Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Cà phê là một đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thể uống cà phê khi bạn ốm hay không? Việc uống cà phê có những ưu và nhược điểm tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.

Cà phê chứa caffeine giúp đánh thức nhiều người vào buổi sáng. Trên thực tế, ngay cả cà phê decaf (cà phê không chứa caffeine) cũng có thể có tác dụng kích thích nhẹ đối với nhiều người do hiệu ứng giả dược.

Đối với nhiều người uống cà phê, năng lượng là một trong những lợi ích chính của cà phê, cũng như một lý do bạn có thể chọn uống cà phê khi bạn bị bệnh.

Ví dụ, cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nếu bạn cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu bạn mắc cảm lạnh nhẹ, cà phê có thể giúp bạn vượt qua một ngày mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Trẻ em uống cà phê có thể bị tiêu chảy

Cà phê cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực. Chất caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là nó có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều hơn qua nước tiểu hoặc phân.

Ở một số người, uống cà phê có thể dẫn đến mất nước do tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng lượng caffeine ở mức vừa phải chẳng hạn như 2 cốc cà phê mỗi ngày không có tác dụng có ý nghĩa đối với cân bằng chất lỏng.

Trên thực tế, những người uống cà phê thường xuyên có nhiều khả năng làm quen với tác dụng lợi tiểu của cà phê, đến mức nó không gây ra cho họ bất kỳ vấn đề nào với sự cân bằng chất lỏng.

Nếu bạn bị ốm có được uống cafe không? Khi bị ốm có các triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy - hoặc nếu bạn bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh uống cà phê và chọn thêm đồ uống cung cấp nước và điện giải.

Một số ví dụ về đồ uống hydrat hóa hơn bao gồm nước, đồ uống thể thao hoặc nước ép trái cây pha loãng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người uống cà phê thường xuyên, bạn có thể tiếp tục uống cà phê mà không tăng nguy cơ mất nước khi bạn ốm.

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Cà phê có tính axit có thể gây kích ứng dạ dày

Cà phê có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người, chẳng hạn như những người có loét dạ dày hoạt động hoặc các vấn đề tiêu hóa liên quan đến axit.

Theo một nghiên cứu ở 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% trường hợp được báo cáo sự gia tăng của đau bụng và các triệu chứng khác sau khi uống cà phê.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 8.000 người không tìm thấy mối quan hệ nào giữa lượng cà phê và loét dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác như loét đường ruột hoặc trào ngược axit.

Mối liên hệ giữa cà phê và loét dạ dày dường như chưa thống nhất. Nếu nhận thấy rằng cà phê gây ra hoặc làm nặng thêm vết loét dạ dày của bạn, bạn nên tránh nó hoặc chuyển sang dùng cà phê ủ lạnh, ít axit hơn.

Cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc, vì vậy bạn nên tránh cà phê nếu bạn dùng một trong những loại này. Đặc biệt, caffeine có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc kích thích như pseudoephedrine (Sudafed), thường được sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nó cũng có thể tương tác với thuốc kháng sinh mà bạn có thể nhận được nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn dưới bất kỳ hình thức nào.

Một lần nữa, những người nghiện cafe thường xuyên có thể chịu đựng được các loại thuốc này trong khi uống cà phê, vì cơ thể họ đã quen với tác dụng của nó.

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi chọn uống cà phê với các loại thuốc này. Một lựa chọn khác là uống cà phê decaf trong khi dùng các loại thuốc này, vì caffeine trong cà phê là nguyên nhân gây ra các tương tác này. Trong khi cà phê decaf không chứa caffeine, nên không có khả năng gây tương tác thuốc.

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Trường hợp bệnh nhân cảm lạnh uống cà phê rất tốt

Mặc dù việc uống cà phê ở mức độ vừa phải thường vô hại ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng uống cà phê khi ốm có thể gây ra những tác hại nhất định. Uống cà phê sẽ rất tốt nếu bạn mắc cảm lạnh hoặc bệnh nhẹ, nhưng với những bệnh nặng hơn kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.

Tuy nhiên, nếu bạn là người uống cà phê thường xuyên, bạn có thể tiếp tục uống cà phê trong thời gian bệnh nặng hơn mà không có tác dụng phụ. Bạn cũng có thể hạn chế cà phê nếu bạn nhận thấy rằng nó gây ra kích thích loét dạ dày.

Cuối cùng, bạn cũng nên tránh cà phê - hoặc cà phê chứa caffeine khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể tương tác với caffeine, chẳng hạn như pseudoephedrine hoặc kháng sinh. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc uống cà phê trong khi bạn bị bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Nhận biết vi khuẩn HP kháng thuốc bằng cách nào?

Vi khuẩn HP có nguy hiểm như thế nào?

Vừa bị tiêu chảy vừa bị táo bón là bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ kéo dài, có lúc đau dữ dỗi có phải do viêm đại tràng?

Căng trướng bụng và đầy hơi có phải viêm đại tràng?

Những cách giúp uống cafe không bị đau bụng

Rất hay và hữu ích!/7 người

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Nếu uống cà phê làm anh em bị đau bụng đi ngoài thì đó là chuyện hoàn toàn bình thường, đường ruột của anh em hoàn toàn khỏe mạnh không bị vấn đề gì đâu. Khoa học đã chứng minh uống cafe làm kích thích ruột khiến chúng ta dễ đi ngoài hơn. Nhưng nếu anh em ghiền cà phê thì đây là những cách giúp anh em uống cà phê mà ít bị đau bụng.

Đừng uống cafe khi bụng đói

Axit dạ dày trong bụng của anh em để giúp tiêu hóa thức ăn không thích cafe đâu, do đó anh em đừng uống cafe khi bụng đói, mà hãy nhấm nháp cafe sau khi đã tráng bụng bằng thức ăn. Thời điểm thích hợp nhất để uống cafe không phải là sáng hay trưa, mà là sau mỗi bữa ăn.

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe


Hãy nhấm nháp từ từ Cafe là thức uống dùng để nhấm nháp từ từ chứ không phải uống ừng ực giống bia/nước ngọt, do đó mỗi khi uống cafe thì anh em hãy nhấm nháp từ từ, sẽ giúp dạ dày quen dần với từng nhụm cafe, giảm thiểu được việc bị đau bụng. Có thể uống bằng ống hút để tạo thói quen uống cafe từ từ.


NMP Một nghiên cứu hồi năm 2014 cho thấy trong hạt cafe có chứa hợp chất N-methylpyridinium (công thức hóa học C6H8N+), viết tắt là NMP. Lượng hợp chất này có tác dụng làm êm dịu dạ dày, tức là càng nhiều càng tốt và ngược lại, nếu uống cafe mà bị đau bụng thì có nghĩa là cafe đó có ít NMP. Nghiên cứu nói rằng công đoạn rang hạt sẽ làm hao hụt đáng kể lượng NMP có trong hạt cafe, vì vậy người ta đã nghĩ tới cách sử dụng hạt cafe phơi khô rồi xay, chứ không cần rang. Tuy nhiên cafe không rang thì không thơm, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe


Hãy thử cafe cold brew (ủ lạnh) Lượng axit trong cafe càng thấp thì càng ít gây đau bụng, người ta thấy rằng pha cafe bằng nước lạnh sẽ làm giảm tính axit của cafe hơn so với pha bằng nước nóng. Pha cafe bằng nước lạnh gọi là cold brew, thật ra mà nói thì nó giống "ủ cafe" hơn là "pha cafe".

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Pha cafe bằng nước lạnh cũng tương tự như pha bằng nước nóng, chỉ có điều là nó tốn thời gian hơn gấp nhiều lần, tối thiểu là 12 tiếng và có thể lên tới 24 tiếng để có được ly cafe ngon nhất. Ưu điểm của cafe cold brew đó là ít axit, cafe ngon hơn vì ủ thời gian dài sẽ lấy được hết hợp chất trong cafe, ngoài ra cafe cũng ít chua/đắng hơn so với pha bằng nước nóng, nhược điểm là tốn thời gian ủ. Anh em có thể google thêm để biết pha cafe bằng nước lạnh là thế nào nhé.

Thêm sữa tươi vào cafe

Thêm một chút sữa tươi vào cafe (kể cả cafe sữa) cũng giúp làm cho bao tử êm ái hơn, ít bị đau bụng hơn. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được cho những người không bị dị ứng với lactose có trong sữa, chứ ai mà uống sữa cũng bị đau bụng thì thôi tốt nhất là không nên uống cafe sữa.


Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe


Uống cafe loãng ít caffeine hơn Cafe ít chứa caffeine cũng ít gây kích ứng đường ruột hơn so với cafe đậm đặc, tùy sở thích của mỗi người mà anh em có thể lựa chọn cafe loãng hoặc đậm đặc khi uống.

Kinh nghiệm bản thân


Cá nhân mình thì vẫn có lúc bị đau bụng khi uống cafe và mình có 1 mẹo nhỏ để giảm tình trạng này, đó là uống cafe trong lúc đang làm việc, lái xe, đi bộ vv và vv. Có vẻ như lúc đó đầu óc đang bận rộn thì cái bao tử cũng ngoan ngoãn hơn, không đau bậy đau bạ báo hại chủ nhân. 😁 Còn anh em thì sao, anh em có bị đau bụng khi uống cafe không, anh em có mẹo hay nào thì cùng chia sẻ nha!

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe


Tham khảo Myrecipes; Coffeebros; verywellhealth

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe

Đau bụng, đi ngoài có nên uống cafe