Đánh giá các tổng thống pháp

Trong bầu không khí hữu nghị nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc điện đàm thể hiện sự coi trọng của Lãnh đạo hai nước đối với quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp và mong muốn của Lãnh đạo hai nước về việc tăng cường hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao thành công của Chính phủ Pháp cũng như cá nhân Tổng thống Emmanuel Macron trong việc thực hiện các cải cách trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm đưa nước Pháp phát triển vững mạnh hơn và nhân dân Pháp có cuộc sống an toàn, phồn vinh hơn; tăng cường vai trò tích cực của Pháp trong việc củng cố Liên minh châu Âu, đóng góp vào việc giải quyết các thách thức đặt ra ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới, đi đầu thúc đẩy hợp tác xử lý nhiều vấn đề toàn cầu. Nhân dịp này, Tổng Bí thư cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của Pháp dành cho Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó có sự giúp đỡ, ứng phó với đại dịch COVID-19.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với Tổng thống Pháp về những thành tựu to lớn, toàn diện và nổi bật của Việt Nam sau hơn 35 năm Đổi mới cũng như kết quả phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19; thông báo với Tổng thống Pháp mục tiêu phát triển của Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam.

Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hòa bình, hữu nghị và hợp tác cũng như việc tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc trong xử lý các vấn đề quốc tế, trong đó có việc bảo đảm hòa bình, an ninh tại khu vực Biển Đông.

Bày tỏ vui mừng về việc quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp tiếp tục phát triển toàn diện, tốt đẹp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định hai bên đã tích cực triển khai các nội dung của Tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước nhân chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư vào năm 2018.

Tổng Bí thư nhấn mạnh hai nước chia sẻ quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, có nhiều lợi ích lớn tương đồng và nhiều gắn bó về lịch sử, văn hóa; khẳng định Việt Nam coi trọng và dành ưu tiên cao đối với quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp và ủng hộ những sáng kiến của Pháp vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và quốc tế. Tổng Bí thư trao đổi với Tổng thống Pháp một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảm ơn những đánh giá tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu to lớn của Việt Nam trong phát triển đất nước, khẳng định Pháp coi trọng vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược Pháp-Việt Nam; nhấn mạnh Pháp luôn đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước.

Tổng thống Pháp chia sẻ đánh giá của Tổng Bí thư về những bước phát triển tích cực của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian qua; khẳng định cuộc điện đàm là dịp quan trọng để lãnh đạo hai nước thảo luận về những định hướng chiến lược phát triển quan hệ song phương trong 20 năm tới.

Tổng thống Pháp bày tỏ vui mừng trước việc lãnh đạo hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng về các nội dung hợp tác song phương; nhất trí hai nước cần tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị và giao lưu nhân dân; thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh mẽ về hợp tác trên các lĩnh vực như quốc phòng-an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hàng không, chuyển đổi năng lượng, khoa học công nghệ, văn hóa, kỹ thuật…

Tổng thống Pháp khẳng định ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác với EU, trong đó có việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA), phê chuẩn Hiệp định bảo hộ Đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA) và hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt hải sản; mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ đa phương, nhất là trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan tích cực triển khai thực hiện những nội dung mà hai bên đã thống nhất. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lời mời Tổng thống Pháp thăm Việt Nam và Tổng thống Pháp đã vui vẻ nhận lời.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) chào mừng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Điện Elysee, 07/01/2022 ở Paris, Pháp.

Nước Pháp bước vào năm mới 2022 với hai sự kiện quan trọng, bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu (EU) và bầu cử tổng thống vào tháng 4/2022.

Đón nhận chức chủ tịch luân phiên EU không được mấy ai ở Pháp quan tâm, vì đó là ván cờ giữa các chính trị gia 27 nước trong khối.

Với người dân Pháp, tâm điểm lo lắng là tình hình dịch bệnh gia tăng chóng mặt và sự chú ý gây tranh cãi dồn vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đối với họ, chọn người lèo lái là thiết thân nhất giữa thời dịch dã tai ương, kinh tế toàn cầu chững lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng hộ gia đình.

Bầu cử năm nay có hai khuôn mặt hoàn toàn mới trên trường chính trị, những cá nhân thách thức quyền lực của tổng thống đương nhiệm.

Đó là Valérie Pécresse đại diện cho cánh hữu và Éric Zemmour thuộc xu hướng cực hữu sắt máu hơn cả Marine Le Pen. Họ là những người, theo thăm dò dư luận, là một trong hai ứng cử sẽ lọt vào vòng hai của cuộc đua tranh nghế với tổng thống đương nhiệm.

Bỏ đảng là chìa khóa thành công?

Trước khi chàng trai trẻ 39 tuổi Macron nhận được sự tín nhiệm của người dân trở thành tổng thống Pháp vào tháng 5/2017, cuộc tranh đua ngôi vị lãnh đạo nước Pháp chủ yếu diễn ra giữa hai ứng cử viên của hai đảng lớn nhất nước này là Đảng cánh hữu 'Những người Cộng hòa' (viết tắt là LR, hậu thân của Đảng UMP), và Đảng Xã hội (PS).

Bên cạnh đó, đảng cực hữu của Marine Le Pen là một thế lực đang lên, nhưng để chiếm được vị trí độc tôn này không trèo lên được cao hơn trước sự liên kết giữa các đảng phái khác của Pháp, một khi gà của họ nguy khốn. Cả hữu lẫn tả hay cả cánh cực tả, đảng Xanh đều đồng thuận bắt tay nhau tới hai lần để loại cả cha và con gia đình Le Pen trên vòng đua cuối cùng.

Phân tích thành công của Emmanuel Macron có nhiều điều thú vị.

Khẩu hiệu "tái tạo lại từ nền móng" (refonder par le bas) của Emmanuel Macron là một sự phủ định sạch trơn hệ thống vận hành, sinh hoạt, kỷ cương của các đảng vốn lấy thâm niên chính trị làm thước đo, so đũa chọn cột cờ từ các ứng cử viên của đảng để tìm ra gương mặt đại diện theo ý của đa số thành viên của đảng để đáp ứng tốt nhất cho cuộc đua. Công thức quen thuộc, thiểu số phục tùng đa số.

Song có phải đa số lúc cũng đúng, ba ông thợ giày bằng một ông Gia Cát?

Cuộc bầu cử vừa qua chứng minh điều ngược lại.

Tháng 4/2016, Emmanuel Macron khởi động phong trào "La République En Marche" (Cộng hòa tiến bước- LREM) đích đến là cuộc đua ngôi vị tổng thống vào năm 2017. Không ít đối thủ chính trị ,những con khủng long khổng lồ của các đảng phái mang đủ mầu sắc đều tỏ ý coi thường, nhìn đó như một trò của chú ngựa non háu đá.

Hiện tượng Macron đã tạo ra một tiền đề chưa từng có, một sự kiện rung chuyển tư duy cằn cỗi của tầng lớp chính trị chuyên nghiệp nhưng bảo thủ Pháp.

Ứng cử viên trẻ nhất, ít kinh nghiệm chính trường nhất, không dựa vào hai thế lực của hai đảng truyền thống, lần đầu tiên ra tranh cử bỏ xa những ứng cử viên khác và về đích với khoảng cách bứt tốc ngoạn mục.

Chiến thắng của Tổng thống Macron liệu có phải gióng lên hồi chuông cáo chung cho 'tính đảng' của các cuộc bầu cử tương lai?

Nếu tổng thống trẻ tuổi này lập lại kết quả vẻ vang của cá nhân ông thì vấn đề 'tính Đảng' sẽ còn nhức nhối thêm cho các đảng phái chính trị Pháp.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Macron, năm nay 44 tuổi, nhận giải thưởng Nhân vật trong năm (Personnality of the Year) của tạp chí rượu vang "La Revue du Vin", hôm 06/01/2022, tại Paris

Mô hình thất thế?

Truyền thống "lấy Đảng làm đầu" tạo ra sự chia rẽ trong chính nội bộ các đảng khi nhiều cá nhân không thật sự nổi bật về cá tính cũng như cương lĩnh đều tham gia vòng đua sơ bộ của đảng, hiện tượng không ai chịu ai.

Tệ hơn nữa là "không được ăn thì đạp đổ", mình không thắng thì có những hoạt động đâm sau lưng ứng cử viên chính thức của đảng mình. Có thể thấy điều này sau thất bại năm 2007 của ứng cử viên Đảng Xã hội Ségolène Royal. Năm 2008, bà Ségolène Royal dù không còn là cái gai châm chích, uy tín vốn đã đi xuống của PS, cũng vẫn bị Martine Aubry thủ tiêu nốt di sản chính trị bằng cách thanh toán ngôi bí thư thứ nhất sau một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi.

Khi quan sát cuộc bầu chọn của Đảng LR, bước vào trụ sở của đảng này giai đoạn gay cấn khi thủ tướng François Fillon đã hoàn toàn thất thế, song ông không chịu lùi bước cho phương án B là cựu thủ tướng Alain Juppé ra thay thế, tôi thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa cánh của cựu Tổng thống Jacques Chirac và cánh của người kế nhiệm, Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Thời điểm 2017, giả sử Emmanuel Macron tuân thủ những bậc thang quyền lực của cả hai đảng, thì tôi tin chắc rằng, cựu bộ trưởng tài chính của chính quyền Tổng thống François Holland không có cửa ra tranh cử, đại diện hoặc theo hệ thống Đảng Xã hội (PS), hoặc Đảng Những người Cộng hòa (LR).

Phía LR, nhãn tiền đã thấy cố lắm Macron cũng còn xa mới vượt qua được François Fillon, Alain Juppé. Phía PS, thì Thủ tướng Manuel Valls còn chình ình ở vị trí thứ hai, phía trước còn cả một Benoit Hamon. Kiểu gì thì lạc quan tếu, chàng Macron cũng chỉ đỗ vớt ở ngôi thứ ba.

Macron chọn giải pháp một mình tách ra, xây mộng riêng và trời không phụ lòng quả cảm của ứng cử viên tổng thống trẻ nhất lịch sử.

Lực lượng thanh niên đầy hoài bão cống hiến cho đất nước do E. Macron chủ xướng mới đầu tập hợp được chỉ có 5.000 người của LREM, đã đi gõ cửa 300.000 hộ gia đình, thu thập hơn 100.000 đóng góp ý kiến của người dân, trở thành một phong trào phục vụ dân sự mạnh mẽ.

''En Marche'' trong tiếng Pháp của phong trào như triển khai từ hai chữ đầu viết tắt E.M (Emmanuel Macron) ngày nay đã có hơn 400.000 thành viên ủng hộ dự án tiến bộ của Pháp và châu Âu.

Điều đó nói lên việc bắt mạch biến động chính trị chính xác và nước cờ phiêu lưu thần kỳ của chính trị gia Macron. Ngày 7/5/2017, nước Pháp đã đặt niềm tin lên đôi vai của ứng cử viên trẻ nhất, năng động nhất.

Tiêu chí để đánh giá thành công hay thất bại của nhiệm kỳ tổng thống Pháp thường dựa trên các kết quả: chấn hưng kinh tế, chủ quyền an ninh, an sinh xã hội và hội nhập.

Để thuyết phục được cử tri, các ứng cử viên đối đầu với Tổng thống Macron phải đưa ra được một mô hình tăng trưởng và đầu tư mới, điều mà tổng thống đương nhiệm rất thành công. Lần đầu tiên chỉ số tăng trưởng kinh tế Pháp sáng sủa, thậm chí vượt cả Đức, vốn là đầu tầu kinh tế của toàn khối, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 15 năm qua, nghĩa là khả quan hơn cả nhiệm kỳ của ba tổng thống tiền nhiệm.

Đây là điểm mạnh của đương kim tổng thống mà bà Valérie Pécresse đại diện cho Đảng LR, hoặc bà Ana María Hidalgo, thị trưởng Paris trong Đảng PS chắc phải "trầy vi tróc vẩy" để chứng minh chương trình của hai đảng khả dĩ trội hơn.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thị trưởng Paris, Ana María Hidalgo nói chuyện với cử tri ủng hộ khi bà tuyên bố ứng cử tổng thống Pháp năm 2022, 12/9/2021 tại Rouen, Pháp

Éric Zemmour, 63 tuổi vốn là cựu phóng viên tạp chí Figaro Magazine, nổi lên nhờ bòn rút được một phần khối cử tri phân cực của Đảng LR và cử tri cực hữu tách khỏi Marie Le Pen. Nhiều lần, trong quá khứ, ứng cử viên này đã bị kết án vì có lời lẽ kích động hận thù. Gốc Algeria, xuất thân từ một gia đình trung lưu Do Thái di cư qua Pháp năm 1952, sống ở vùng ngoại ô nghèo Montreuil, Éric Zemmour đe dọa đẩy Marie Le Pen khỏi vị trí về thứ hai như 5 năm trước.

Điều khó hiểu là bộ mặt khó coi của Éric Zemmour cộng với những tuyên bố như trả thù cho các nạn nhân bị sát hại do khủng bố Hồi giáo tại Paris 2015 thì không việc gì phải dội bom xuống Syria mà dội thẳng xuống Molenbeek-Saint-Jean (thành phố Bỉ) là nơi cư ngụ của những kẻ sát nhân, lại được một bộ phận cử tri hưởng ứng.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hôm cuối tuần qua, 18 nghìn người xuống đường ở Paris phản đối tổng thống Macron và lệnh siết chặt sinh hoạt với ai không hoặc chưa chịu tiêm vaccine chống Covid

Zemmour đi lại con đường 5 năm trước của Tổng thống Macron là tự đứng ra lập phong trào chính trị của riêng mình vào tháng 4/2021.

Theo điều tra của Radio France, người gây quỹ cho chương trình 'Những người bạn của Éric Zemmour' là Julien Madar, cựu nhân viên nhà băng Rothschild cùng hàng chục nhân vật có thế lực tài chính và truyền thông chẳng hạn như Paul-Marie Coûteaux, chủ bút tờ Nouveau Conservateur.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Éric Zemmour phát biểu trước những người ủng hộ mình tại một cuộc họp trong khuôn khổ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông vào ngày 07/01/2022 tại Chateaudun, Pháp

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ứng cử viên đảng cực hữu Pháp Rassemblement National (RN) Marine Le Pen gặp gỡ cử tri ủng hộ tại quảng trường Mamoudzou ở Mayotte, ngày 18/12/2021

Ánh sáng cuối đường hầm của cánh hữu

Nhân vật chuyên chở niềm hy vọng cướp lại chính quyền của cánh hữu năm nay là Valérie Pécresse. Tổng thống Nga Vladimir Poutin thậm chí đã nghi ngờ người phụ nữ tóc vàng "hai phần ba Angela Merkel, một phần ba Margaret Thatcher" này là một nhân viên phản gián Pháp.

Khi còn nhỏ Valérie Pécresse đã chuyên tâm học tiếng Nga, yêu thích Tolstoï, Dostoïesvski. Cô học sinh năm 15 tuổi đã sang Nga, trau dồi ngôn ngữ tại trại dành cho đoàn viên thanh niên cộng sản Liên Xô ở Yalta, lang thang đến Sibérie. Sau đó, cô gái sang Tokyo học tiếp tiếng Nhật.

Cha mẹ cô thuộc tầng lớp trí thức cánh hữu sử dụng thông thạo tiếng Nga, bạn thân của cựu tổng thống Jacques Chirac có tư tưởng cởi mở không ngăn cản sở thích của con gái. Chính họ cũng không tưởng tượng được những bước ngoặt mà cô con gái sẽ trải qua nhiều năm sau đó.

Dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nicolas Sarkozy, François Fillon khi đó là Thủ tướng và Valérie Pécresse là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học-Nghiên cứu đã thực hiện một chuyến thăm chính thức nước Nga để làm tan băng quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong lúc chuyện trò vui vẻ với Tổng thống Putin, Thủ tướng Pháp đã giới thiệu nữ bộ trưởng của ông nói tiếng Nga. Pécresse là một cá nhân hiếm hoi sử dụng ngôn ngữ này trong lịch sử chính trị Pháp. Theo lời kể của chính bà:

"Khi đó, Vladimir Putin nhìn tôi đầy nghi ngờ. Rõ ràng là ông ta đang tự hỏi liệu tôi có phải đã được Sở Mật vụ huấn luyện hay không!", Valérie Pécresse cười, thuật lại như vậy trong một lần trả lời báo chí. Bà là người giữ được tình cảm thực sự với nền văn hóa Nga.

Năm 2017, Valérie Pécresse lập ra phong trào "Soyons libres" (Chúng ta hãy tự do) và rời bỏ Đảng Những người Cộng hòa năm 2019. Năm 2021, được tái đắc cử vào hội đồng Il-de-France, bà quay lại với LR và chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này chọn ứng cử viên đua tranh vị trí tổng thống Pháp.

Cũng như tất cả các chính trị gia Pháp, Valérie Pécresse đều đã qua các trường đại học lớn đào tạo ra làm quan, chưa học xong đã có nơi chèo kéo nhưng lấy chính trị làm đam mê. Bà tốt nghiệp Trường Cao đẳng Quan hệ Ngoại thương Paris năm 1981, thi đỗ Đại học Paris-Dauphine 12, và Trường Hành chính quốc gia ENA.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Valérie Pécresse - ứng cử viên của Đảng Những người Cộng hòa (LR), đọc bài phát biểu trong cuộc gặp mặt công chúng ở Cavaillon, miền nam nước Pháp, 6/1/2022

Những bất trắc đè nặng lên cuộc bầu cử tổng thống

Năm nay yếu tố dịch bệnh và biến thể Omicron đè nặng lên cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

Hai năm đại dịch để lại hậu quả sâu nặng trong tâm lý người dân Pháp. Sự quá tải về tâm lý, việc làm không ổn định, giá các mặt hàng tăng, lạm phát tác động đến xu hướng bỏ phiếu chống lại hệ thống hiện hành.

Tỷ lệ cử tri thay đổi nhanh chóng ý định bỏ phiếu có thể đạt mức chưa từng có.

Theo một thăm dò dư luận của Ipsos-Steria, khoảng 30% người được hỏi thay đổi ý kiến trong thời gian rất ngắn: thay đổi trong quyết định chọn ứng cử viên, thiết tha đi bỏ phiếu hay không.

Ví dụ: Tổng thống Macron vừa lên truyền hình tuyên bố với những lời lẽ cứng rắn hôm trước về các biện pháp mới về 'Chứng nhận tiêm phòng' thay cho 'Chứng nhận y tế' thì hôm sau, 9/1/2022 đã có 100.000 xuống đường biểu tình. Nhiều người trong số họ có cảm tình với đương kim tổng thống đã mất bình tĩnh khi ông nói sẽ cho những người phản đối tiêm phòng "lên bờ xuống ruộng", "hứa hẹn không để những người không tiêm phòng được yên" đã như giọt nước làm tràn ly.

Câu nói của tổng thống Macron: ''Khi tự do của tôi đe dọa tự do của người khác, tôi trở thành một người vô trách nhiệm. Và một người vô trách nhiệm không phải là công dân'', bị xuyên tạc trên mạng xã hội thành ra là chính phủ muốn "truất quyền công dân" của những người không chịu chích ngừa, đăng ảnh trại tập trung người Do Thái của phát-xít…

Khó khăn là tìm ra giải pháp giữa nghĩa vụ bảo vệ người dân Pháp một bên, và bên kia là không làm cho xã hội quá mệt mỏi với các biện pháp siết chặt đang đè nặng lên chính phủ của Tổng thống Macron.

Trong một tuần liên tiếp sau năm mới với các kỷ lục đáng buồn ở Pháp về số ca nhiễm mới cập nhật liên tục tăng nhanh chóng mặt. Hiện đã lên đến 332.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, số bệnh nhân tử vong ở các bệnh viện vì Covid-19 hàng ngày cũng lên tới trên 300 người, vượt ngưỡng 100 của tháng 12/2021.

Tình hình như vậy, nhưng đại diện cho Đảng 'Nước Pháp bất khuất' Jean-Luc Mélenchon tuyên bố tại quốc hội là chứng nhận vaccine 100% không có giá trị. Tuyên bố "thọc gậy bánh xe" của dân biểu đối lập làm Hạ viện mất ba ngày tranh cãi để thông qua dự luật thay thế chứng nhận y tế mà Pháp đang áp dụng bằng chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19, với 314 phiếu thuận so với 93 phiếu chống vào ngày 6/01/2022.

Đánh giá các tổng thống pháp

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lãnh đạo Đảng cánh tả 'Nước Pháp bất khuất' Jean-Luc Mélenchon phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở phong trào ở Paris, ngày 8/11/2021

Song dự luật còn phải trình lên Thượng Viện, nên việc triển khai chứng nhận tiêm chủng vào ngày 15/01/2022 như dự kiến ban đầu đang còn là một câu hỏi. Hiện tại, vẫn còn khoảng 5 triệu người tại Pháp chưa tiêm chủng trên tổng dân số 67 triệu dân.

Nếu tình hình dịch bệnh cứ kéo dài, tỷ lệ người quan tâm đến bầu cử hiện đã rất thấp, theo thăm dò của Prési Track Opinion Way là khoảng 54 %, sẽ còn tụt giảm thêm.

Biến chủng Omicron đang ập vào nước Pháp như cơn sóng thần với con số chóng mặt là cứ 2 giây có một người Pháp nhiễm virus, 10 % dân Pháp là F1 của con virus quái ác này theo như lời của Bộ trưởng Y tế Olivier Véran.

Hiểm họa đại dịch đồng thời đặt Tổng thống Emmanuel Macron lên lưng cọp trong năm Hổ đang ở ngưỡng cửa. Câu hỏi là tuổi Ngựa của tổng thống Pháp có thoát khỏi móng vuốt của chúa rừng xanh hay không, hay là nước Pháp sẽ có một khuôn mặt mới vẫn còn bỏ lửng.

Pháp có bao nhiêu tổng thống?

Trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hoà, có ba tổng thống là François Mitterrand,Jacques Chirac và Emmanuel Macron được bầu làm Tổng thống hai nhiệm kỳ (Charles de Gaulle cũng được bầu làm tổng thống 2 nhiệm kỳ, song từ chức khi đương nhiệm vào năm 1969).

Thủ tướng Pháp hiện nay do ai bổ nhiệm?

Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Tổng thống Pháp. Tổng thống có quyền chọn bất cứ người nào mình muốn, điều này trái ngược với các thể chế Đại nghị nơi mà nguyên thủ quốc gia phải chỉ định lãnh đạo của đảng lớn nhất trong cợ quan lập pháp.

Tổng thống đầu tiên của nước Pháp là ai?

Mãi đến ngày 20 tháng 12 năm 1848, thông qua bầu cử, Louis-Napoléon Bonaparte trở thành vị Tổng thống Pháp đầu tiên.