Đánh giá chất lượng thanh long năm 2024

Theo đánh giá của khách hàng các nước qua những Hội chợ nông sản tổ chức tại Đức, trái thanh long ruột trắng của Việt Nam lâu nay có vị trí đầu bảng cả về chất lượng và mẫu mã. Tuy nhiên, thực tế thị phần trái thanh long nhập khẩu vào châu Âu lại giảm trong vài năm qua. Việc phát triển thị trường xuất khẩu trái thanh long Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.

Ở Việt Nam, trái thanh long đã có từ rất lâu. Ngày trước, thanh long chỉ là cây trồng trên đất cằn thiếu nước ở vùng Bình Thuận, hoặc được trồng trên bờ mương, bờ thửa hay trên mảnh đất gò ở vùng Chợ Gạo. Khoảng 15 năm trở lại đây, do trái thanh long được tiêu thụ mạnh ở miền Bắc và xuất khẩu sang một số nước nên Nhà nước, doanh nghiệp khuyến khích phát triển diện tích vùng trồng thanh long liên huyện ở Bình Thuận, Tân Trụ (Long An) và Chợ Gạo.

Thanh long đã được đưa xuống ruộng trồng nhưng ở nhiều nơi chưa hình thành được vùng trồng lớn mà chỉ phát triển như “da beo”. Do chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho thương lái tổ chức thu gom trái chín. Lúc khan hàng xuất khẩu thì giá tăng cao ngất ngưỡng, còn lúc ế hàng dội chợ thì thanh long để chín rục ngoài vườn, không ai thu hoạch. Thêm vào đó, bệnh thối trái lan ra khắp vùng. Từ mục đích diệt những con kiến rịn nhỏ bé, thay vì nhóm hộ dùng bã sinh học rẻ tiền và an toàn đủ diệt lũ kiến, người ta dùng thuốc trừ sâu phun khắp vườn để dư lượng tồn dư trong trái chín.

Thái Lan đang là đối thủ đáng gờm của trái thanh long Việt Nam. Khoảng 6-7 năm về trước, Thái Lan chưa có trái thanh long, nhưng mới đây, nước này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập trung phát triển thành cây chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần như chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai do tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời điểm (tháng) 48% lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan. Không chỉ mua thanh long Việt Nam, Thái Lan cũng mua thanh long đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn đường xuất khẩu cho thanh long của chính nhà vườn Thái Lan sản xuất trong tương lai.

Sự bổ sung các vùng trồng thanh long mới trên thế giới là một thách thức của thanh long Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Theo cách làm của Thái Lan, vai trò của doanh nghiệp là hết sức cần thiết cho việc phát triển thị trường tiêu thụ loại trái cây này. Tuy nhiên, lợi thế về giống đóng vai trò quan trọng nhất do nó quyết định chất lượng thịt quả, hình dạng, màu sắc của vỏ trái - các yếu tố quyết định thắng thua trong cạnh tranh. Một giống có chất lượng thịt trái tốt, mẫu mã đẹp và “mới”, kết hợp với các yếu tố vùng sinh thái thích hợp, quy trình chăm sóc tốt... sẽ tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Trái thanh long cũng không nằm ngoài mẫu số chung này. Trong giới hạn chất lượng của loài, thanh long không ngọt như nhãn, xoài, không thơm như sầu riêng, mít.

Qua đánh giá của khách hàng kinh doanh trái cây quốc tế theo hình thức bán sỉ ở những Hội chợ nông sản tổ chức tại Đức, thanh long ruột trắng của Việt Nam lâu nay có vị trí đầu bảng cả về chất lượng và mẫu mã. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những giống thanh long khác nhau chào hàng trên thị trường cần được quan tâm.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại - Du lịch Tiền Giang, cho biết: Giống thanh long vỏ vàng ruột trắng tại Hội chơ Anuava Đức và giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 của SOFRI có những đặc điểm được người tiêu dùng ưa chuộng như: trái to, màu đỏ, lá tai dài, to dày, tự ra trái và cho trái trái vụ. Quả của nó có mấy dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá: ruột trắng, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ; ruột trắng với vỏ vàng. Loại ruột đỏ, vỏ hồng lấy giống từ Đài Loan năm 1988, hiện nay mới trồng thử nghiệm tại Lạng Sơn và Phủ Quỳ (Nghệ An). Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.

Còn giống thanh long vỏ vàng ruột trắng (tên khoa học: Selenicereus megalanthus) là giống mới xuất hiện gây được chú ý của khách tại châu Âu do có vị ngọt hơn thanh long ruột trắng của Việt Nam. Theo phỏng đoán, do thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang bằng đường biển, thời gian đến tay người tiêu dùng trên dưới 1 tháng là quá lâu, nên chất lượng và cả mẫu mã trái thanh long Việt Nam bị xuống cấp

Thanh long là một loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng có nguồn gốc từ mexico. Tại Việt Nam, thanh long phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên mang hương vị đặc sắc. Hiện tại, Chánh Thu đang đẩy mạnh xuất khẩu loại quả này với sự liên kết cùng 1 vùng trồng được cấp chứng nhận GlobalGAP và 1 vùng trồng được cấp Code Mỹ. Thanh long khi chín vỏ có màu đỏ, theo đặc điểm màu của thịt quả thanh long mà chia thành 2 loại: thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng.

Về mặt chất dinh dưỡng thì thanh long là loại quả được đánh giá cao. Theo một nghiên cứu của tờ báo Life Hack, trung bình, một trái thanh long chứa khoảng 60 đơn vị calo, 60 mg natri, 8 g đường, 2 g chất béo không bão hòa và 2 g protein. Ngoài ra, thanh long có chứa vitamin C, B1, B2 và B3, và khoáng chất thiết yếu bao gồm phốt pho, sắt và canxi. Trong 100 g thanh long cung cấp 21 mg vitamin C, tương đương 34% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời cung cấp 3 g chất xơ, tương đương 12% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Do đó, thanh long có tác dụng trị nhiều loại bệnh.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và giảm chứng táo bón.
  • Ngăn ngừa tiểu đường: Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chúng cũng có tác dụng cho những người mắc căn bệnh này.
  • Giảm viêm khớp: Viêm khớp là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương và gây kích ứng đến các khớp, thậm chí gây liệt. Thêm thanh long vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp chống viêm, giảm viêm khớp.

Và các tác dụng làm đẹp khác như:

  • Giảm dấu hiệu lão hóa: Các chất chống oxy hóa của thanh long giúp giảm tác dụng của các gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Điều này mang lại cho bạn làn da luôn căng mịn, trẻ trung. Bạn có thể sử dụng mặt nạ thanh long kết hợp cùng mật ong để chống lão hóa cho da.
  • Điều trị mụn: Trái cây giàu vitamin C này được coi là loại thuốc mỡ bôi tự nhiên hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá. Bạn có thể nghiền thanh long rồi bôi vào nốt mụn khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Điều trị cháy nắng: Kết hợp thanh long với dưa chuột và mật ong, bạn có thể tạo ra một hỗn hợp làm dịu da bị cháy nắng. Lượng vitamin B3 dồi dào trong thanh long giúp dưỡng ẩm da, giải phóng nhiệt ở các khu vực da bị ảnh hưởng.
  • Chữa bỏng nhẹ: Theo Style Craze, bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ và gai của thân cây thanh long, rửa sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.