Đất một câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật vua Hùng

TNV - Cứ vào dịp tháng Ba hàng năm, Đền Hùng lại mở hội, con cháu khắp nơi trong cả nước, việt kiều xa xứ lại tìm về cội nguồn tưởng niệm công lao của tổ tiên. Ngược dòng lịch sử, qua truyền thuyết ai ai cũng biết chuyện vua Hùng lập nước Văn Lang, nhưng còn chuyện vua Hùng chọn đất đóng đô, định đô ở mảnh đất nào cả một sự tìm kiếm không thể một sớm, một chiều.

Mảnh đất đầu tiên vua Hùng đặt chân tới, phong cảnh khá đẹp. Đất phẳng lại rộng, có nhiều khe suối. Nhưng sau khi ngắm kỹ, vua cho rằng thế đất vẫn chưa phải là được, bèn sai chim Đại Bàng đắp thêm 100 quả gò. Vua lệnh cho chim Đại Bàng phải làm xong trước khi mặt trời mọc. Chim Đại Bàng đem hết sức mình ra thực hiện lệnh của vua. Quả gò thứ 99 vừa xong chỉ còn 01 quả nữa là hoàn thành công việc thì bỗng có tiếng gà rừng gáy, chim Đại Bàng ngỡ là trời đã sáng, vỗ cánh bay đi. Thế là không đúng ý, vua Hùng bỏ đi tìm đất khác. Đó chính là xã Thanh Vân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) ngày nay.

Đất một câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật vua Hùng
Du khách thập phương trẩy hội Đền Hùng. Ảnh: St.

Đến mảnh đất thứ hai, nơi đây có một ngọn núi cao sừng sững như cột chống trời vọt lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên đỉnh núi, quan sát bốn phương tám hướng. Núi non trùng điệp, rừng rậm, núi cao, suối róc rách chảy. Vua lấy làm vừa ý, bèn thúc ngựa xuống núi. Ngựa đang từ từ xuống, bỗng ngựa quay đầu, bốn vó đập mạnh. Quả núi sụt nở một góc. Vua lắc đầu chê đất không vững, lại bỏ đi. Đó là núi Sứt ở xã Đông Linh cũng thuộc huyện Thanh Ba ngày nay.

Nơi thứ ba vua Hùng đặt chân tới là một quả núi dài một đầu cao, một đầu thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ. Ngắm kỹ, ngọn núi giống như một con Giao Long đang vẫy vùng trên mặt sông. Núi có đường lên trời, lại có hang xuống âm phủ. Vua vừa bước vào hang chợt có con Rắn trắng (Bạch Xà) cản lối. Vua cho là điềm gở, lại bỏ đi. Đây là núi Thắm, xã Vũ Lao, cũng trên dải đất huyện Thanh Ba ngày nay.

Đất một câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật vua Hùng
Cổng chính Trung tâm Lễ hội Đền Hùng hiện nay. Ảnh: BQL

Men theo con sông Thao, tới một vùng phía trước là sông lớn, phía sau là núi cao, quanh những hòn đảo nhỏ là đầm nước mênh mông bao bọc. Vua đang ngắm cảnh chợt có một con Rùa vàng nổi lên khỏi mặt nước, lưng rộng như tấm phản, gật đầu chào vua. Rùa tự xưng là chúa tể của vùng này, Rùa mời vua cưỡi lên lưng rồi đưa vua đi thăm toàn cảnh. Vua đi đủ 99 ngách, nước trong xanh, cây cối um tùm, đủ loài thủy tộc vui mừng chào đón. Vua khen cảnh đẹp nhưng lại không có đủ 120 ngách, chỗ này không thể mở mang được cung điện, không phải là chốn hội tụ muôn dân, vua không ưng, lại bỏ đi. Nay là đất Ao Châu, một thắng cảnh thuộc huyện Thanh Ba.

Vua lại đi, tới Sông Đà, mặt sông cuồn cuộn sóng, núi non xô đuổi dài dài, hai bên bờ sông cây cối um tùm xanh tốt, sơn thủy hữu tình. Vua lệnh cho chim Phượng đào đủ 100 hố để lấy nơi đây làm đất định đô. Vừa đào xong cái hố 99, chợt có tiếng chim Phượng đực từ xa vọng lại, Phượng cái vỗ cánh bay theo, cả đàn cũng bay theo. Vua thấy không đủ 100 hố, lại ra đi. Di tích này là xã Xuân Lộc, huyện Tam Nông (Phú Thọ) ngày nay.

Vào một ngày đẹp trời, vua lại đi tìm, tới một nơi có 03 sông tụ hội, xa xa một bên có núi Tản Viên, một bên có núi Tam Đảo chầu về. Núi đồi nhấp nhô trùng điệp, đồng ruộng phì nhiêu xanh tốt, dân cư đông đúc, vui vẻ, thịnh vượng. Ở chính giữa cả một vùng đồi núi có một hòn núi cao vọt hẳn lên trông tựa như đầu một con rồng, núi đồi xung quanh như thân rồng uốn khúc. Vua Hùng cả mừng, càng ngắm càng nhận ra núi non kỳ vĩ, đất rộng, sông dài, cây cối xanh tươi. Đất lại có thế hiểm để giữ, có thế mở để tiến, quả là nơi có trăm họ hội tụ. Thế là vua quyết định chọn nơi đây làm mảnh đất định đô và nơi đây trở thành kinh đô của nước Văn Lang. Nay chính là vùng đất thuộc thành phố Việt Trì gồm cả hai huyện Phù Ninh, Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, nguyên là vùng đất Phong Châu xưa.

Mỗi độ Tết đến xuân về, dù có đi bốn phương trời, trong tâm khảm của mỗi người con mang dòng máu Tiên – Rồng vẫn luôn nhắc nhủ:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ về trẩy hội tháng ba Đền Hùng./.

 

P.Q (tổng hợp)

Bánh chưng, bánh giầy là truyền thuyết nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Việc lựa chọn người nối ngôi của nhà vua trong tác phẩm gợi cho ta nhiều suy nghĩ "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" - lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già - Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trường. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn: nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thit thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đng áng, trồng lúa, trồng khoai" - sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng trí sáng tạo đ thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh đ lễ Tiên vương.

Trong bao nhiêu cao lương mĩ vị, nem công chả phượng, vua Hùng lại chỉ chọn hai thứ bánh của Lang Liêu. Vua Hùng đã cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa của hai thứ bánh ấy: chúng th hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Hai thứ bánh đó còn th hiện những ý tưởng sáng tạo: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá học ngoài, mĩ vị để trong" thể hin mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thểhiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dânđất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

Vic vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

Truyn thuyết Bánh chưng, bánh giầy nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó nổi bật nhất là thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy - hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đ cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đ cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Loigiaihay.com