Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần thực hiện sơ cứu như thế nào

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín [phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương], gãy xương hở [phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra] thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún [hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại] thường xảy ra ở cột sống.

Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn.

Đối với trường hợp gãy xương tay:

Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay [trên, dưới ổ gãy].  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương tay

Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Đối với trường hợp gãy xương chân:

Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu[gờ trên cùng của xương chậu] đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm vàbăng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương cẳng chân

Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trítrên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương đùi

Đối với trường hợp gãy xương cột sống:

Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.

Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.

Sơ cứu gãy xương cột sống

Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Gãy xương là tình trạng nguy hiểm khi lực tác động lớn gây nứt vỡ cấu trúc xương, có thể gặp khi tai nạn giao thông, lao động, thể thao hay sinh hoạt ngày thường. Sơ cứu gãy xương cần thực hiện đúng và sớm, tránh tổn thương nặng cho thần kinh, mạch máu và các mô xơ xung quanh. Mỗi dạng gãy xương cần sơ cứu khác nhau để hạn chế tổn thương nặng hơn cũng như duy trì trước khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

1. Sơ cứu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ

Đa phần các chấn thương cột sống cổ gặp do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, nếu không sơ cứu đúng cách có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe. Theo thống kê, có đến 70% trường hợp tai nạn giao thông bị chấn thương cột sống và cổ với các mức độ khác nhau, trong đó gãy xương là mức độ tổn thương nặng.

Gãy xương là chấn thương nguy hiểm khá thường gặp

Các bước sơ cứu chấn thương cột sống cổ như sau:

  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm im, không cố vận động, dùng sức đỡ đầu và cổ nạn nhân cố định để tránh chấn thương nặng hơn.

  • Gọi đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất, cần có người có chuyên môn để thực hiện các sơ cứu hay di chuyển người bệnh.

  • Giải phóng người bệnh khỏi các vật cản như mũ, xe, đồng thời nới rộng cổ áo, lót vòng đệm cổ trong thời gian chờ xe cứu thương.

  • Nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng, riêng vùng cổ thẳng không được gập, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng sức khỏe để bác sĩ tiếp nhận, cấp cứu nhanh chóng hơn.

Gãy xương cổ là chấn thương nguy hiểm có thể gây tử vong

  • Cố định cột sống cổ: Dùng 2 bao cát hoặc viên gạch chèn hai bên tai để cổ nạn nhân giữ thẳng khi nằm.

  • Cầm máu với các vết thương chảy máu bằng băng ép sạch, nhất là vết thương ở đầu chảy máu, cần quấn băng quanh đầu để cầm máu. Trong quá trình này lưu ý giữ cố định đầu.

  • Nếu gãy đồng thời các vùng xương khác như đùi, cẳng tay,… thì giữ cố định bằng nẹp để giảm đau.

Khi xe cứu thương đến, hãy thông tin cho y tá, bác sĩ về tình trạng chấn thương của nạn nhân, riêng nạn nhân bị gãy xương cổ cần vận chuyển bằng ô tô, đảm bảo đầu nạn nhân luôn thẳng với trục cơ thể, không vận chuyển bằng xe máy.

Không ít người khi thấy nạn nhân bị tai nạn không kiểm tra kỹ càng, gãy xương cột sống cổ nếu di chuyển bằng xe máy đi cấp cứu sẽ khiến chấn thương thêm nghiêm trọng hơn. Hậu quả có thể là tử vong, chèn ép thần kinh, gây bại liệt sau này.

2. Sơ cứu chấn thương cột sống lưng hoặc thắt lưng

Đốt sống có vai trò quan trọng với hệ xương nói riêng và cơ thể người nói chung, song cột sống con người khá mỏng manh, hoàn toàn có thể gãy, nứt, dây chằng đãi đệm bị đứt, rách,… khi có lực tác động mạnh. Gãy xương cột sống lưng là chấn thương nguy hiểm và phức tạp, thương tổn xương thường kèm theo cả thương tổn vùng thắt lưng, ổ bụng như: tổn thương niệu quản, thủng tạng rỗng, chảy máu ổ bụng, tổn thương gan, lách, bàng quang,…

Gãy xương lưng có thể gây tổn thương thần kinh

Cách sơ cứu cho nạn nhân chấn thương xương cột sống lưng như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm thẳng trên tấm ván cứng, chiều dài bằng khoảng chiều cao cơ thể. Trong quá trình di chuyển nâng nạn nhân, lưu ý không để cột sống bị gấp góc hoặc xoắn.

  • Cố định người nạn nhân vào cáng bằng cách buộc thân người và cố định cột sống cổ, vận chuyển tới cơ sở y tế.

  • Cầm máu bên ngoài để xử trí ban đầu cho chấn thương gãy xương cột sống, đồng thời giảm đau chống sốc, tránh biến chứng nguy hiểm như mất máu gây sốc, liệt tứ chi do xương cột sống gãy chèn ép vào tủy.

  • Dùng thuốc giảm đau, thở oxy, truyền dịch tùy vào tình trạng của bệnh nhân.

Gãy xương cột sống lưng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc để lại biến chứng sau này nếu không cấp cứu sớm hoặc cấp cứu không đúng cách.

3. Sơ cứu cho nạn nhân gãy xương chân, tay

Gãy xương chân, tay không chỉ gây đau đớn mà còn nguy hiểm, đe dọa đến khả năng hoạt động sau này nên cần sơ cứu đúng cách. Sơ cứu với trường hợp này nhìn chung đơn giản hơn so với gãy xương cột sống lưng hay cổ, cụ thể như sau:

  • Dùng băng vô trùng, mảnh quần áo sạch hoặc vải sạch dùng làm băng ép chặt lên vết thương để cầm máu.

  • Cố định vùng xương gãy ở tay, chân bằng cách: dùng nẹp qua 2 khớp hoặc băng vải đeo trước ngực cố định.

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau do gãy xương chân

4. Sơ cứu gãy xương khung chậu

Xương khung chậu là hệ xương tương đối vững chắc, hình dạng giống như cái chậu thắt ở giữa nhưng vẫn có thể bị gãy khi gặp chấn thương mạnh. Xương vùng chậu là vùng xương tương đối xốp, nếu gãy thường gây chảy máu nhiều, dễ gây tổn thương nội tạng, sốc và tai biến. Nếu không xử lý biến chứng tốt, bệnh nhân có thể tử vong trước khi đưa đến cơ sở y tế.

Cách sơ cứu chấn thương xương khung chậu như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, dùng chăn, gối hoặc màn mỏng kê dưới gối.

  • Buộc băng bản to quanh khung chậu, băng cả xung quanh mắt cá chân, bàn chân và đầu gối.

  • Giữ bệnh nhân bất thường, giảm đau, chống sốc, vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế bằng ván cứng để giảm tình trạng gãy xương và biến chứng.

Gãy xương chậu là chấn thương có thể gây sốc do chảy máu

Sơ cứu gãy xương không đúng cách có thể gây tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí làm giảm khả năng hồi phục và biến chứng sau này. Vì thế, dựa theo chấn thương và tình trạng người bệnh, người sơ cứu cần phán đoán hoặc vùng xương bị gãy và sơ cứu đúng cách.

Nếu không, hãy liên hệ với cấp cứu y tế để được hỗ trợ hoặc tìm đến sự hỗ trợ từ người có chuyên môn gần nhất. Tổng đài 1900565656 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề