Dán hạ sốt cho trẻ ở đâu

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy bé bị sốt. Mẹ sợ dùng thuốc hạ sốt ngay sẽ có hại cho bé nên nhiều người lựa chọn giải pháp là dùng miếng dán hạ sốt cho con. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách, chúng có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.

Miếng dán để hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Có thành phần chủ yếu là hydrogel, không tan trong nước, hút một lượng nước khá lớn ở vùng da được dán miếng dán, hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài tại vùng da này, không có tác dụng toàn thân. Tổ chức y tế thế giới cũng khuyến cáo không sử dụng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ. Hơn nữa việc hạ sốt cho trẻ phải thực hiện hạ sốt toàn thân chứ không phải chỉ riêng một bộ phận.

Chúng chỉ có tác dụng làm mát trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó vùng da được dán miếng dán sẽ nhanh chóng trở lại nhiệt độ ban đầu tức là trẻ vẫn có thể sốt.

Miếng dán hạ sốt được nhiều mẹ sử dụng khi con bị sốt.

Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán giúp hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt cho trẻ em. Vì vậy, phụ huynh không nên chỉ dùng miếng dán thay thế cho thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt.

Biện pháp đúng khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C là cho con uống thuốc hạ sốt loại paracetamol. Đây là loại thuốc hạ sốt an toàn vì nếu dùng hạ sốt ibuprofen trong trường hợp bé bị sốt xuất huyết sẽ gây nguy hiểm cho con. Do đó paracetamol nên được sử dụng để hạ sốt cho con khi bé sốt từ 38,5 C độ, còn sốt dưới 38,5 độ C thì chưa cần cho con uống thuốc hạ sốt.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên áp dụng các biện pháp như|: mặc quần áo thoáng mát, cho con uống nhiều nước [bú nhiều với trẻ vẫn còn bú mẹ], lau nước ấm ở các vị trí cổ, nách, bẹn để giúp bé hạ nhiệt [hạ sốt].

2. Tác hại khi sử dụng miếng dán giúp hạ sốt

Không phải là sản phẩm chữa bệnh, không thể thay thế được thuốc hạ sốt. Nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe của trẻ:

2.1. Không hạ sốt được

Do chỉ có tác dụng nhất thời, hạ sốt một vùng cụ thể [khu vực có dán miếng dán] nên không hạ sốt toàn thân cho bé. Hơn nữa, miếng dán để hạ sốt chủ yếu là chườm lạnh, Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo là không nên sử dụng chườm lạnh khi bé bị sốt vì không đem lại hiệu quả.

2.2. Gây biến chứng nặng

Nhiều phụ huynh “đinh ninh” dùng miếng dán để hạ sốt trẻ sẽ “đỡ sốt” nên trong những  trường hợp trẻ sốt quá cao mà mẹ chỉ dùng miếng dán để hạ sốt sẽ không có tác dụng, điều này càng làm chậm trễ việc dùng thuốc hạ sốt, gây nguy hiểm cho trẻ, bé có thể phải đối diện với nguy cơ bị co giật và biến chứng về não.

2.3. Kích ứng da

Miếng dán giúp hạ sốt rất dễ sử dụng, nhưng liệu có thực sự tốt?

Da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng bởi một số thành phần trong miếng dán có thể gây dị ứng da của bé.

2.4. Ảnh hưởng tới hệ hô hấp

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, hệ hô hấp chưa thực sự hoàn thiện, một số loại miếng dán có thành phần menthol. Những trẻ sốt do viêm phổi, việc dùng miếng dán giúp hạ sốt khiến hệ hô hấp của trẻ càng tổn thương do phải hoạt động nhiều hơn, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.

3. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhi

Khi thấy con bị sốt, ba mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và bác sĩ sẽ tư vấn cách hạ sốt hiệu quả, an toàn cho con.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên mẹ:

– Tuyệt đối không dùng miếng dán giúp hạ sốt khi trẻ bị dị ứng hoặc sốt do viêm phổi.

– Không được lạm dụng và không được dùng trong thời gian dài.

– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cho con uống thuốc hạ sốt loại paracetamol theo đúng liều lượng. Đồng thời áp dụng các biện pháp như mặc quần áo thoáng; lau ấm các vị trí cổ, nách, bẹn; cho bé uống nhiều nước [tăng cường bú với những trẻ vẫn đang bú mẹ].

– Nếu trẻ không giảm sốt, mẹ hãy cho con đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa nhi, để bé được chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân gây sốt và có biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay miếng dán hạ sốt là sản phẩm được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, dễ tìm mua và sử dụng nên được rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng để hạ sốt cho bé. Khi con bị sốt do siêu vi, tiêm phòng hay nguyên nhân khác, phụ huynh hay có thói quen dùng miếng dán để hạ sốt.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Những lưu ý gì khi sử dụng miếng dán hạ sốt?

Miếng dán hạ sốt có tác dụng gì?

Để biết được trẻ sốt bao nhiêu độ thì dùng dán miếng hạ sốt và lưu ý gì khi sử dụng, chúng ta cần hiểu rõ về tác dụng của sản phẩm này. Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh có thành phần chính là hydroge. Khi sử dụng, miếng dán này sẽ hút một lượng nước ở vùng da được dán miếng dán trực tiếp, sau đó hấp thụ nhiệt rồi phân tán ra vùng da này, không có tác dụng làm mát toàn thân.

Sản phẩm này có tác dụng làm mát cho bé trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó vùng da đó sẽ nhanh chóng về lại nhiệt độ ban đầu tức là trẻ vẫn có thể sốt nếu không có các biện pháp hạ sốt khác đi kèm.

Bé sốt bao nhiêu độ thì dùng miếng dán hạ sốt và cách sử dụng như thế nào?

Nếu thấy trẻ bị sốt cao, cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Trong thời gian chờ thuốc phát huy được tác dụng, cha mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ như một phương pháp tạm thời để làm giảm nhiệt độ của bé. Cách sử dụng miếng dán hạ sốt gồm các bước rất đơn giản. Đầu tiên, phụ huynh chỉ cần bóc tấm phim của miếng dán hạ sốt. Sau đó sử dụng miếng dán này dán trực tiếp vào giữa trán của trẻ. Cuối cùng chỉ cần để yên miếng dán trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trên bao bì.

Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ chỉ là biện pháp hỗ trợ để giảm thân nhiệt cho bé và chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt dưới 38 °C, nếu trẻ sốt cao hơn nhiệt độ này không nên điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Những lưu ý cho cha mẹ khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng miếng dán hạ sốt khi sử dụng sản phẩm này để hạ sốt cho bé

Ngoài việc biết trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt và cách dùng sản phẩm này, phụ huynh cũng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng miếng dán để hạ sốt cho bé.

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm cũng như thời gian và đối tượng sử dụng trước khi dùng sản phẩm này cho con.
  • Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhi khoa hay bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé nhà mình.
  • Nên tìm mua sản phẩm này tại các kênh phân phối chính thức hay nhà thuốc uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào các vùng da bị tổn thương hay vị trí tiêm chủng.
  • Nếu bé có tiền sử bị dị ứng hay đã từng gặp các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản thì không nên sử dụng miếng dán hạ sốt để tránh gặp phải các triệu chứng nguy hiểm.
  • Trong suốt quá trình sử dụng miếng dán hạ sốt, cần theo dõi sức khỏe bé thường xuyên, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng miếng dán và đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Miếng dán hạ sốt chỉ giúp làm mát ở một vùng nhất định mà không có tác dụng hạ sốt toàn thân. Vì vậy, để hạ sốt cho trẻ kết hợp các biện pháp khác.
  • Nếu sau khi sử dụng miếng dán hạ sốt kết hợp với thuốc điều trị mà trẻ không hạ sốt thì cần cho bé đi khám ngay.

Phụ huynh cần làm gì khi thấy trẻ bị sốt?

Khi bé mới bị sốt, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độc cơ thể, sức khỏe của bé trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2°C so với thân nhiệt của bé để lau sơ người. Bên cạnh đó, nên cho trẻ mặc các loại quần áo thấm mồ hôi tốt, thoáng mát và đặt trẻ nằm ở nơi thoáng gió.

Ngoài ra, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, đúng với liều lượng sử dụng và phù hợp với cân nặng, độ tuổi của bé. Phụ huynh cũng cần lưu ý là không được cho bé uống nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau cùng một lúc vì có thể gây ra phản ứng phụ nguy hiểm. Đặc biệt, cha mẹ không dùng cồn để làm mát cho bé.

Cha mẹ lưu ý không được cho bé uống nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau cùng một lúc

Đối với các bé sơ sinh khi bị sốt, mẹ cần cho bé bú đủ. Với các bé đã lớn hơn, cha mẹ cần cho bé uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để làm mát cơ thể, tránh mất nước.

Đôi khi việc trẻ bị sốt cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Dó đó, nếu bé sốt cao trên 38°C và kéo dài kèm một trong những triệu chứng như ngủ li bì, ngủ mơ, đau tai, đau đầu, đau họng, phát ban, phản xạ kém, co giật, cơ thể tím tái thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã giới thiệu đến bạn sản phẩm miếng dán hạ sốt về cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt. Sử dụng miếng dán hạ sốt kết hợp với thuốc trị liệu sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của trẻ khi sử dụng sản phẩm này cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề