Đánh giá 1 bài báo khoa học năm 2024

Việc cập nhật kiến thức từ các tạp chí chuyên ngành uy tín là vô cùng quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng, ngoài ra, chọn tạp chí để đăng bài báo nghiên cứu khoa học cũng là nỗi băn khoăn của nhiều nhân viên y tế. Do vậy, kỹ năng đánh giá một tạp chí khoa học rất cần thiết, làm thế nào để biết được tạp chí ấy có thực sự uy tín cho bạn “chọn mặt gửi vàng” hay không, hay cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa một tạp chí khoa học uy tín

Một tạp chí khoa học được xem là uy tín khi đảm bảo các tiêu chí về quy trình xuất bản, chất lượng nội dung các bài báo, số lượt trích dẫn, uy tín, chuyên môn của ban biên tập, danh tiếng của nhà xuất bản,…

Hiện nay, trong cộng đồng khoa học quốc tế, tạp chí khoa học uy tín là các tạp chí được điểm mặt trong danh mục Scopus và danh mục Web of Science Core Collection (WoS, hoặc thường biết với tên gọi là ISI).

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ thướng Chính phủ, với mục đích tính điểm quy đổi để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, thì tạp chí khoa học quốc tế có uy tín là những tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc danh mục trong Web of Science (ISI), danh mục Scopus hoặc danh mục quốc tế khác do Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định. Danh mục cụ thể sẽ do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành công bố mỗi năm. Trong lĩnh vực Y dược, có thể kể đến một số tên như: Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí nghiên cứu y học, Tạp chí Da liễu học Việt Nam, Tạp chí Medpharmres,…, có thể tham khảo thêm các tạp chí lĩnh vực y dược được hội đồng GSNN được tính điểm năm 2021 theo link:

http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2021/28-DMTC%20HD%20Y%20%20hoc%20nam%202021_0001.pdf

Đánh giá 1 bài báo khoa học năm 2024
Hình: Tạp chí MedPharmres, nguồn: Vietnam Journal Online

Đánh giá tạp chí khoa học như thế nào?

Đối với mỗi tạp chí khoa học, sẽ có những thông tin, chỉ số để đánh giá chất lượng của tạp chí đó, thường được tham khảo nhất hiện nay là IF (Impact factor, chỉ số ảnh hưởng) và H-index.

Impact factor

IF là chỉ số đo mức độ ảnh hưởng của tạp chí thông qua trích dẫn; là số trích dẫn trung bình tính trên 1 bài báo của tạp chí trong 1 khoảng thời gian xác định (lấy tổng số trích dẫn của các bài báo của tạp chí chia cho tổng số bài báo trong khoảng thời gian tính). Đúng ra đơn vị của IF là số trích dẫn/bài báo. Khi so giữa các tạp chí trong cùng danh mục, tạp chí nào có IF hay CiteScore càng lớn thì ảnh hưởng hay uy tín càng cao.

Tùy theo điểm IF cao hay thấp mà chúng ta có thể đánh giá sơ lược chất lượng tạp chí đó, ví dụ:

– Từ 10 trở lên: rất tốt

– Từ 3 trở lên: tốt

– Nhở hơn 1: trung bình

Có thể xem kỹ các xếp hạng tạp chí của 27 nhóm ngành nghiên cứu của hệ thống ISI tại đây: https://www.scijournal.org/articles/good-impact-factor

H-index

Theo Jorge Hirsch thì một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong số N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài đạt được từ H trở lên. Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thông tin: số lượng (số các bài báo được công bố) và chất lượng, tầm ảnh hưởng (số lần được các nhà khoa học khác trích dẫn) của hoạt động khoa học. Chỉ số H-index được tính từ số lượng các bài báo đã xuất bản của tác giả này, và số trích dẫn từ các bài báo này.

▪ 3-5: trợ lý của giáo sư,

▪ 8-12: phó giáo sư,

▪ 15-20: giáo sư

▪ Sau 20 năm, h-index 20 là tốt, 40 là rất tốt, và 60 là tuyệt vời

Ngoài 2 chỉ số trên, các bạn có thể tìm hiểu thêm về chỉ số quản lý ấn phẩm khoa học: ISSN (International Standard Serial Number), ISBN(International Standard Book Number).

Bên cạnh đó, để đánh giá và khẳng định đây là một tạp chí khoa học uy tín, cần chú ý một số thông tin như: quốc gia hoạt động của tạp chí; đối tượng và phạm vi hoạt động; tạp chí thuộc nhà xuất bản nào; chỉ số H-index; loại hình xuất bản; thời gian hoạt động; số lượng bài báo nộp hàng năm; tỷ lệ bài báo được chấp nhận; số trích dẫn của các bài báo đã công bố…

Bước tiếp theo, bạn có thể truy cập vào trang chủ của tạp chí mà bạn muốn nộp bài báo hoặc tham khảo tài liệu để kiểm tra các thông tin khác, bao gồm: thành phần ban biên tập, đơn vị công tác, các bài báo đã công bố, và thời gian hoạt động của họ tại tạp chí để bạn có thể đánh giá chuyên môn của ban biên tập. Từ đó, xem họ có khả năng đánh giá đúng chất lượng bài báo của mình một cách khách quan, minh bạch hay không, tránh rơi vào các tạp chỉ dỏm, tạp chí săn mồi.

Đánh giá 1 bài báo khoa học năm 2024

Hình: Tạp chí BMJ, nguồn: BMJ Journal

Cách tra cứu các tạp chí khoa học thuộc danh muc ISI, Scopus

ISI và Scopus là 2 cơ sở dữ liệu quốc tế với hệ thống các tạp chí, bài báo khoa học được tuyển chọn nghiêm ngặt, do vậy, các tạp chí thuộc danh mục này đảm bảo về mặt chất lượng. Để xem một tạp chí có thuộc ISI hoặc Scopus hay không có thêm tham khảo các cách sau:

Các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI

– Bước 1: Truy cập đường link: http://mjl.clarivate.com/

– Bước 2: Gõ từ khóa hoặc tên đầy đủ của tạp chí cần tra cứu tại Search our Master Journal List

– Bước 3: Nhấn Coverage để xem tạp chí thuộc loại nào. Ví dụ:

Science Citation Index Expanded là tên đầy đủ của danh mục SCIE

Science Citation Index là tên đầy đủ của danh mục SCI

Emerging Sources Citation Index là tên đầy đủ của danh mục ESCI

Các tạp chí khoa học thuộc danh mục Scopus

Cách 1: Truy cập qua trang scopus.com

– Bước 1: Truy cập đường link: https://www.scopus.com/sources

– Bước 2: Tại ô Subject area chọn Title

– Bước 3: Gõ từ khóa tại ô Enter title và nhấn Find sources

Kết quả: nếu tạp chí thuộc danh mục Scopus sẽ hiện ra cùng với các chỉ số liên quan

Cách 2: Truy cập qua trang scimagojr.com

– Bước 1: Truy cập đường link: https://www.scimagojr.com/

– Bước 2: Gõ từ khóa và nhấn tìm kiếm

Kết quả: nếu tạp chí thuộc danh mục Scopus sẽ hiện ra cùng với các chỉ số liên quan

Đánh giá 1 bài báo khoa học năm 2024

Hình: Cơ sở dữ liệu Scopus, nguồn: Elsevier

Trong nghiên cứu hàn lâm và thực hành lâm sàng y khoa, lựa chọn tạp chí là một việc quan trọng. Đối với các bác sĩ lâm sàng, tham khảo thông tin y khoa từ các tạp chí khoa học uy tín cũng giúp củng cố vững chắc hơn cho thực hành điều trị bệnh nhân. Về mặt nghiên cứu, chúng ta cần lựa chọn tạp chí có chất lượng cao,uy tín, hay ít nhất là tạp chí có chất lượng phù hợp để công bố bài báo của mình, tránh đăng trên tạp chí giả khoa học, tạp chí chất lượng thấp, nhà xuất bản nặng về thương mại. Ngoài ra, khi trích dẫn, khi làm tổng quan lý thuyết chúng ta cũng cần chọn bài trên các tạp chí uy tín để đảm bảo chất lượng bài báo của mình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ thướng Chính phủ về Hội đồng Giáo sư Nhà nước,

link: http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2021/28-DMTC%20HD%20Y%20%20hoc%20nam%202021_0001.pdf