Dẫn chứng về người có tâm hồn đẹp

Hướng dẫn

Nghị luận xã hội về vẻ đẹp tâm hồn

Đề bài

“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

[Norman Kusin, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003]

Hướng dẫn làm bài

Anh [chị] hãy phát biểu suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng một bài văn khoảng 600 chữ.

Câu nói của Norman Kusin đặt ra tương quan so sánh: sự mất mát về thể xác [cái chết] và sự mất mát về tâm hồn [lụi tàn] và ông cho rằng, mất mát về tâm hồn còn lớn hơn cả cái chết. Từ đó, có thể thấy nhà văn đề cao vai trò của tâm hồn trong đời sống con người. Để giải quyết đề này, người viết cần đặt ra một số câu hỏi để tự trả lời bằng lập luận và dẫn chứng: Cái chết có phải là điều mất mát lớn? Tại sao nói, cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời? Tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống nghĩa là thế nào? Tại sao để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống là sự mất mát còn lớn hơn cả cái chết?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Con người hơn hẳn muôn loài ở chỗ: không chỉ biết sống, mà còn biết suy tư về cuộc sống của mình. Những suy tư ấy xoay quanh những câu hỏi từng được đặt ra từ bao đời nay: Thế nào là sống đẹp? Ý nghĩa đích thực của cuộc sống là gì? Làm sao để nâng cao giá trị cuộc sống?… Trên đồng tư tưởng ấy, Norman Kusin đã nêu một quan điểm rất đáng chú ý: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

– Câu nói của Norman Kusin nêu lên tầm quan trọng của tâm hồn đối với cuộc sống con người. Ông diễn đạt tư tưởng của mình bằng hai vế, quan hệ với nhau theo lối đòn bẩy. Trước hết, câu nói của Norman Kusin đã ngầm chứa một ý: cái chết là sự mất mát lớn của con người. Đúng vậy. Một trong những niềm hạnh phúc không gì sánh nổi của con người là được sinh ra trên cõi đời này, là được sống. Nhờ được sống, chúng ta mói có thể tận hưởng mọi niềm vui, mọi hương vị của thế giới diệu kì. Vì sự sống thể xác đáng quý như vậy, nên tứ xưa đến nay, hễ là người, ai cũng ham sống. Người ta không ngừng tìm mọi cách nâng cao và duy trì lâu dài sự sống của mình. Lương thực, thực phẩm được cải thiện, thuốc men chữa bệnh được bào chế, các hình thức tập luyện một cách khoa học được khám phá tất cả đều hướng tới mục đích thiết thực ấy.

Xem thêm:  Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

– Vì sự sống là thiêng liêng và đáng quý như vậy, cho nên, đối với con người, cái chết thực sự là một điều mất mất lớn. Bởi cái chết xoá đi tất cả, biến con người thành hư vô. Thể xác con người đẹp đẽ là thế, vậy mà sẽ bị hư hoại. Trong cõi nhân gian này, ở đâu cũng thế, nơi nào có người chết, nơi đó không khí đau thương, tiếc nuối bao trùm.

– Tuy nhiên, cái chết chưa phải là sự mất mát lớn nhất, bởi vì, sự tàn lụi của tâm hồn là điều mất mát lớn hơn cả cái chết. Con người tồn tại không chỉ có thể xác mà còn có tâm hồn. Điều kì diệu thiêng liêng này không tạo vật nào sánh nổi. Những gì thuộc về đời sống tâm hồn đều hết sức phong phú. Đó là lí tưởng cao đẹp mà con người hướng tới; là đạo đức, lẽ sống mà con người không ngừng xây đắp; là danh dự, niềm tin, khát vọng vẫy gọi con người vươn lên; là nhu cầu thưởng thức cái đẹp của cuộc sống và của nghệ thuật… Chính tâm hồn mới làm cho sự sống về thể xác của con người trở nên thực sự cao quý. Không có thể xác thì không có tâm hồn, ngược lại, nếu không có tâm hồn thì thể xác sẽ rơi vào vũng bùn của sự tầm thường, phàm tục. Câu nói của Dumbatze – nhà văn Liên Xô trước đây: “Ở đời, tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác” là sự xác nhận tương quan giữa phần hồn và phần xác của mỗi con người. Từ điểm nhìn ấy, ta thấy Kusin thật có lí khi khẳng định: “Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

Xem thêm:  Cảm nhận về truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa

– Tâm hồn lụi tàn thì cũng chẳng khác gì tâm hồn chết. Đó là khi con người không còn tính người, sổng kiểu bản năng, thú tính. Đó là khi con người sống vô cảm, ích kỉ, không còn khả năng yêu thương, xúc động trước bất hạnh của đồng loại; là hết mọi hoài bão, khát vọng; là trơ lì cảm xúc, chỉ chăm chút cho cái thể xác của mình như con thú chăm sóc bộ lông… Một cuộc sống như thế, có hơn gì cuộc sống của súc vật như cách nói của Karl Marx. Nếu so với cái chết của thể xác thì cái chết của tâm hồn có vẻ âm thầm lặng lẽ, nhưng đáng sợ hơn nhiều. Trên đời này, có những người đã chết về thể xác từ lâu, nhưng những giá trị mà họ để lại thì mãi mãi bất tử. Ngược Jai, có những kẻ còn sống trơ ra đấy, nhưng do thoái hoá biến chất, tâm hồn tàn lụi mà họ như đã chết trong lòng người khác.

– Câu nói của Norman Kusin là một chân lí, động chạm đến những vấn đề hệ trọng nhất của mỗi đời người. Suy ngẫm về lời của Kusin, ta tự hỏi: có phải trong cuộc sống sôi động, gấp gáp hiện nay, do mải mê với cuộc mưu sinh, nhiều lúc ta đã quá lo lắng chăm sóc phần thể xác mà bỏ quên đời sống tâm hồn? Xã hội hiện đại quả thật đang quay cuồng trong lối sống thực dụng. Sự phát triển của khoa học, công nghệ đang đem đến những tiện nghi vật chất hiện đại, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống con người. Nhưng ngược lại, cũng chính điều đó đã góp phần làm cho tâm hồn con người ngày càng cằn cỗi. Ngày ngày, con người đang huỷ hoại môi trường sống, trở nên xa lạ với thiên nhiên, mất dần khả năng đồng cảm với người khác. Những lí tưởng cao đẹp, thiêng liêng bị coi thường. Nghệ thuật cũng đang tự biến đổi để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng như một món hàng ở chợ trời. Giữa bức tranh hỗn độn ấy, ý thức của mỗi cá nhân về giá trị cuộc sống của mình là vô cùng quan trọng. Lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần phải là hành động của mỗi con người. Nó là trách nhiệm của cá nhân đối với đời sống của chính mình và đối với xã hội.

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 18

– Mỗi khi cảm thấy bức xúc vì khó khăn, thiếu thốn, mỗi khi cảm thấy tâm hồn minh có dấu hiệu lụi tàn, hãy nhớ lại câu nói của Kusin để hiểu rằng, tình trạng đó có khi còn tệ hại hơn cái chết. Nhận thức được như vậy là để xác định cho mình một thái độ sống đúng đắn, như cách nói của người Ả Rập: “Nếu tôi có hai cái bánh mì thì tôi sẽ bán đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì, tâm hồn tôi cũng cần ăn uống”.

Theo Hocsinhgioi.com

Câu hỏi: Hãy nêu dẫn chứng về sống đẹp.

Trả lời:

Pavel Corsaghin đã từng nói rằng “ Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của đời mình…”. Sống đẹp cho con người ta biết trân trọng sự sống hơn.

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên cũng là một người có lối sống đẹp. Anh dám từ bỏ tất cả để lên đỉnh núi Yên Sơn làm việc một mình. Con người ấy mới đẹp làm sao. Rồi anh ở đó, ngày ngày trồng hoa, nuôi gà, tự lo cho cuộc sống của mình. Anh ở đó đọc sách để tự bồi đắp tâm hồn mình. Anh ở đó để tự nghiên cứu. Anh ở đó để khiêm nhường trước yêu cầu vẽ của bác họa sĩ vì anh thấy còn nhiều người đẹp hơn mình, đó không đơn giản chỉ là sự khiêm nhường mà suy rộng ra còn là khát khao muốn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Đó chẳng phải là sống đẹp hay sao?

Cùng Top lời giải phân tích chi tiết hơn về sống đẹp nhé:

Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa.

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.

"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.

Sống đẹp phải tùy thuộc vào lứa tuổi, vị thế xã hội. Các em nhỏ chăm ngoan, vệ sinh sạch sẽ, học giỏi là sống đẹp. Các cụ già “tuổi xưa nay hiếm” lại nêu cao khẩu hiệu: “Sống khỏe, sống vui, sống có ích” để làm gương cho con cháu noi theo. Một em bé chăn trâu đã dũng cảm nhảy xuống dòng sông cứu bạn khỏi chết đuối là sống đẹp. Một cán bộ biên phòng dũng cảm băng qua dòng nước lũ để cứu dân là sống đẹp. Một Việt kiều, một cán bộ sứ quán Việt Nam đã nêu cao, làm nổi bật những nét bản sắc của nhân dân ta trước bạn bè năm châu bốn biển là sống đẹp.

Phải biết sống đẹp trong đời thường hằng ngày. Siêng năng làm ăn, cần cù lao động, sống giản dị khiêm tốn, học hành chăm chỉ… là sống đẹp. Tham ô, lãng phí, đè đầu cưỡi cổ nhân dân là kẻ tha hóa, bất lương. Cán bộ, công chức sống đẹp là phái thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm theo điều Bác Hồ dạy là sống đẹp.

Quan niệm “sống đẹp” được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt, giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ. Ta thấy hình ảnh oai hùng của dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của vị cha già đáng kính Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho cuộc đời mình chính là tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Người đã kiên trì bôn ba tứ xứ, học hỏi cái hay, cái đẹp của xứ người để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Đồng hành cùng Bác Hồ chính là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng như những hi sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại Nghĩa; Phạm Tiến Duật; Chính Hữu;…

Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.

Một nhà văn đã từng nói: “Không có gì chúng ta không thể làm khi chúng ta thật sự cố gắng”. Chính vì thế, điều mọi người nên làm bây giờ là hãy góp phần, dù là nhỏ nhoi để giúp cuộc sống này đẹp hơn. Và hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hằng ngày bởi vì “Tội ác lớn nhất con người có thể làm, chính là không cố gắng”

Nói tóm lại, “sống đẹp” qua các thời kì tuy có khác nhau nhưng đều quy về cái tốt đẹp cho xã hội. Là một công dân Việt Nam, nằm trong đại gia đình thế giới, chúng ta hãy làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Hãy ước mơ và dám ước mơ. Hãy tin rằng điều chúng ta đang làm sẽ trở thành hiện thực.

Video liên quan

Chủ Đề