Đánh giá đại học cần thơ khu 2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tòa nhà Điều hành Đại học Cần Thơ

» Video giới thiệu Trường Đại học Cần Thơ

Đồng bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL], có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm.

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng. Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.

Đại học Cần Thơ [ĐHCT], cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 98 chuyên ngành đại học [trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 3 chương trình đào tạo chất lượng cao], 45 chuyên ngành cao học [trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh], 16 chuyên ngành nghiên cứu sinh.

Xem thêm

TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ

Lầu 6, nhà điều hành, khu II. Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

10-07-2022 7 112211 1 1 Báo lỗi

Đại học tuy không phải là con đường duy nhất để giúp bạn thành công nhưng với rất nhiều sĩ tử thì việc thi đỗ đại học lại là niềm vui và là cánh cửa giúp họ thay đổi cuộc đời. Để việc định hướng nghề nghiệp được chính xác, việc đầu tiên là các bạn phải thu thập thông tin về trường học, các ngành học trong xã hội cũng như các yêu cầu đặt ra cho ngành nghề đó. Tuy nhiên, lựa chọn một trường học phù hợp ở Cần Thơ lại hoàn toàn không phải là điều dễ dàng khi mọi thứ đều quá xa lạ. Dưới đây, Toplist sẽ gợi ý về các trường đại học tốt nhất Cần Thơ nhằm giúp các em học sinh và các bậc phụ huynh có thêm thông tin để đưa ra lựa chọn đúng ý muốn của mình.

Trên đây là các ngôi trường nổi bật và nhận được sự quan tâm nhất tại Cần Thơ với chất lượng đào tạo và không gian học tập được đánh giá cao mà chúng tôi muốn chia sẻ tới độc giả. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh và các bậc phụ huynh.


Các bình luận

Click the image to close

Đại học Cần Thơ

Can Tho University

Địa chỉThông tinTên cũLoạiKhẩu hiệuThành lậpHội đồng trườngHiệu trưởngGiảng viênKhuôn viênKinh phíWebsiteThông tin khácViết tắtThành viên củaThành viênTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởngThống kêSinh viên đại họcSinh viên sau đại họcNghiên cứu sinhuniRank[2018]uniRank[2022]Xếp hạng châu ÁQS[2018]QS[2022]Xếp hạng thế giớiQS[2020]QS[2022]

Khu II, đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều

,

Cần Thơ

,

Việt Nam

Viện Đại học Cần Thơ[1]
Đại học đa ngành hệ công lập
Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo
31 tháng 3 năm 1966; 56 năm trước
GS.TS. Nguyễn Thanh Phương [Chủ tịch]
GS.TS. Hà Thanh Toàn
1.130 người
đô thị
883,6 tỷ đồng [2020][2] 1216,7 tỷ đồng [2021][3]
ctu.edu.vn
CTU
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phân hiệu Sóc Trăng và Hòa An
PGS.TS. Trần Trung Tính
PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung
GS.TS. Trần Ngọc Hải
43.850 người
2.553 người
376 người
Xếp hạng
5[4]
4[5]
Nhóm 350 trường hàng đầu châu Á[6]
Nhóm 400 trường hàng đầu châu Á[7]
Nhóm 300 trường đứng đầu thế giới về đào tạo nông - lâm - ngư nghiệp[8]
Nhóm 400 trường đứng đầu thế giới về đào tạo nông - lâm - ngư nghiệp[9]

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học đa ngành lớn có vị thế trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, được Chính phủ xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia của cả nước.[10][11][12] Trường là một trong ba trường đại học tại Việt Nam đạt chuẩn đào tạo quốc tế của Hệ thống đại học ASEAN. Ngoài đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý của Việt Nam.

Tiền thân của Trường Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ được thành lập từ năm 1966. Theo quá trình phát triển đến nay, tính đến năm 2022 trường đã có 115 chương trình đào tạo bậc đại học chính quy trải dài từ hệ đại trà đến hệ chất lượng cao và 48 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 20 chương trình tiến sĩ. Số lượng người hiện theo học ở các bậc là 50.903 người tại các cơ sở đào tạo [bao gồm cơ sở Hòa An và Sóc Trăng].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Xem thêm Viện Đại học Cần Thơ

Từ 1966 đến 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1966. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, cựu trưởng khoa kiến trúc, Trường đại học Kiến Trúc. Đây là viện đại học thứ năm của Việt Nam Cộng hòa [bốn viện đại học kia là Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học Huế, Viện đại học Đà Lạt, và Viện đại học Vạn Hạnh].[13] Viện Đại học Cần Thơ có bốn phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, và Sư phạm. Sau đó viện đại học này mở thêm phân khoa Canh nông. Ngoài ra, Phân khoa Sư phạm có Trường Trung học Kiểu mẫu.

Năm đầu tiên đó có 985 sinh viên ghi danh học với viện trưởng là Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Viện đại học có ba khuôn viên: trụ sở chính ở Công trường Hòa Bình trong thành phố, một số phân khoa đặt ở Cái Răng và khuôn viên thứ ba ở Cái Khế. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân [1968] cơ sở ở Công trường Hòa Bình gồm thư viện, giảng đường và phòng thí nghiệm khoa học trong thị xã bị quân Mặt trận Giải phóng tiến chiếm. Trong cuộc phản công hai bên đánh nhau gây thiệt hại nặng nề nhưng sau đó được tái thiết.[13]

Từ 1975 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Đại học Cần Thơ. Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 Khoa: Toán - Lý [1980], Hóa - Sinh [1980], Sử - Địa [1982], Ngữ văn [1983] và Ngoại ngữ [1983].

Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 Khoa: Trồng trọt [1977], Chăn nuôi - Thú y [1978], Thủy nông và Cải tạo đất [1978], Cơ khí Nông nghiệp [1978], Chế biến và Bảo quản Nông sản [1978], Kinh tế Nông nghiệp [1979], và Thủy sản [1979].

Năm 1978, Khoa đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm. Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang - Long An - Bến Tre, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.

Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã liên kết với trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính - Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở ĐBSCL.

Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo - nghiên cứu khoa học - Lao động sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học [1985], Năng lượng mới [1987], Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL [1988], Điện tử - Tin học [1990], Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia [1991], Ngoại ngữ [1991], Thông tin Khoa học & Công nghệ [1992].

Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha - Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trực thuộc Bộ Y tế.

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng ủy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bí thư: GS.TS Nguyễn Thanh Phương
  • Phó Bí thư thường trực: Lê Phi Hùng
  • Phó Bí thư: GS.TS Hà Thanh Toàn

Hội đồng trường[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch: GS.TS Nguyễn Thanh Phương
  • Phó Chủ tịch: PGS.TS Nguyễn Chí Ngôn
  • Thư ký: TS Lê Thanh Sơn

Ban giám hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiệu trưởng: GS.TS Hà Thanh Toàn
  • Phó hiệu trưởng: PGS.TS Trần Trung Tính
  • Phó hiệu trưởng: GS.TS Trần Ngọc Hải
  • Phó hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

TTHọ tênTên chức vụThời gian
1 GS Phạm Hoàng Hộ Viện trưởng 1966-1970
2 GS Nguyễn Duy Xuân Viện trưởng 1970-1975
3 Phạm Sơn Khai Hiệu trưởng 1975 - 1989
4 GS.TS Trần Phước Đường Hiệu trưởng 1989 - 1997
5 PGS.TS Trần Thượng Tuấn Hiệu trưởng 1997 - 2002
6 PGS.TS Lê Quang Minh Hiệu trưởng 2002 - 2006
7 GS.TS Nguyễn Anh Tuấn Hiệu trưởng 2006 - 2012
8 GS.TS Hà Thanh Toàn Hiệu trưởng 2012 - nay

Khuôn viên đào tạo, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

STTCơ sởĐịa điểmDiện tích
[Đvt: ha]
Vai trò, chức năng và đặc điểmGhi chúNguồnICơ sở đào tạoIICơ sở nghiên cứuIIIDự án cơ sở khácTổng cộng~240
1 Khu I đường 30/4, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ 6.23 Khu tập thể cán bộ • Khuôn viên đào tạo • Đô thị  [14]
2 Khu II đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ 80.95 Trụ sở chính • Khuôn viên đào tạo • Đô thị bao gồm các khu thể dục thể thao, 2 khu ký túc xá và các dịch vụ

phục vụ CB-CNV và người học

 [14]
3 Khu III số 1 Lý Tự Trọng, Ninh Kiều, Cần Thơ 0.55 Khuôn viên dịch vụ • Đô thị  [14]
4 Khu Hòa An 554 Quốc Lộ 61, Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang 111.29 Khuôn viên đào tạo • Vệ tinh bao gồm ký túc xá và các dịch vụ phục vụ cho CB-CNV và người học,

dự kiến trở thành phân hiệu ĐHCT tại Hậu Giang

 [14]
1 Khu Măng Đen Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum 15.57 Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ [15]
2 Khu Vĩnh Châu Vĩnh Phước, Vĩnh Châu, Sóc Trăng 17.11 Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lợ - mặn được đầu tư mở rộng quy mô và cơ sở vật chất trừ trại Vĩnh Châu  [14]
3 Trại Cái Răng Tân Phú, Cái Răng, Cần Thơ 2.37 Trung tâm nghiên cứu thủy sản công nghệ cao không được nhắc đến từ 2018  [14]
4 An Bình An Bình, TP. Cần Thơ 0.03 - không được nhắc đến từ 2018  [14]
1 Khu Sóc Trăng Lê Hồng Phong, P.3, TP Sóc Trăng, Sóc Trăng 1.30 Khuôn viên đào tạo • Vệ tinh dự kiến cho phân hiệu ĐHCT tại Sóc Trăng [16][17]
2 Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Cờ Đỏ, Cần Thơ - - đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2021  [18]
3 Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Vĩnh Thạnh, Cần Thơ - - đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2021  [19]
4 Trung tâm Phú Quốc Phú Quốc, Kiên Giang 0.48 Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển kinh tế biển tại Phú Quốc đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2018 [14]
5 Trại Cù Lao Dung Cù Lao Dung, Sóc Trăng - Trung tâm thực nghiệm giống thủy sản đang nghiên cứu, không được nhắc đến từ 2021

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2020, cơ sở vật chất của trường gồm[2]:

  • Giảng đường, hội trường, phòng học: 58.881m² với 378 phòng.
  • Thư viện và Trung tâm học liệu: 11.795m².
  • Phòng học ngoại ngữ, đa phương tiện, biên dịch: 830m² với 15 phòng.
  • Phòng thí nghiệm, thực hành thí nghiệm: 42.715m² với 134 phòng.
  • Phòng làm việc của Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên cơ hữu: 10.945m².
  • Nhà thể dục thể thao: 4.965m².
  • Sân vận động và sân thể dục thể thao: 55.879m².
  • Ký túc xá: 73.020m² với 1.330 phòng.
  • Nhà ăn của cơ sở đào tạo: 2.320m².

Đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có 15 khoa, 3 viện nghiên cứu, 1 bộ môn trực thuộc và 1 trường phổ thông [trường Trung học phổ thông Thực hành sư phạm]. Ngoài ra còn một số trung tâm và phòng ban chức năng khác phục vụ việc quản lý và đào tạo.

Đơn vị đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị đào tạoTT Tên đơn vị Địa chỉ Bậc Cử nhânBậc Kỹ sưBậc Thạc sĩBậc Tiến sĩGhi chú
1 Khoa Công nghệ[20] Khu II Đại học Cần Thơ
Xuân Khánh, Ninh Kiều
Cần Thơ
-  · Kỹ thuật xây dựng
 · Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
 · Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông
 · thuật Cơ khí
+ Cơ khí chế tạo máy
+ Cơ khí Ô tô
+ Cơ khí Chế biến
 · Kỹ thuật Điện
 · Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
 · Kỹ thuật Máy tính
 · Kỹ thuật Điện tử - viễn thông
 · Kỹ thuật Cơ - Điện tử
 · Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
 · Kỹ thuật vật liệu
 · Quản lý công nghiệp
 · Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá
 · Kỹ thuật Hoá học
 · Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
 · Kỹ thuật Điện
 · Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá -
2 Khoa Kinh tế[21]  · Kế toán
 · Kiểm toán
 · Kinh doanh quốc tế
 · Kinh doanh thương mại
 · Kinh tế
 · Kinh tế nông nghiệp
 · Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
 · Marketing
 · Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
 · Quản trị kinh doanh
 · Tài chính - Ngân hàng
-  · Kinh tế học
 · Kinh tế nông nghiệp
 · Quản lý kinh tế
 · Quản trị kinh doanh
 · Tài chính - Ngân hàng
 · Kinh tế nông nghiệp
 · Quản trị kinh doanh
 · Tài chính - Ngân hàng
-
3 Khoa Nông nghiệp[22] -  · Bảo vệ thực vật
 · Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
 · Công nghệ sau thu hoạch
 · Công nghệ thực phẩm
 · Chăn nuôi
 · Khoa học đất
+ Quản lý đất và công nghệ phân bón
 · Khoa học cây trồng
+ Khoa học cây trồng
+ Nông nghiệp công nghệ cao
 · Nông học
 · Sinh học ứng dụng
 · Thú y
 · Bảo vệ thực vật
 · Chăn nuôi
 · Công nghệ sau thu hoạch
 · Công nghệ thực phẩm
 · Di truyền và chọn giống cây trồng
 · Khoa học cây trồng
 · Khoa học đất
 · Thú y
 · Bảo vệ thực vật
 · Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
 · Chăn nuôi
 · Công nghệ thực phẩm
 · Khoa học cây trồng
 · Khoa học đất
-
4 Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông[23] -  · Công nghệ thông tin
+ Công nghệ thông tin
+ Tin học ứng dụng
 · Hệ thống thông tin
 · Kỹ thuật phần mềm
 · Khoa học máy tính
 · Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
 · An toàn thông tin [2022]
 · Đa phương tiện [2022]
 · Hệ thống thông tin
 · Khoa học máy tính
 · Công nghệ thông tin
 · Hệ thống thông tin -
5 Khoa Luật  · Luật
+ Luật hành chính
+ Luật thương mại
+ Luật tư pháp
-  · Luật kinh tế - -
6 Khoa Sư phạm  · Giáo dục tiểu học
 · Sư phạm Địa lý
 · Sư phạm Hóa học
 · Sư phạm Lịch sử
 · Sư phạm Ngữ văn
 · Sư phạm Sinh học
 · Sư phạm Tin học
 · Sư phạm Toán học
 · Sư phạm Vật lý
-  · Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
 · Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt
 · Quản lý giáo dục
- -
7 Khoa Thủy sản -  · Bệnh học thủy sản
 · Công nghệ chế biến thủy sản
 · Nuôi trồng thủy sản
 · Quản lý thủy sản
 · Bệnh học thủy sản
 · Biến đổi khí hậu và Quản lý tổng hợp thủy sản ven biển
 · Nuôi trồng thủy sản
 · Quản lý thủy sản
 · Quản lý tổng hợp vùng ven biển
 · Đa dạng và bảo tồn nguồn lợi thủy sản
 · Nuôi trồng thủy sản -
8 Khoa Sau Đại học - -
9 Khoa Dự bị Dân tộc - -
10 Khoa Khoa học Tự nhiên  · Hóa dược
 · Hóa học
 · Sinh học
 · Toán ứng dụng
 · Vật lý kỹ thuật
-  · Hóa hữu cơ
 · Hóa lý thuyết và hóa lý
 · Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
 · Sinh thái học
 · Toán giải tích
 · Vật lý lý thuyết và vật lý toán
 · Hóa hữu cơ
 · Vật lý lý thuyết và vật lý toán
-
11 Khoa Khoa học Chính trị  · Giáo dục Công dân
 · Chính trị học
 · Triết học
- -
12 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn  · Thông tin - Thư viện
 · Văn học
 · Việt Nam học
+ Hướng dẫn viên du lịch
 · Xã hội học
- Văn học Việt Nam - -
13 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên -  · Kỹ thuật môi trường
 · Khoa học môi trường
 · Quản lý đất đai
 · Quản lý tài nguyên và môi trường
 · Biến đổi khí hậu và Quản lý Đồng bằng
 · Khoa học môi trường
 · Kỹ thuật môi trường
 · Quản lý tài nguyên và môi trường
 · Quản lý đất đai
 · Môi trường đất và nước
 · Quản lý đất đai
-
14 Bộ môn Giáo dục Thể chất  · Giáo dục Thể chất - -
15 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí Hậu - -
16 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long -  · Phát triển nông thôn  · Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững
 · Hệ thống nông nghiệp
 · Phát triển nông thôn
 · Chính sách công
 · Phát triển nông thôn -
17 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học  · Công nghệ sinh học
 · Vi sinh vật học
-  · Công nghệ sinh học
 · Vi sinh vật học
-
18 Trường Trung học phổ thông
Thực hành Sư phạm
- đào tạo chương trình phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12
19 Khoa Ngoại ngữ Khu I Đại học Cần Thơ
Hưng Lợi, Ninh Kiều
Cần Thơ
 · Sư phạm Tiếng Anh
 · Sư phạm Tiếng Pháp
 · Ngôn ngữ Anh
+ Ngôn ngữ Anh
+ Phiên dịch - Biên dịch tiếng Anh
-  · Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
 · Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Pháp
- -
20 Khoa Phát triển Nông thôn Khu Hòa An Đại học Cần Thơ
Hòa An, Phụng Hiệp
Hậu Giang
 · Kinh doanh nông nghiệp - -

Các trung tâm đào tạo và các đơn vị trực thuộc khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm
  • Trung tâm Công nghệ Phần mềm
  • Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Tư vấn kinh tế
  • Trung tâm Điện - Điện tử
  • Trung tâm Điện tử Tin học
  • Trung tâm Giáo dục Quốc phòng & An ninh
  • Trung tâm Liên kết Đào tạo
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ
  • Trung tâm Ngoại ngữ
  • Trung tâm Học liệu
  • Trung tâm Quản lý chất lượng
  • Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng
  • Trung tâm Đánh giá năng lực Ngoại ngữ
  • Trung tâm Kiểm định và Tư vấn Xây dựng
  • Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp
  • Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ
  • Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên
  • Ban Quản lý dự án ODA
  • Không gian sáng chế
  • Nhà Xuất Bản Đại học Cần Thơ
  • Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT
  • Công ty TNHH một thành viên KHCN

Chương trình đào tạo đạt chuẩn, chương trình tiên tiến - chất lượng cao[sửa | sửa mã nguồn]

Các chương trình đào tạo đạt chuẩn, chương trình tiên tiến - chất lượng caoTTTên chương trình đào tạoMã ngànhĐơn vị quản lý ngành Đạt chuẩn đào tạo
Chương trình tiên tiến
1 Công nghệ sinh học [liên kết với Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ] 7420201T Viện NC&PT Công nghệ Sinh học AUN-QA
2 Nuôi trồng thủy sản [liên kết với Đại học Auburn, Alabama, Hoa Kỳ] 7620301T Khoa Thủy sản AUN-QA
Chương trình Chất lượng cao
1 Công nghệ kỹ thuật hóa học 7510401C Khoa Công nghệ
2 Kỹ thuật xây dựng 7580201C
3 Kỹ thuật điện 7520201C
4 Công nghệ thông tin 7480201C Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông
5 Kỹ thuật phần mềm 7480103C
6 Công nghệ thực phẩm 7540101C Khoa Nông nghiệp
7 Tài chính-Ngân hàng 7340201C Khoa Kinh tế
8 Kinh doanh quốc tế 7340120C
9 Quản trị kinh doanh 7340101C
10 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103C
11 Ngôn ngữ Anh 7220201C Khoa Ngoại ngữ
Chương trình đại trà khác
1 Kinh tế nông nghiệp 7620115 Khoa Kinh tế AUN-QA
2 Kinh doanh quốc tế 7340120 AUN-QA
3 Công nghệ thông tin 7480201 Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông AUN-QA
4 Kỹ thuật phần mềm 7480103 AUN-QA
5 Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu 7480102 AUN-QA
6 Kỹ thuật Cơ điện tử 7520114 Khoa Công nghệ AUN-QA
7 Sư phạm Toán học 7140209 Khoa Sư phạm AUN-QA
8 Quản lý đất đai 7850103 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên AUN-QA
9 Hóa học 7440112 Khoa Khoa học Tự nhiên AUN-QA
10 Khoa học cây trồng 7620110 Khoa Nông nghiệp AUN-QA
11 Công nghệ thực phẩm 7540101 AUN-QA

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2021, trường có 1.800 viên chức và người lao động[24] bao gồm:

  • 15 Giáo sư
  • 140 Phó giáo sư
  • 529 Tiến sĩ
  • 706 Thạc sĩ
  • 100% cán bộ giảng dạy trình độ từ đại học trở lên.

Quy mô - Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Số lượng sinh viên: 44.500 [2]
  • Số lượng chương trình bậc đại học: 109 [2 chương trình tiên tiến, 8 chương trình chất lượng cao] [2]
  • Số lượng học viên sau đại học: 2.500 [2]
  • Số lượng chương trình thạc sĩ: 48 [3 chương trình quốc tế] [2]
  • Số lượng chương trình tiến sĩ: 19 [2]

Chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 96,3% sinh viên tốt nghiệp có việc làm [khảo sát năm 2019] [2]
  • 100% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học [2]

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Cần Thơ đứng đầu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 3 tại miền Nam và đứng thứ 5 tại Việt Nam.[25]

Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2019, Đại học Cần Thơ đứng đầu tại miền Nam và đứng thứ 3 tại Việt Nam.[26]

Còn theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds [QS] Đại học Cần Thơ nằm trong nhóm 300 trường đại học/ nhóm trường đại học tốt nhất châu Á.[12]

Kiểm định chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 15/7/2013, trường đã đạt được chứng nhận kiểm định AUN-QA của tổ chức ASEAN University Network,[27] chứng nhận bằng cấp của trường có giá trị sử dụng tại các nước Đông Nam Á.[28]

Đến năm 2020, trường có 5 chương trình đạt chuẩn AUN-QA[2], đồng thời trường tiến hành chuẩn bị hồ sơ với 8 chương trình khác, dự kiến kiểm định và công nhận trong năm 2021.

Vị thế dẫn đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Cần Thơ hiện đang dẫn đầu cả nước về đào tạo nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp.[10]

Nghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Cần Thơ đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, mở rộng hợp đồng NCKH và chuyển giao tiến độ khoa học và kỹ thuật phục vụ kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và trong cả nước, các chương trình nghiên cứu quốc gia có liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước được thực hiện trên nhiều địa bàn ở ĐBSCL và trong cả nước đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhiều đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hằng năm[2]:

  • Năm 2016: 289 đề tài, tổng kinh phí 43,3 tỷ đồng.
  • Năm 2017: 282 đề tài, tổng kinh phí 48,6 tỷ đồng.
  • Năm 2018: 256 đề tài, tổng kinh phí 31,5 tỷ đồng.
  • Năm 2019: 302 đề tài, tổng kinh phí 36,0 tỷ đồng.
  • Năm 2020: 414 đề tài, tổng kinh phí 51,8 tỷ đồng.

Tạp chí khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, mã số ISSN: 1859-2333, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 101/GP-BTTTT, ngày 10 tháng 4 năm 2015, cho phép Tạp chí xuất bản 9 kỳ một năm, trong đó có 3 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Công bố khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2020, trường có 1.665 bài báo khoa học được xuất bản[2]:

  • Tạp chí quốc tế: 721 [bao gồm ISI: 260, Scopus: hơn 500]
  • Tạp chí trong nước: 465
  • Kỷ yếu hội thảo quốc tế: 80
  • Kỷ yếu hội thảo trong nước: 83
  • Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ [tiếng Việt]: 288
  • Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ [tiếng Anh]: 28

Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2020, trường Đại học Cần Thơ thực hiện 14 dự án hợp tác quốc tế với nguồn kinh phí đạt xấp xỉ 9,7 tỷ đồng[2].

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Lao động hạng Nhất [1996, 2016][29]
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì [2005], hạng Ba [2004].
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới [2005]

Định hướng phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 2020 - 2025, trường Đại học Cần Thơ sẽ tự chủ về tài chính, chuyển trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ và thành lập 04 trường và 02 phân hiệu đại học [30][31][32][33][34][35][36] thuộc Đại học Cần Thơ gồm:

  • Trường Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ
  • Trường Bách khoa - Đại học Cần Thơ
  • Trường Kinh tế - Đại học Cần Thơ
  • Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Cần Thơ
  • Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hòa An, tỉnh Hậu Giang
  • Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại tỉnh Sóc Trăng
Định hướng phát triển Trường Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia[37]
— GS.TS Hà Thanh Toàn

Thành viên các tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ thống đại học ASEAN [AUN]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Viện Đại học Cần Thơ
  • Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đây là tên trường trước 1975, sau 1975 bị giải thể và thành lập lại với tên Đại học Cần Thơ
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m “Báo cáo thường niên trường Đại học Cần Thơ năm 2020”.
  3. ^ “Báo cáo thường niên trường Đại học Cần Thơ năm 2021”.
  4. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”.
  5. ^ “Can Tho University”.
  6. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  7. ^ “Can Tho University”.
  8. ^ “Rankings & ratings”.
  9. ^ “Rankings & ratings”.
  10. ^ a b “Đại học Việt Nam thăng hạng”.
  11. ^ “Universities in Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ a b “QS Asia University Rankings 2018”.
  13. ^ a b Embassy of the Republic of Viet-Nam. Viet-Nam Bulletin no 18. Washington, DC: ?, 1969
  14. ^ a b c d e f g h “Khảo sát chuẩn bị dự án Tăng cường Đại học Cần Thơ – Việt Nam thành cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến” [PDF].
  15. ^ “Lễ khánh thành "Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu khoa học ứng dụng và Chuyển giao công nghệ - Đại học Cần Thơ" tại Măng Đen”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  16. ^ “Dự kiến mở Khu V - Đại học Cần Thơ tại Sóc Trăng”.
  17. ^ “Thống nhất chủ trương mở Khu V - Đại học Cần Thơ tại Sóc Trăng”.
  18. ^ “Cần Thơ: Chấp thuận chủ trương thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao”.
  19. ^ “Dự án Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được triển khai tại huyện Vĩnh Thạnh”.
  20. ^ Định hướng trở thành Trường Bách khoa trực thuộc Đại học Cần Thơ
  21. ^ Định hướng trở thành Trường Kinh tế trực thuộc Đại học Cần Thơ
  22. ^ Định hướng trở thành Trường Nông nghiệp trực thuộc Đại học Cần Thơ
  23. ^ Định hướng trở thành Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông trực thuộc Đại học Cần Thơ
  24. ^ “Lễ Khai giảng năm học 2021-2022”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2021.
  25. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”.
  26. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  27. ^ “AUN member universities”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  28. ^ “AUN-QA: Cái đích của những trường đại học hướng đến chất lượng”. Trang tin tức sự kiện trường Đại học Kinh Tế. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các trường ĐH bắt buộc phải tìm cho mình những thước đo mới tầm cỡ quốc tế.Quản lý CS1: postscript [liên kết]
  29. ^ “Trường Đại học Cần Thơ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”.
  30. ^ Ánh Tuyết [TTXVN/Vietnam+] [11 tháng 6 năm 2021]. “Phát triển Trường Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia”.
  31. ^ “Phát triển Trường Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia”.
  32. ^ “Định hướng phát triển Trường Đại học Cần Thơ trở thành mô hình đại học quốc gia”. 11 tháng 6 năm 2021.
  33. ^ “Thành lập 4 trường thuộc Trường đại học Cần Thơ”.
  34. ^ “Phê duyệt chủ trương thành lập 4 trường trực thuộc ĐH Cần Thơ”.
  35. ^ “Thành lập 4 trường trực thuộc Đại học Cần Thơ”.
  36. ^ “Phê duyệt chủ trương thành lập 4 trường trực thuộc Đại học Cần Thơ”.
  37. ^ [1], Ánh Tuyết [TTXVN/Vietnam+], 11/06/2021

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang chủ của Trường Đại học Cần Thơ
  • Quyết định thành lập Trường đại học Y - Dược Cần Thơ Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine

Chủ Đề