Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn ngữ văn phòng gd&đt hải hậu năm 2022 - 2022

Đề thi giữa học kì 2 môn văn trường THCS Trọng Điểm năm 2021 chắc chắn là tài liệu các em cần ngay lúc này để ôn tập cho kì thi giữa kì.

Đề thi giữa học kì 2 môn văn trường Đặng Trần Côn năm 2021 chắc chắn là tài liệu các em cần ngay lúc này để ôn tập cho kì thi giữa kì.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 tỉnh Bến Tre năm 2019/2020 vừa diễn ra với nội dung về bài thơ Viếng lăng Bác.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019/2020 vừa diễn ra với nội dung về bài thơ Viếng lăng Bác và nghị luận ý nghĩa của việc đọc sách.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Toán năm học 2019 - 2020 đề số 8 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từng câu giúp các em học sinh cùng phụ huynh học bài và ôn luyện tại nhà.

Tham khảo đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn của phòng giáo dục quận Hai Bà Trưng qua đó nắm được các dạng bài thường gặp nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn của phòng giáo dục quận Hà Đông, qua đó nắm được cấu trúc đề và các dạng bài thường gặp.

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 - 2021 gồm 4 đề kiểm tra có đáp án kèm theo dành cho các em học sinh lớp 9 thử sức nhằm kiểm tra kỹ năng và củng cố kiến thức môn Ngữ văn.

Tài liệu bao gồm 4 đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án chi tiết kèm theo. Đề thi được biên soạn có nội dung bám sát chương trình SGK Ngữ văn 9. Hy vọng đề thi sẽ giúp ích cho các em trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 - 2021

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 9

PHÒNG GD&ĐT ………..

TRƯỜNG THCS …………..

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn thi: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 90 phút [không kể thời gian giao đề]

I. ĐỌC HIỂU [3 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ.

[ Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm]

Câu 1: [1,0 đ ]Tìm và chỉ ra phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: [1,0 đ ] Câu văn: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” Mang hàm ý gì? Tác dụng?

Câu 3: [1,0 đ ] Hãy tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

II. TẬP LÀM VĂN [7 điểm]

Câu 1: [2,0 đ] Viết đoạn nghị luận [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin .

Câu 2: [5,0 đ] Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

[Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 ,Tập 2]

.............................Hết.........................

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 9

PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM

I.

ĐỌC HIỂU

1

* phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng :

- Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó

- Phép lặp: Bản nhạc

0,5

0,5

2

Hàm ý của câu: Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.: Mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô...

1,0

3

* Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ

- Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh

- So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad

* Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm của tuổi thơ và khơi gợi trái tim bạn đọc tình yêu mái trường, bạn bè, thầy cô

0,25

0,25

0,5

II

TẬP LÀM VĂN

1

*Về kĩ năng:- Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài [khoảng 200 chữ].- Luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu;- Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…

*Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

*Giới thiệu được vấn đề nghị luận: đức tính tự tin

0,5

0,25

* Giải thích:

- Tự tin là niềm tin vào bản thân chính mình có thể làm được việc gi đó- Tự tin là thấy rõ năng lực của mình có thể thực tốt một công việc…

* Bàn luận: + Biểu hiện

+ Ý nghĩa

+ Mặt trái

*Bài học nhận thức:

- Tự tin là một đức tính tốt của con người

- Phải biết tự tin trong cuộc sống nhưng không nên tự tin thái quá…

0,25

0,5

0,5

2

* Về kĩ năng:

Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận văn học: có bố cục ba phần ;Luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…

0,5

* Về nội dung: Học sinh cần đảm bảo được các ý sau:

4,0

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

0,5

a. Cảm nhận: Lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác :

* Khổ 1:

- Tác giả đã xưng “con”.

+ “Con” và “Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.

+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ “thăm “để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh sinh li tử biệt.

+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.

- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.[ gần gũi thân thuộc, biểu tượng của dân tộc]

+ “Bão táp mưa sa” là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.

* Khổ 2:

- Hai câu thơ :

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.->thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”...

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như “tràng hoa” dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác

1,5

1,5

b. Đánh giá: Nội dung và nghệ thuật.

0,5

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và suy nghĩa của bản thân.

0,5

Phần I: 5,0 điểm

Cho câu thơ:

"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu".

1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.

2. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:

"Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm"

Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 - 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép thế. [Gạch chân]

Phần II: 5,0 điểm

Lời tâm tình tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương nói với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

[Nói với con – Y Phương]

1. Trong câu thơ:

"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

2. Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

3. Từ những phẩm chất cao đẹp của "người đồng mình" trong văn bản: "Nói với con", em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay?

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 9

Phần I: 5,0 điểm

1. Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ: [1,0 điểm]

2. Nêu đúng tên tác giả: [0,5 điểm]; tên tác phẩm: [0,5 điểm]

3. Viết đoạn văn: [3,0 điểm]

* Hình thức: [1,0 điểm]

  • Đúng kết cấu tổng – phân – hợp; đủ số câu: 0,5 điểm
  • Sử dụng đúng; hợp lí:
  • Phép thế: 0,5 điểm

* Nội dung: 2,0 điểm Cảm nhận tinh tế cảnh vật thiên nhiên:

  • Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khô và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua hình ảnh "Sương chùng chình", sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ [nhân hóa] trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang.
  • Dòng sông trôi thanh thản, lững lờ.
  • Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ "Vắt nửa mình sang thu"-> Nhân hóa
  • Nắng, mưa, sấm vẫn còn song thưa dần, dịu lại.

=> Tầm hồn nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế.

Phần II: 5,0 điểm

Câu 1. Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: [1,0 điểm]

  • Nghĩa đen: Chỉ sự vật [0,5 điểm]
  • Nghĩa ẩn dụ: Chỉ quê hương [0,5 điểm]

Câu 2. Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành: [1,0 điểm]

  • Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt [0,5 điểm]
  • Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống [0,5 điểm]

Câu 3.

  • Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ và lập luận giàu sức thuyết phục. [1,0 điểm]
  • Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay như tính năng động, thông minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước... [2,0 điểm]

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 - Đề 3

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 9

Phần I. [6,0 điểm]

Sang thu tớ là khúc giao mùa mong manh mà rõ rệt:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

[Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2016, tr.70].

1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Sang thu”

2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở đoạn thơ trên. Theo em, vì sao cả bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm câu duy nhất ở cuối bài?

3. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ chỉ có một dấu chấm ở cuối bài. Em hay chép lại chính xác hai câu thơ liền nhau có các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đó [ghi rõ tên tác giả, tác phẩm]

4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 câu] theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ sự biến chuyển của đất trời khi sang thu, trong đó có một câu cảm thán và một phép lặp [gạch chân dưới câu cảm thán từ phép lặp đã sử dụng]

Phần II. [4.0 điểm]

Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới", tác giả Vũ Khoan đã viết:

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

[Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo đục, 2016, tr. ]

1. Giải nghĩa cụm từ “kinh tế tri thức”. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên

2.Trong những hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, vì sao Vũ Khoan lại cho rằng "Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”?

3. Dựa vào văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự chuẩn bị hành học sinh lớp 9 khi bước vào cấp Trung học phổ thông hiện nay. ,

Video liên quan

Chủ Đề