Đáp an môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học

Thể theo yêu cầu của thầy cô cần đáp án modul 1 Môn Lịch Sử và Địa lí Tiểu học mo dul 1, Blogtailieu.com chia sẻ cho các thầy cô đầy đủ đáp án modul1 Môn Lịch Sử và Địa lí Tiểu học modun. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích cho thầy cô.

1. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 được kế thừa và tiếp tục phát triển từ môn học/hoạt động giáo dục nào?
Môn Khoa học

Môn Đạo đức

Môn Tự nhiên và Xã hội

Hoạt động trải nghiệm
2. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học năm 2018 khác so với môn LS&ĐL hiện hành là:

Môn học tích hợp.

Được học từ lớp 4 và 5.

Hai môn học tách rời nhau.

Hai phân môn Lịch sử và Địa lí.
3. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 có quan hệ mật thiết với các môn học/hoạt động giáo dục nào ở cấp tiểu học?

Môn Đạo đức

Môn Khoa học

Môn Tự nhiên và Xã hội

Môn Khoa học và Xã hội, Khoa học, Đạo đức

4. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018?

Chú trọng lựa chọn điểm

Thiết kế chương trình theo hướng tiếp cận nội dung Lịch sử và Địa

Thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và xã hội

Tích hợp nội dung Lịch sử, Địa lí và một số nội dung văn hoá, xã hội
5. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 là:

Hình thành và phát triển các năng lực Lịch sử và Địa lí.

Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung.

Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Hình thành và phát triển các năng lực Lịch sử, Địa lí; góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung.
6. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là năng lực đặc thù của môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018?

Tìm hiểu Lịch sử và Địa lý.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Nhận thức về khoa học Lịch sử và Địa lí.

Yêu nước, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc.
7. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt của năng lực nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học?

Yêu nước, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc.

Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.

Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử, một số giá trị, truyền thống, một số nền văn minh, một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt.
8. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt của năng lực tìm hiểu Lịch sử và Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học?

Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,…

Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.

. Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,… ở mức đơn giản.

So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.
9. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Mạch nội dung của chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 được thiết kế theo hướng:

Lớp 4 học về Việt Nam, lớp 5 học về thế giới.

Nội dung tách thành 2 phân môn Lịch sử và Địa lí.

Nội dung địa phương được thiết kế ở cuối lớp 4 và lớp 5.

Tích hợp nội dung giáo dục Lịch sử và Địa lí; mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội.
10. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào sau đây không phải là điểm mới về mạch nội dung của chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018?

Tích hợp nội dung giáo dục Lịch sử và Địa lí.

Nội dung địa phương được thiết kế ở đầu lớp 4.

Nội dung tách thành 2 phân môn Lịch sử và Địa lí.

Mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội.
11. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” [Lớp 5]: nội dung nào sau đây được tinh giảm?

Đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam và vai trò của chúng

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai

Một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
12. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” [Lớp 5]: nội dung nào sau đây không được tinh giảm:

Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế

Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu với chế độ nước của sông ngòi.

Đặc điểm đất phù sa, feralit; Phân biệt được rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn
13. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” [Lớp 5]: nội dung nào sau đây không phải là nội dung mới:

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai

Một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

Đặc điểm đất phù sa, feralit; Phân biệt được rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn
14. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” [Lớp 5], năng lực nào sau đây không thuộc năng lực chung cần được hình thành cho học sinh:

Năng lực tự chủ và tự học

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
15. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” [Lớp 5], năng lực nào sau đây không thuộc năng lực đặc thù cần được hình thành cho học sinh:

Năng lực tự chủ và tự học

Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Năng lực nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí
16. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là định hướng chung về phương pháp dạy học trong dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử và Địa lí tiểu học?

Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học

Chú trọng truyền thụ hệ thống tri thức khoa học cho học sinh.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực tự học cho HS.

Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
17. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung và năng lực Lịch sử Địa lý khi dạy học môn Lịch sử Địa lý tiểu học cần:

Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học và phương tiện dạy học

Lựa chọn hệ thống kiến thức phù hợp với nội dung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo tinh thần thông tư 22 của Bộ GD&ĐT

Lựa chọn kiến thức phù hợp, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
18. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Chương trình Lịch sử Địa lý tiểu học góp phần hình thành

năng lực khoa học

năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lý

năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí

năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng lịch sử và địa lí
19. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Thiết bị dạy học trong môn Lịch sử Địa lý tiểu học cần đáp ứng các yêu cầu?

Phương tiện dạy học lịch sử và địa lí có hai chức năng cơ bản là trực quan và nguồn tri thức

Phương tiện dạy học trong lịch sử và địa lí có nhiều loại khác nhau, như các lược đồ, bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, mô hình…

Sử dụng linh hoạt và đa dạng phương tiện dạy học, đặc biệt là ứng dụng rộng rãi CNTT trong dạy học Lịch sử và Địa lí.

Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, đúng lúc, phối hợp nhiều loại khác nhau, đủ cường độ và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
20. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Mục tiêu của việc đánh giá trong dạy học môn Lịch sử Địa lý ở tiểu học?

Tăng cường áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ và năng lực của học sinh, bao gồm đánh giá quá trinh, cuối học kỳ và năm học.

Là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học.

Khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn học, giúp học sinh tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập, rèn luyện

Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lý

Phân tích kế hoạch bài dạy 1. Trả lời câu hỏi


Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận [chiếm lĩnh] và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Học sinh nêu được:

– Các việc bản thân tự giác làm ở nhà, ở trường.

– Sự cần thiết phải tự giác làm những việc đó.

+ Học sinh đánh giá được:

– Thái độ, hành vi tự giác của bản thân và của người khác.

+ Học sinh làm được:

– Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để tự giác thực hiện các việc của mình trong thực tiễn đời sống hằng ngày.

2. Trả lời câu hỏi
Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Hoạt động học:

– Hoạt động khám phá vấn đề: Học sinh phải trả lời được câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”

– Hoạt động luyện tập:

Luyện tập củng cố kiến thức: Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên. Luyện tập dạng kĩ năng: Dọn dẹp, mặc quần áo, sắp xếp tranh, xử lí tình huống.

– Hoạt động thực hành: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện, báo cáo, đánh giá.

+ Hoạt động bổ trợ:

– Hoạt động khởi động: Giáo viên tạo hứng thú bằng cách cho học sinh xem video “Con bướm” để dẫn dắt vào bài.

– Hoạt động tổng kết: Làm phiếu bài tập, chia sẻ lại kết quả.

3. Trả lời câu hỏi
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Hoạt động 1:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

– Năng lực: Nhận thức hành vi.

+ Hoạt động 2:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

– Năng lực:

. Nhận thức chuẩn mực: Nêu việc cần làm, lí do vì sao làm.

. Hợp tác giao tiếp.

+ Hoạt động 3:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

– Năng lực: Đánh giá, điều chỉnh hành vi.

+ Hoạt động 4:

– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

– Năng lực:

Điều chỉnh hành vi. Phát triển bản thân.

+ Hoạt động 5:

– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái.

– Năng lực: Đánh giá hành vi, thực hiện kế hoạch.

4. Trả lời câu hỏi
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Hoạt động 1: Nguồn trang web, câu chuyện.

+ Hoạt động 2: Hình ảnh sưu tầm.

+ Hoạt động 3:

– Dụng cụ cá nhân: Quần áo, bàn học, lược, …

– Tranh.

+ Hoạt động 4: Dụng cụ dọn vệ sinh [chổi, khăn,…].

+ Hoạt động 5: Phiếu đánh giá.

5. Trả lời câu hỏi
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để hình thành kiến thức mới?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Hoạt động 1:

– Nghe và theo dõi câu chuyện.

– Trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện, rút ra bài học từ câu chuyện đó.

+ Hoạt động 2:

– Học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, từ đó liên hệ bản thân.

6. Trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Các câu trả lời của học sinh.

+ Bài học mà học sinh rút ra được.

+ Kết quả thảo luận của nhóm.

7. Trả lời câu hỏi
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các em hiểu yêu cầu của giáo viên nêu ra.

– Các em tích cực tham gia hoạt động nhóm.

+ Mức độ chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh:

– Các em nêu được rất nhiều công việc khác nhau, phù hợp với bản thân.

Ví dụ: Nhóm A làm việc sôi nổi, các bạn đều tham gia ý kiến.

Nhóm B hôm nay làm việc có tiến bộ.

+ Tham gia trình bày, kết quả hoạt động của nhóm rõ ràng, biết nhận xét, nêu suy nghĩ của mình về sản phẩm học tập của nhóm bạn.

– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

– Các nhóm đảm bảo đúng thời gian thảo luận.

8. Trả lời câu hỏi

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Bàn học, đồ dùng học tập, sách vở,…

+ Lược, dây thun, quần áo, nước, thau,…

+ Xà phòng, tranh ảnh,…

9. Trả lời câu hỏi

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Đọc: Học sinh đọc các yêu cầu bài tập xử lý tình huống.

+ Nghe: Học sinh lắng nghe các câu hỏi của giáo viên.

+ Nhìn: Học sinh quan sát tranh, quan sát việc làm của bạn.

+ Làm: Học sinh thực hiện được các việc làm một cách tự giác.

10. Trả lời câu hỏi

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Các câu trả lời đúng của học sinh.

+ Các việc học sinh tự giác làm.

+ Các hoạt động tích cực mà học sinh tham gia.

11. Trả lời câu hỏi

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.

– Em tích cực tham gia hoạt động.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Em kể được 1 số việc đã tự giác làm ở nhà, ở trường. Em thực hiện được việc dọn dẹp hộc bàn, mặc quần áo chỉnh tề, chải tóc gọn gàng. Em sắp xếp hộc bàn gọn gàng, biết phân loại đồ dùng.

– Các em biết phối hợp với nhau để ghép bức tranh rửa tay đúng và nhanh.

– Các em đã trao đổi, thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống hợp lí.

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô.

Giáo án phát triển năng lực môn Lịch sử – Địa lý

Chủ đề: BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 1. Mục tiêu của bài học: – Sử dụng bản đồ xác định được phạm vi của vùng biển, một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. – Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. – Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,… – Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. – Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 2. Yêu cầu cần đạt: – Năng lực nhận thức về lịch sử địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam; các đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam – Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử địa lí: Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. – Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử địa lí vào thực tiễn: Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. – Có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương. 3. Nội dung kiến thức và đồ dùng dạy học: 3.1. Nội dung kiến thức: – Vị trí địa lí: – Vai trò của biển, đảo. – Chủ quyền biển, đảo. 3.2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên: – Bảng nhóm, bút dạ. – Bản đồ ĐLTNVN – Máy tính, máy chiếu – Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam – Video về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, phóng sự về những Ngôi mộ gió * Học sinh: – Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam – Những mẫu chuyện về các anh hùng có công bảo vệ biển đảo Việt Nam 4. Tổ chức hoạt động dạy học:

4.1. Chuỗi hoạt động và thời gian dự kiến:

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 1. Khởi động HĐ 1.1: Giới thiệu chủ đề: [~ 7 phút] 2. Hình thành kiến thức mới HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam [ ~20 phút]

* Vị trí:

* Vai trò:

HĐ 2.2: Đảo và quần đảo: [~ 20 phút]

Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Xác định được vị trí, phạm vi của các đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển VN.

Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước 3. Thực hành –Luyện tập HĐ 3.1: [~ 25 phút] – Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam; các đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam. – Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. – Trình bày một số giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta 4. Vận dụng HĐ 4.1: Trò chơi: Em làm hướng dẫn viên nhỏ tuổi. [~ 25 phút] – Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số mẫu chuyện, tranh ảnh, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

4.2. Các hoạt động GD:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động HĐ 1.1: Giới thiệu chủ đề: GV cho HS hát bài Bé yêu biển lắm. 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam 2.1.1: Mục tiêu: Sử dụng bản đồ xác định được phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 2.1.2: Cách tiến hành: * Tìm hiểu vị trí vùng biển Việt Nam: – Các em quan sát hình 1, thực hiện: + Chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. + Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta. – HS trao đổi theo cặp, sau đó thống nhất trong nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. – Các nhóm bạn nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, tổng kết HĐ * Tìm hiểu Vai trò: – HS đọc tài liệu, bản đồ, vốn hiểu biết của bản thân, hoàn thành bảng sau:

TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại

– GV mô tả, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với đất nước ta.

HĐ 2.2: Đảo và quần đảo: 2.2.1: Mục tiêu: Sử dụng bản đồ xác định được vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 2.2.2: Cách tiến hành: + Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? – GV chỉ lược đồ ba vùng biển chính của nước ta.

– Chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, nội dung tài liệu, HS TL và thực hiện các y/c sau:

+ N1, 2: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc. + N3, 4: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển miền Trung? + N5,6: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Nam? – Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Xem video lễ hội lề thế lính Hoàng Sa. Trả lời câu hỏi: Em biết gì về lễ hội này? – GV yêu cầu HS mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta. 3. Thực hành –Luyện tập HĐ 3.1: Trò chơi: Em làm hướng dẫn viên nhỏ tuổi. 3.1: Mục tiêu: Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,… 3.2: Cách tiến hành: – Em hãy chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta.

– Việt Nam có những cảng biển nào? – Biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước?

– Khi đi du lịch đến các bãi biển, em cùng mọi người cần phải làm gì để giữ gìn cảnh quang môi trường ở đó?

– Xem Video phóng sự về những ngôi mộ gió Thể hiện sự gắn bó với biển 4. Vận dụng 4.1: Mục tiêu: – Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 4.2: Cách tiến hành: – Y/c HS giới thiệu về các tranh mà các em sưu tầm được về biển đảo quê hương. – Em và các bạn cần làm gì để góp phần bảo vệ, giữ gìn biển đảo việt Nam? – Sưu tầm mẫu chuyện về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc. – Nhận xét tiết học. – Chuẩn bị bài sau.

BVN điều khiển lớp hát bài Bé yêu biển lắm.

– HS quan sát hình 1

– HS lên bảng chỉ được trên bản đồ.

– Nhận xét, bổ sung cho bạn.
– HS lắng nghe

– HS đọc, trao đổi TL trong nhóm hoàn thành bảng:

TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại 1 BV tổ quốc 2 Muối Cung cấp muối 3 Khoáng sản Làm chất đốt, nhiên liệu 4 Hải sản Cung cấp thực phẩm

5 Vũng, vịnh, bãi biển… Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.

– HS lắng nghe

+ Cá nhân trình bày

– HS quan sát

– HSTL nhóm, trình bày kết quả vào bảng nhóm.

– Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm thảo luận.
– Trình bày một vài nét về lễ hội lề thế lính Hoàng Sa.

– Hs nêu theo mức độ hiểu biết của các em

– Chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta.

– Cảng Hải Phòng, cảng Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn… – Lợi dụng vào thủy triều, địa lí hiểm trở của các cửa biển để chặn đánh quân thù xâm lược. Giao lưu hàng hóa, buôn bán với các nước, phát triển du lịch.

– Tuân thủ các quy định ở đó, không xả rác bừa bãi,…

– HS nghe và bình chọn cho bạn giới thiệu hay và hấp dẫn nhất.
– HS xem Video

– HS giới thiệu về các tranh mà các em sưu tầm.

– HS diễn đạt theo cách nghĩ của mình.

– Tiếp tục sưu tầm và kể cho người thân nghe

5. Công cụ đánh giá: HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam • Khả năng khai thác thông tin LS ĐL • Bài báo cáo, lời nói, cử chỉ, thái độ của học sinh • Kết quả làm việc trong phiếu học tập HĐ 2.2: Đảo và quần đảo: • Bài báo cáo, lời nói, cử chỉ, thái độ của học sinh • Kết quả làm việc trong phiếu học tập • Sơ đồ tư duy do các em vẽ. • Kết quả phiếu HT: TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại 1 BV tổ quốc 2 Muối Cung cấp muối 3 Khoáng sản Làm chất đốt, nhiên liệu 4 Hải sản Cung cấp thực phẩm

5 Vũng, vịnh, bãi biển… Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.

HĐ 3: Thực hành –Luyện tập – Kĩ năng quan sát, tìm kiếm thông tin. – Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, cách diễn đạt rõ ý. HĐ 4: Vận dụng – Các sản phẩm chuẩn bị ở nhà của HS: mẫu chuyện, tranh ảnh, …

– Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, biểu cảm, cách diễn đạt

Video liên quan

Chủ Đề