Đại học Xây dựng hệ vừa học vừa làm

15:16 - Thứ Năm, 08/04/2021

Lớp này được thành lập năm 1971 theo sáng kiến của GS Hoàng Xuân Tùy – khi đó là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp áp dụng cách đào tạo kỹ sư xây dựng theo phương thức mới vừa học vừa làm [tỷ lệ ½ học, ½ làm thực tế theo thời gian] để gắn liền lý thuyết với thực hành xây dựng. Câu chuyện được PGS.TS Lê Đình Thám [nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Xây dựng] chia sẻ ngày 29-3-2021.

PGS.TS Lê Đình Thám

Lớp Đại học xây dựng vừa học vừa làm do thầy Lưu Quang Trí phụ trách. Đây cũng là nơi mà PGS Lê Đình Thám công tác sau khi trở về từ Bulgaria. Khi mới thành lập, lớp mới có 3 giảng viên: thầy Lưu Quang Trí dạy thi công xây dựng, thầy Lê Minh dạy về vật liệu xây dựng và thầy Nguyễn Văn Thông dạy cơ đất nền móng. Những ngày đầu, lớp Đại học xây dựng vừa học vừa làm do trường Đại học Tại chức quản lý [trụ sở ở khu nhà B, Đại học Bách khoa], đến năm 1973 thì tách ra hoạt động độc lập với các cơ sở đào tạo, thực tập ở phố Đồng Tâm, bãi Phúc Xá [Hà Nội], trại Phú Sơn [Thái Nguyên]...

Lớp chủ yếu đào tạo kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, khóa đầu tuyển sinh 4 lớp, trung bình mỗi lớp 50 sinh viên. Từ năm 1971 - 1981, trường tuyển sinh được 9 khóa. Bốn khóa đầu đã đào tạo gần 1000 kỹ sư xây dựng, năm khóa sau chuyển giao cho trường Đại học Xây dựng khi có quyết định sáp nhập lớp Đại học xây dựng vừa học vừa làm vào trường này [11-1980].

Mô hình kết hợp lao động và học tập đã mở ra triển vọng mới trong công tác đào tạo thập niên 70, sinh viên không chỉ có thể tự xây dựng nhà ở, lớp học cho mình mà còn có thể tham gia xây dựng nhiều công trình cho xã hội. Đó là khu nhà ở dọc theo đường Đại Cồ Việt, khu Tập thể của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, trường Đại học Tổng hợp, Đại học Kinh tế kế hoạch [nay là Đại học Kinh tế quốc dân], các công trình cho Bộ Tài chính ở phố Ngô Quyền… Thêm vào đó, sinh viên sau khi ra trường có thể công tác được ngay mà không phải mất thời gian làm quen với công việc thực tế.

Vì cơ chế thị trường [nền kinh tế kế hoạch hóa] trong thập niên 80 nên giảng viên và sinh viên không có thu nhập từ việc làm công trình. Sau khi sáp nhập với trường Đại học Xây dựng, dần dần công tác đào tạo theo hình thức học nửa ngày, lao động nửa ngày không còn. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thám, nếu lớp Đại học xây dựng vừa học vừa làm thành lập muộn hơn sẽ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường ngày nay.

Nguyễn Điệp

Tin khác

Mẫu đơn xin chuyển sang hệ vừa làm vừa học

Trong thời gian học tập, do nhiều lý do chủ quan, khách quan sinh viên không có đủ điều kiện theo học hệ đào tạo chính quy có thể xin chuyển sang hệ vừa làm vừa học theo mẫu đơn dưới đây.

Được thành lập từ năm 1991, chuyên ngành Tin học Xây dựng nằm trong ngành Kỹ thuật Xây dựng của Trường Đại học Xây dựng, đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư vững chuyên môn xây dựng, giỏi về ứng dụng tin học trong xây dựng. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần hiện hữu ngày một rõ nét, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa, robot hóa các ngành đang cần hơn bao giờ hết. Chuyên ngành Tin học Xây dựng luôn nhận thức được sứ mệnh của mình trong công cuộc đào tạo kỹ sư kỹ thuật công trình vừa giỏi chuyên môn xây dựng, vừa có kiến thức tốt về công nghệ thông tin để có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin nhằm đưa tự động hóa vào mọi lĩnh vực xây dựng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Video liên quan

Chủ Đề