản lưu động

- Tài sản lưu động sản xuất: Các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.

- TSLĐ lưu thông: Các loại tài sản nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…

Để phân biệt sự khác nhau giữa tài sản lưu động và tài sản cố định thì em xem ở đây

//vatgia.com/hoidap/4808/110637/giup-minh-phan-tich-su-khac-nhau-giua-tai-san-co-dinh-va-tai-san-luu-dong-voi.html

Ngo Thinh2021-12-17T17:51:04+07:00

[Last Updated On: 17/12/2021]

Khái niệm, phân loại tài sản lưu động

Tài sản lưu động [TSLĐ] là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp mà khi sử dụng chúng được tiêu hao hoàn toàn vào quá trình sản xuất trong một lần chu chuyển, thay đổi hình thái vật chất và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra Căn cứ theo giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp, TSLĐ gồm:

  • TSLĐ trong khâu dự trữ: là những tài sản đã được mua sắm để chuẩn bị đưa vào sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, …
  • TSLĐ trong khâu sản xuất: là những chi phí cho sản phẩm trung gian còn đang tiếp tục chế biến trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
  • TSLĐ trong khâu tiêu thụ: là những chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tài sản dưới dạng tiền như thành phẩm, hàng hóa, bao bì, vật liệu đóng gói, …

Phân loại theo trạng thái tồn tại, TSLĐ gồm có:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn
  • Các khoản phải thu; Các khoản tạm ứng;
  • Hàng tồn kho

Phân loại theo hình thái biểu hiện, TSLĐ gồm có:

  • Tiền mặt, ngân phiếu, chứng khoán, giấy tờ có giá
  • Vàng, bạc, kim quý, đá quý
  • Công cụ dụng cụ
  • Nguyên vật liệu
  • Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
  • Thành phẩm
  • Hàng hóa

Tài sản lưu động là gì là một trong những câu hỏi của nhiều bạn học kinh tế, các nhà đầu tư, kế toán của doanh nghiệp…. Việc tìm hiểu vấn đề này chính là một trong những bước đệm giúp bạn hiểu rõ hoạt động kinh doanh. Quản lý và sử dụng phù hợp các tài sản lưu động là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. 

Đối tượng lao động khi tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của nó được gọi là tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp tài sản lưu động gồm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Vậy tài sản lưu động là gì? Phân loại tài sản lưu động và công thức tính?

Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động [tài sản ngắn hạn] của doanh nghiệp là bao gồm tất cả những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những tài sản này gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chứng khoán có thể bán và những tài sản có thể chuyển thành tiền mặt. Nói chung là tất cả tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong 1 năm [chu kỳ kinh doanh dưới 1 năm] và trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh [chu kỳ kinh doanh trên 1 năm].

Mỗi lĩnh vực kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ có chu kỳ kinh doanh khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, đây là thời gian cần thiết kể từ lúc doanh nghiệp bỏ tiền mua vật tư, chế biến vật liệu thành sản phẩm và bán sản phẩm đó. Với doanh nghiệp thương mại, đây là khoảng thời gian kể từ lúc mua hàng hóa và đem bán được mặt hàng đó.

Về cơ bản, tài sản lưu động có khả năng thanh toán [khả năng chuyển đổi thành tiền mặt] cao hơn tài sản cố định. Tài sản lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi hình thái thường xuyên theo 1 chu kỳ khép kín: Tiền -> Nguyên liệu -> Bán thành phẩm -> Sản phẩm -> Tiền. Tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thái: tiền tệ, hiện vật như hàng hóa hoặc vật tư, đầu tư ngắn hạn, các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Tài sản lưu động gồm những gì?

Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động thường chia thành 2 loại: tài sản lưu động lưu thông và tài sản lưu động sản xuất.

  • Tài sản lưu động lưu thông: Những loại tài sản nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán….
  • Tài sản lưu động sản xuất: Các nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế…. dự trữ sản xuất và sản phẩm đang trong quá trình sản xuất…..

Tài sản lưu động lưu thông và lưu động sản xuất thường xuyên đổi chỗ cho nhau nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp ổn định.

Công thức tính tài sản lưu động

Công thức tính tài sản lưu động:

Tài sản lưu động = Tiền mặt + tiền gửi ở ngân hàng +  các khoản thu + công nợ + hàng tồn kho + đầu tư ngắn hạn + chi phí trả trước. 

Phân loại tài sản lưu động

Tài sản lưu động có thể phân loại theo đặc điểm kinh tế và khả năng chuyển đổi:

Tiền

Tài sản lưu động gồm tất cả tiền mặt có trong quỹ, tiền ở tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý tiền ở đây không phải chỉ có tiền mặt mà còn bao gồm:

  • Tiền gửi ngân hàng.
  • Tiền trong thanh toán.
  • Tiền dưới dạng séc các loại.
  • Tiền trong thẻ tín dụng và các loại thẻ ATM.

Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý

Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý thuộc nhóm tài sản đặc biệt chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Nhưng trong một số ngành như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính thì giá trị vàng, bạc, kim cương, đá quý, kim khí quý…. rất lớn.

Những tài sản tương đương tiền

Đây là nhóm bao gồm các tài sản có khả năng chuyển đổi cao nghĩa là nó dễ bán và dễ chuyển đổi thành tiền khi cần. Nhưng không phải toàn bộ các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Những chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được gọi là tài sản lưu động thuộc nhóm này.

Bên cạnh đó những giấy tờ thương mại ngắn hạn được đảm bảo độ an toàn cao cũng thuộc nhóm này. Ví dụ kỳ phiếu thương mại, hối phiếu ngân hàng, bộ chứng từ hoàn chỉnh…..

Chi phí trả trước

Chi phí trả trước gồm những khoản tiền công ty đã chi trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc đối tượng khác. Một số khoản trả trước có mức độ rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khó dự đoán.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp nhất là công ty kinh doanh thương mại hoặc mua bán hàng hóa. Hoạt động mua bán giữa các bên phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực tế các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tùy vào tính chất quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng.

Hàng hóa vật tư

Hàng hóa vật tư được theo dõi trong một mục gọi là hàng tồn kho. Hàng tồn kho ở đây không có nghĩa là hàng dư không bán được. Thực tế nó bao gồm toàn bộ nguyên nhiên vật liệu đang tồn trong kho, xưởng hoặc quầy hàng. Nó gồm nhiều loại: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ, thành phẩm…..

Các chi phí chờ phân bổ

Thực tế một khối lượng nguyên vật liệu và khoản chi phí phát sinh nhưng chưa thể được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Các khoản này được đưa vào giá thành trong khoản thời gian phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ về các khái niệm tài sản lưu động là gì, phân loại tài sản lưu động và các thông tin cơ bản xoay quanh nó. Với những kiến thức trên, VNCB hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về tài sản lưu động của doanh nghiệp

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Video liên quan

Chủ Đề