Danh sách Chủ tịch tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ

[PLO] - Ông Hoàng Viết Đường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An. Như vậy, từ sáu phó chủ tịch UBND tỉnh ở nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này [2016-2021], tỉnh Nghệ An chỉ còn 5 phó chủ tịch UBND tỉnh.

Ngày 29- 6, kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2016–2021 đã bầu các chức danh chủ chốt HĐND, UBND tỉnh, các Trưởng Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An được bầu giữ Chủ tịch HĐND tỉnh  Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với tỷ lệ số phiếu 89/90 đồng ý.


Ông Nguyễn Xuân Đường tái đắc cử  chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.

Bà Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa 16, tiếp tục bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2016 – 2021 [89/90 phiếu].

Ông Hoàng Viết Đường – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2016 – 2021 [87/90 phiếu].

Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2011 – 2016 tiếp tục tín nhiệm được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với số phiếu tín nhiệm 87/90 đại biểu có mặt đồng ý.

Năm phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2016 – 2021 là: ông Lê Xuân Đại, ông Lê Minh Thông, ông Đinh Viết Hồng, ông Huỳnh Thanh Điền, ông Lê Ngọc Hoa.

Chiều 29-6, kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tiếp tục phiên làm việc để bầu chức danh Ủy viên UBND tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2016 – 2021 và tiến hành bế mạc kỳ họp.

ĐẮC LAM

Ông Thái Thanh Quý - bí thư Tỉnh ủy Nghệ An - tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Đức Trung nhận nhiệm vụ mới - Ảnh: DOÃN HÒA

Theo đó, với tỉ lệ phiếu bầu 100% [80/80 đại biểu có mặt], ông Nguyễn Đức Trung - phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An - được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Trước đó, ngày 5-3, Tỉnh ủy Nghệ An công bố quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, luân chuyển, chỉ định ông Trung giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2015-2020.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Đức Trung chia sẻ nhiệm vụ được giao  vừa là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm rất nặng nề trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Tân chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hứa sẽ nỗ lực dành toàn bộ tâm trí, sức lực, tích cực nâng cao trình độ lý luận, bám sát thực tiễn, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng; phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu, gần gũi, lắng nghe ý kiến nhân dân với tinh thần cầu thị, học hỏi vì sự phát triển chung của tỉnh.

Các đại biểu tham dự kỳ họp đều đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 - Ảnh: DOÃN HÒA

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Nghệ An cũng miễn nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Thái Thanh Quý.

HĐND tỉnh Nghệ An cũng thảo luận, thông qua các dự thảo nghị quyết danh mục, công trình dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Đức Trung sinh năm 1974; quê quán: xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; Trình độ chuyên môn: thạc sĩ kinh tế; trình độ lý luận chính trị: cao cấp.

Ông Trung từng giữ các chức vụ: vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, Bộ Kế hoạch và đầu tư; Ngày 28-1-2019, ông nhận nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

24 lãnh đạo, cán bộ Nghệ An không còn phải cách ly tại nhà

DOÃN HÒA

12:56, 10/04/2016

Sáng nay [10/4], Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ đã nghỉ hưu trên địa bàn thành phố Vinh.

Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hồ Đức Phớc – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Đường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hữu Lậm – Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Toàn cảnh buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Đức Phớc đã thông tin đến các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu về kết quả, tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trong 3 tháng đầu năm 2016 của Nghệ An. Về thu hút đầu tư, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký gần 13.800 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Nghệ An cũng đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm, mang tính động lực đối với địa phương như: Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP; nhà máy xi măng Sông Lam; bến số 5, số 6 cảng Cửa Lò...

Ông Phạm Xuân Tùy - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng đồng chí Hồ Đức Phớc - Tân Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Đồng chí Hồ Đức Phớc cảm ơn sự quan tâm, theo dõi, ủng hộ của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian qua. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự theo dõi, đóng góp kịp thời những ý kiến tâm huyết, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi  mục tiêu nghị quyết 26 của Bộ chính trị về định hướng phát triển Nghệ An từ nay đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh khóa XVIII.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh tìm hiểu đường D4 nối ra cảng nước sâu Nghi Thiết.
Đoàn tìm hiểu dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP.

Trước đó, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ đã nghỉ hưu trên địa bàn thành phố Vinh đã đi thăm một số dự án, công trình trọng điểm đang triển khai thực hiện. Gồm dự án nâng cấp, cải tạo kênh Bắc tại TP Vinh; dự án đường D4 của Khu kinh tế Đông Nam và trạm nghiền xi-măng, cảng nước sâu Nghi Thiết do tập đoàn xi-măng The Vissai đầu tư; thăm dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP có tổng diện tích 750ha đang được triển khai tại huyện Hưng Nguyên; dự án cầu Yên Xuân bắc qua Sông Lam.           

[Thái Dương]

Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Đảng bộ tỉnh Nghệ An cũng ra đời. Kể từ đó, Đảng bộ Nghệ An không ngừng củng cố vững mạnh, phát triển qua các kỳ đại hội. Báo Nghệ An xin giới thiệu tóm tắt về các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 1930 đến nay.

Đại hội năm 1930 

Sau sự kiện 12/9/1930, cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh tiếp tục phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất diễn ra tại làng Đồng Xuân, Tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, nay thuộc xã Xuân Tường [Thanh Chương]. Bầu Ban Chấp hành [BCH] chính thức gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Tiềm được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1938 

Tháng 4/1938, trước yêu cầu tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân để thực hiện phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ, Đại hội diễn ra tại làng Đông Chữ, nay thuộc xã Nghi Trường [Nghi Lộc], với 30 đại biểu. Bầu BCH gồm 7 ủy viên chính thức. Đồng chí Nguyễn Đức Dương được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1945 

Khai mạc ngày 3/11/1945, tại làng Yên Dũng Thượng [Hưng Nguyên], nay thuộc phường Hưng Dũng [TP. Vinh] với 23 đại biểu, Đại hội quyết định nhiều biện pháp chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bầu 5 ủy viên BCH chính thức. Đồng chí Nguyễn Xuân Linh được bầu làm Bí thư. 

Đại hội năm 1946 

Trong không khí chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 3/11/1946, Đại hội khai mạc tại làng Yên Dũng [Hưng Nguyên], nay thuộc phường Hưng Dũng [TP. Vinh] với 45 đại biểu. Bầu BCH gồm 17 ủy viên. Đồng chí Hồ Viết Thắng được bầu làm Bí thư. 

Đại hội năm 1948 

Khai mạc ngày 6/1/1948 tại xóm Vĩnh Yên, xã Lĩnh Sơn [Anh Sơn], Đại hội đề ra mục tiêu tích cực chuẩn bị kháng chiến trường kỳ đi đến thắng lợi; đẩy mạnh việc phát triển và củng cố tổ chức đảng. Bầu BCH gồm 22 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Ngô Xuân Hàm được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1949 

Trong không khí hào hùng của phong trào thi đua ái quốc dâng cao, từ ngày 15/4 - 29/4/1949, Đại hội đã tiến hành tại xã Thanh Cát [Thanh Chương] với 334 đại biểu. Đồng chí Minh Châu được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1950 

Khai mạc vào giữa tháng 5/1950, tại xã Diễn Cát [Diễn Châu], với 300 đại biểu, Đại hội xác định nhiệm vụ: “Ra sức xây dựng lực lượng, bảo vệ hậu phương, tổng động viên sức người, sức của cung ứng cho tiền tuyến". Bầu 29 ủy viên BCH. Đồng chí Minh Châu được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1951

Diễn ra vào tháng 8/1951, tại xã Quang Thành [Yên Thành] với 289 đại biểu, Đại hội nêu mục tiêu xây dựng Nghệ An thành hậu phương vững chắc, làm tròn nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến. Bầu 25 ủy viên BCH. Đồng chí Minh Châu được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1959 

Diễn ra từ ngày 15/3 - 23/3/1959, tại Vinh, với 180 đại biểu chính thức và 74 đại biểu dự thính, Đại hội đã đề ra quyết tâm hoàn thành kế hoạch 3 năm trước thời hạn. Bầu 33 ủy viên chính thức và 8 dự khuyết. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1960-1961 

Diễn ra 2 vòng, vòng 1 từ ngày 24/6 - 1/7/1960, tại Vinh, với 260 đại biểu. Vòng 2 diễn ra từ ngày 20/3 - 30/3/1961, tại Vinh, với 238 đại biểu chính thức và 87 đại biểu dự thính, Đại hội quán triệt nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Bầu BCH gồm 31 ủy viên chính thức và 8 dự khuyết. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1963 

Diễn ra từ ngày 12/8 - 21/8/1963, tại Vinh, với 254 đại biểu chính thức và 32 đại biểu dự thính, Đại hội bàn 2 vấn đề mấu chốt: Tăng cường quản lý và phát triển kinh tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Bầu BCH gồm 29 ủy viên chính thức, 4 dự khuyết. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1972 

Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ và tình hình thiên tai liên tiếp xảy ra, Đại hội đã khai mạc tại xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương từ ngày 15/4 - 25/4/1972 với 350 đại biểu. Bầu BCH gồm 37 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Bí thư. 

Đại hội năm 1976 - 1977 [khóa IX]

Đại hội được tiến hành trong bối cảnh 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ ngày 12 - 21/11/1976, vòng 1 tổ chức ở TP Vinh với 674 đại biểu chính thức và 70 đại biểu dự thính. Vòng 2 từ ngày 9/5 - 12/5/1977, tại Vinh, gồm 648 đại biểu chính thức và 70 đại biểu dự thính. Bầu BCH gồm 39 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1979 [khóa X]

Diễn ra từ ngày 12/12 - 17/12/1979 tại Vinh, với 321 đại biểu chính thức, 33 đại biểu dự thính, Đại hội vạch ra 3 nhiệm vụ cấp bách: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống của nhân dân; tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội. Bầu BCH gồm 45 ủy viên chính thức và 4 dự khuyết. Đồng chí Trương Văn Kiện được bầu làm Bí thư.

Đại hội 1982 - 1983 [khóa XI]

Diễn ra 2 vòng. Vòng 1 từ 11/8 - 18/1/1982 tại Cửa Lò, với 498 đại biểu chính thức. Vòng 2 từ ngày 22 - 26/3/1983 tại TP. Vinh với 485 đại biểu chính thức, 49 đại biểu dự thính. Đại hội quyết nghị giải quyết đời sống nhân dân trên cơ sở phát triển lương thực, thực phẩm. Bầu BCH gồm 51 ủy viên chính thức và 4 dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1986 [khóa XII]

Diễn ra từ ngày 29/10 - 3/11/1986, tại TP Vinh, gồm 617 đại biểu chính thức và 63 đại biểu dự thính. Đại hội bàn về đổi mới tư duy, đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực KT-XH, QP-AN và xây dựng Đảng cùng hệ thống chính trị. Bầu BCH gồm 51 ủy viên chính thức và 16 dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu làm Bí thư.

Đại hội năm 1991 - 1992 [khoá XIII]

Đại hội diễn ra 2 vòng. Vòng 1 từ ngày 23/4 - 28/4/1991, tại TP. Vinh, với 493 đại biểu chính thức, 9 đại biểu dự khuyết. Vòng 2 từ ngày 27/2 - 29/2/1992 tại TP. Vinh, gồm 367 đại biểu chính thức và 43 đại biểu dự thính. Bầu BCH gồm 49 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Bá được bầu làm Bí thư. Trước đó, ngày 12/8/1991 Quốc hội [khóa VIII] quyết định chia tỉnh Nghệ - Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đại hội năm 1996 [khóa XIV]

Diễn ra từ ngày 8/5 - 11/5/1996, tại TP. Vinh, gồm 347 đại biểu. Đại hội nêu quyết tâm đưa Nghệ An sớm ra khỏi tỉnh nghèo và tạo điều kiện vững chắc cho bước phát triển những năm tiếp theo. Bầu BCH gồm 49 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Bá được bầu làm Bí thư. 

Đại hội năm 2001 [khóa XV]

Khai mạc ngày 17/1/2001 tại TP. Vinh với 400 đại biểu. Đại hội đề ra quyết tâm “Phấn đấu đến năm 2005, thu nhập nội tỉnh [GDP] tăng 1,6 - 1,65 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2000, tạo tiền đề vững chắc đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo vào thời kỳ 2006 – 2010”. Bầu BCH gồm 49 ủy viên. Đồng chí Trương Đình Tuyển được bầu làm Bí thư. 

Đại hội năm 2005 [khoá XVI]

Diễn ra từ ngày 8/12 - 11/12/2005, tại TP. Vinh, với 400 đại biểu. Đại hội đề ra mục tiêu: “Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; xây dựng Thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ, quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước”. Bầu BCH gồm 59 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thế Trung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Đại hội năm 2010 [khóa XVII]

Diễn ra từ 15/9 - 17/9/2010 tại TP. Vinh, với 450 đại biểu. Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tăng cường đoàn kết, thống nhất; đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015; tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; phấn đấu xây dựng Thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ”. Bầu BCH gồm 65 ủy viên. Đồng chí Phan Đình Trạc được bầu làm Bí thư; các đồng chí Trần Hồng Châu, Hồ Đức Phớc được bầu làm Phó Bí thư.

Đức Dương
Nguồn: Báo Nghệ An

Video liên quan

Chủ Đề