Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Tại huyện Đông Anh, ngày 17/5/2021, bà Dương Thị Sáu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh ký Quyết định phê duyệt số 38/QĐ-PGD&ĐT gói thầu “Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 các trường công lập trên địa bàn huyện Đông Anh”.

Trụ sở HĐND- UBND quận Hai Bà Trưng

Trong đó, sản phẩm Đàn phím điện tử nhãn hiệu EZ-300/Yamaha (số lượng mua là 30 chiếc), giá phê duyệt trúng thầu là 14.635.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, giá thị trường bán khoảng 10 triệu đồng/chiếc. Sản phẩm đầu DVD nhãn hiệu Sony DVP - SR370/BCSP6 (số lượng mua 46 chiếc), giá phê duyệt là 2.384.000 đồng/chiếc, trong khi khảo sát tại siêu thị Nguyễn Kim, sản phẩm này đang được chào bán với mức giá 950.000 đồng/chiếc.

Tại quận Hai Bà Trưng, ngày 27/1/2021, ông Cấn Văn Đa, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng đã ký Quyết định số 16/QĐ-PGD&ĐT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu “mua sắm danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 năm học 2020 - 2021 (không bao gồm thiết bị mua sắm tập trung)”, nguồn vốn từ ngân sách quận. Đơn vị trúng thầu là Cty cổ phần H-PEC Việt Nam với giá trúng thầu là 4.216.915.000 đồng (gần sát giá dự toán gói thầu là 4.306.405.000 đồng).

Qua khảo sát, 66 mặt hàng cung cấp cho 19 trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều mặt hàng giá cao hơn giá thị trường. Cụ thể, đàn PSR E463 Yamaha (số lượng 8 chiếc), xuất xứ Trung Quốc có giá 12 triệu đồng. Khảo sát mặt hàng này ngoài thị trường cùng mã hàng, xuất xứ và các đặc tính kỹ thuật giá khoảng 7 triệu đồng. Cùng mã sản phẩm này, tại quận Long Biên, ngày 24/6/2020, Cty cổ phần công nghệ máy tính Việt Nam trúng Gói thầu số 14 cung cấp, lắp đặt cho trường THCS Ngọc Thụy có giá hơn 9,5 triệu đồng…

Đấu thầu tập trung sẽ giảm thất thoát

Ngoài những quận, huyện đã nêu, các gói thầu mua sắm trang thiết bị trường học tại các huyện Phú Xuyên, Hoài Đức… đều có những thiết bị chênh lệch giá tương tự.

Đại diện UBND huyện Phú Xuyên cho biết, việc đấu thầu tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tổ chức đấu thầu rộng rãi trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm... “Giá các sản phẩm do nhà thầu tự do chào giá, việc một số sản phẩm có giá tại thời điểm chào thầu (giá bao gồm toàn bộ các chi phí thực hiện theo hợp đồng, bản quyền, lợi nhuận nhà thầu) cao hơn hoặc thấp hơn so với giá tham khảo trên các trang thông tin điện tử là quyền của nhà thầu được tự do chào giá, tự do kinh doanh, pháp luật không cấm. Việc chấm thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đã tuân thủ đúng quy định pháp luật đấu thầu”, đại diện UBND huyện thông tin.

Phản hồi với PV Tiền Phong, bà Trần Thu Hà, Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng cho biết, UBND quận Hai Bà Trưng đã giao Thanh tra quận xử lý thông tin về giá trúng thầu của một số hạng mục “mua sắm danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 năm học 2020- 2021”. Theo đó, Phòng GD&ĐT đã thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia…

Đối với giá trúng thầu cao hơn giá thị trường, Thanh tra quận Hai Bà Trưng cho rằng: “Có sự chênh lệch khác nhau về đơn giá do có sự khác nhau về nhà sản xuất, ký hiệu sản phẩm, nhãn mác, thời gian thực hiện gói thầu… Ngoài ra, với các trang thiết bị được so sánh có giá trúng thầu cao hơn giá thị trường nhưng không ghi cụ thể các thông tin về nhà sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ, ký hiệu sản phẩm, chế độ bảo hành, thời gian địa điểm mua hàng… nên không đủ cơ sở so sánh giá trúng thầu tại gói thầu của Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng”.

Về việc Cty CP H-PEC Việt Nam liên tục trúng các gói thầu của quận Hai Bà Trưng, Thanh tra quận cho biết, mức lợi nhuận của nhà thầu này đạt được trước thuế trên cơ sở xác định giá vốn đầu vào của nhà thầu đạt trung bình 28% so với tổng giá trị hợp đồng trúng thầu.

Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, thời điểm năm 2018- 2019, Hà Nội thực hiện mua sắm tập trung nhưng sau thời điểm này, việc mua sắm thiết bị giáo dục đều do các quận, huyện tự thực hiện. Việc chuyển cho các quận huyện tự đấu thầu thiết bị giáo dục giúp các địa phương chủ động hơn, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị. Tuy nhiên, cũng dẫn đến thực trạng “trăm hoa đua nở”.

Cũng theo đại diện Sở Tài chính, đấu thầu tập trung Sở Tài chính sẽ xác định khung chất lượng, khung trần giá. Khi đưa về các quận, huyện thực hiện chỉ được đấu thầu với giá không vượt quá khung giá đã xác định. Như vậy, đấu giá tập trung sẽ giúp các thiết bị không bị tăng trần, tránh mỗi nơi một kiểu như hiện nay, ngân sách nhà nước được lợi.

Với một số dẫn chứng mà PV đưa ra, đại diện Sở Tài chính cho rằng: “Có nhiều yếu tố dẫn đến giá cả chênh lệch, cùng một thiết bị, cùng mã thiết bị, cùng hãng sản xuất, năm sản xuất nhưng ở Hà Nội cao hơn các tỉnh có thể bởi nguồn gốc. Hà Nội có yêu cầu máy chất lượng cao hơn nên thường sử dụng máy nhập khẩu, cùng thiết bị ấy máy nội địa lắp ráp sẽ chênh lệch giá”.

UBND huyện Hoài Ðức (Ảnh minh họa)

Đơn cử gói thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án: Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Hoài Đức. Gói thầu này được Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức ký Quyết định phê duyệt số 83/QĐ-GDĐT ngày 28/6/2021 với giá trúng thầu là 8.389.519.000 đồng.

Đơn vị trúng thầu là Liên danh Cty CP Đầu tư và Thương mại Vĩnh Phát, Cty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng, Cty CP Điện chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hồ Gươm. Trong đó, Cty CP Đầu tư và Thương mại Vĩnh Phát là liên danh chính. Gói thầu có giá dự toán là 8.472.421.000 đồng, giá trúng thầu là 8.389.519.000 đồng, tiết kiệm thầu gần 83 triệu đồng. Gói thầu được thực hiện bằng nguồn ngân sách huyện, kinh phí sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, nhiều thiết bị giáo dục trúng thầu có giá cao hơn khá nhiều so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ví dụ Tivi nhãn hiệu UA55TU7000/Samsung, số lượng mua 26 chiếc được phê duyệt trúng thầu với giá là 17.822.000 đồng/chiếc. Trong khi, giá đang bán trên thị trường chỉ 12.790.000 đồng/chiếc, tương đương cao hơn 5 triệu đồng/chiếc.

Sản phẩm Radio - Castsete nhãn hiệu EZ57 số lượng mua 37, giá phê duyệt trúng thầu là 4.554.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, giá thị trường bán ở mức 1.700.000 đồng/chiếc, tức là tăng hơn gấp 2 lần, tương đương nâng giá 2.854.000 đồng/chiếc...

Đáng chú ý, Cty cổ phần đầu tư và thương mại Vĩnh Phát tham gia và trúng các gói thầu của nhiều bên mời thầu trên địa bàn huyện Hoài Đức như: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức, huyện ủy Hoài Đức, văn phòng UBND và HĐND huyện Hoài Đức, phòng GĐ&ĐT huyện Hoài Đức, UBND xã Dương Liễu, UBND xã Đắc Sở, UBND xã Lại Yên, UBND xã Minh Khai, Trường THCS thị trấn Trạm Trôi...

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND huyện Hoài Đức cho biết, quy trình thủ tục đấu giá được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật. Việc giá đấu căn cứ theo định giá của liên Sở Tài chính và GD&ĐT, huyện chỉ đề xuất về số lượng, kích thước.

Được biết, để có căn cứ giá này, thành phố đã họp nhiều lần để đưa ra mức giá nói trên. Sau được phê duyệt của bộ phận tài chính, huyện giao cho Phòng GD&ĐT huyện để tổ chức đấu giá theo quy định.

Phòng GD&ĐT của huyện đã lên kế hoạch đấu thầu, thuê 2 đơn vị thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội lập hồ sơ gói thầu và đánh giá thầu. Toàn bộ được công khai trên mạng. Sau khi trúng thầu 15 ngày, Phòng GD&ĐT ký hợp đồng để bên trúng thầu cung cấp thiết bị.

Lý giải về việc giá thiết bị cung cấp cao hơn giá bán lẻ trên thị trường, đại diện UBND huyện cho biết, ngoài việc cung cấp thiết bị cho nhà trường, đơn vị cung cấp phải lắp đặt, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì... nên giá cũng khác so với giá niêm yết bán lẻ bên ngoài.

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Trụ sở Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê.

Giá thiết bị cao gần gấp đôi so với giá thị trường

Theo thông tin phản ánh, trong giai đoạn năm 2020 - 2021, với vai trò là chủ đầu tư, Phòng GD&ĐT thị xã An Khê đã tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu cho 3 gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục bằng vốn Ngân sách nhà nước, thuộc hoạt động chi thường xuyên. Tổng giá trị 3 gói thầu nêu trên gần 8.000.000.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai trúng 02 gói trị giá gần 6.000.000.000 đồng.

Tai gói thầu số 02 “Mua sắm thiết bị dạy học môn tin học”, thuộc dự án “Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học môn tin học năm 2021”, ngày 14/12/2021, Phòng GD&ĐT thị xã An Khê đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (số 36/QĐ-PGDĐT). Tại gói thầu này, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hi-Tech (đổi tên thành Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Công nghệ số vào ngày 06/04/2022) đã trở thành đơn vị trúng thầu với mức giá trúng thầu 1.969.000.000 đồng, thấp hơn chỉ 15 triệu đồng so với giá dự toán, tỷ lệ tiết kiệm 0,7%.

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu số 36/QĐ-PGDĐT.

Tuy nhiên, khảo sát ngẫu nhiên giá thiết bị trong cả 3 gói thầu đều có hiện tượng “đội giá” so với giá thị trường cùng thời điểm. Thậm chí, giá một số thiết bị trong danh mục hàng hóa trúng thầu được được cho là cao gấp đôi so với giá thị trường.

Cụ thể, thiết bị Ổn áp 10KVA Lioa SH-II có cùng chủng loại, xuất xứ và đầy đủ các tính năng theo yêu cầu của chủ đầu tư được nhiều đơn vị cung cấp trên thị trường chào bán với mức giá dao động từ 5.500.000 - 6.500.000 đồng, trong khi đơn giá trúng thầu của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hi-Tech lên đến 11.700.000 đồng, chênh lệch hơn 5.000.000 đồng trên mỗi sản phẩm. Tương tự, thiết bị số 2 theo danh mục là Máy tính bàn học sinh nhãn hiệu ROBO PRO SCIENCE, đáp ứng các thông số kỹ thuật tại trang 3, 4 chương V - yêu cầu kỹ thuật trong HSMT. Qua tham khảo trên thị trường, mức giá được bán khoảng 10.000.000 đồng/bộ, với số lượng yêu cầu mua là 130 bộ, sẽ có giá 1.300.000.000 đồng. Tuy nhiên, giá trúng thầu lại được “đội” lên 13.520.000 đồng/bộ, tổng số tiền mua loại thiết bị này là 1.757.600.000 đồng. Ước tính chênh lệch hơn 450.000.000 đồng cho loại thiết bị máy tính bàn học sinh...

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Ổn áp LIOA 10KVA II SH được báo giá cao gấp đôi giá bán lẻ trên thị trường (đơn giá tham khảo tại website Điện máy Nguyễn Kim).

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Thông số kỹ thuật thiết bị Ổn áp tại HSMT của chủ đầu tư.

Tương tự, tại gói thầu do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai trúng thầu cũng có những “nghi vấn” đội giá. Cụ thể, gói thầu “Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018” được Chủ tịch UBND thị xã An Khê ký quyết định số 1169/QĐ-UBND phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu vào ngày 14/06/2021. Theo đó, giá dự toán gói thầu là 2.705.350.000 đồng và mua sắm 99 loại thiết bị giáo dục.

Tại gói thầu này, có 3 nhà thầu cùng tham gia. Trong đó, Công ty cổ phần Giáo dục Mê Kông là nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất nhưng sau đó đã bị loại. Ngày 30/7/202, Phòng GD&ĐT thị xã An Khê đã ban hành Quyết định số 19/QĐ-PGDĐT đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai trúng thầu, với giá sát với dự toán là 2.650.690.000 đồng, thấp hơn 14.600.000 đồng, tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 0,5%.

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục
Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Quyết định số 1169/QĐ-UBND phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu vào ngày 14/06/2021.

Khảo sát ngẫu nhiên 3 loại thiết bị trong tổng số 99 mặt hàng hóa theo yêu cầu mua sắm của chủ đầu tư, cho thấy có sự chênh lệch hơn 250.000.000 đồng. Cụ thể, 26 sản phẩm tivi thuộc thiết bị số 10 và số 25 trong Danh sách hàng hóa trúng thầu: Tivi kết nối trình chiếu, minh họa hình ảnh trực quan nhãn hiệu VTB LV5020SN-S có màn hình 50inch, độ phân giải 4K pixel, công suất 108Watt, bảo hành 24 tháng, với đơn giá trúng thầu 24.590.000 đồng/chiếc, trong khi đó giá thị trường bán lẻ dao động từ 15 - 17.000.000 đồng/chiếc (đã bao gồm VAT). Tương tự, thiết bị Tivi kết nối máy tính hiệu Ariang AR-5001S với các thông số kỹ thuật theo HSMT như màn hình 50 inch, độ phân giải 4K UHD, công suất 140Watt, bảo hành 24 tháng, có đơn giá trúng thầu 24.590.000 đồng, tuy nhiên giá thị trường bán lẻ chỉ dao động từ 15 - 17.000.000 đồng (đã bao gồm VAT). Thiết bị đài Caset đĩa CD SONY ZSRS60BT bao gồm 2 loa công suất 2W, bảo hành 12 tháng có đơn giá trúng thầu 5.370.000 đồng, trong khi đó giá thị trường bán lẻ dao động từ 2.400.000 - 2.500.000 đồng (đã bao gồm VAT).

Có thể thấy, các thiết bị trên thị trường có xuất xứ, thông số kỹ thuật, chính sách bảo hành, đáp ứng được cả các điều kiện khắc khe mà chủ đầu tư đưa ra trong HSMT nhưng vẫn có giá thấp hơn nhiều so với giá dự toán và giá trúng thầu!

Nhiều tiêu chí hạn chế nhà thầu?

Sau khi Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê đăng tải HSMT các gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng chủ đầu tư đang đưa ra các tiêu chí làm hạn chế nhà thầu. Chẳng hạn như: “Nhà thầu tham dự thầu phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 (hoặc tương đương) về cung cấp thiết bị ngành giáo dục; Cam kết thời gian sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, sai sót là: ≤ 48 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng bằng điện thoại hoặc văn bản qua fax hoặc email;…”

Đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Yêu cầu về điều kiện hợp lệ của nhà thầu tại bảng dữ liệu trong HSMT.

Trong các gói thầu nêu trên, đa phần thiết bị cung cấp đều là hàng hóa thông thường, sẵn có trên thị trường, như dụng cụ thực hành, tranh ảnh… nhưng Phòng GD&ĐT thị xã An Khê vẫn yêu cầu nhà thầu phải “cam kết chuẩn bị sẵn hàng mẫu để cung cấp đối chiếu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mời thầu, nếu không cung cấp trong thời hạn trên thì E-HSMT sẽ bị loại”. Điều này đã khiến không ít nhà thầu e dè, không tham gia bởi sẽ mất thêm một khoản chi phí đáng kể cho việc mua hàng mẫu.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”. Như vậy, việc yêu cầu hàng mẫu và hàng loạt các “giấy phép con” (Giấy phép xuất bản, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả) đối với mặt hàng thông thường, sẵn có trên thị trường của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê ở các gói thầu được cho là làm “khó” cho nhà thầu.

Phóng viên đã nhiều lần liên hệ UBND thị xã An Khê và Phòng GD&ĐT thị xã An Khê để tìm hiểu, xác minh thông tin; tuy nhiên, cả hai đơn vị này đều im lặng, không phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí.

Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin tại kỳ sau!