Dạy học phát hiện và giải quyết vấn de ở tiểu học

Link tải luận văn miễn phí cho ae 51. Lí do chọn đề tài2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3. Mục đích nghiên cứu4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài6. Phương pháp nghiên cứu7. Kế hoạch nghiên cứu8. Cấu trúc nghiên cứuNỘI DUNGChương 1: Cơ sở lí luận1.1. Khái niệm phương pháp dạy học1.2. Một số đặc điểm của phương pháp dạy học Tiểu học1.3. Phân loại phương pháp dạy học Tiểu học1.4. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học1.5. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đềChương 2: Nội dung môn Toán ở Tiểu học và vấn đề sử dụng phươngpháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học2.2. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học2.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học mônToán ở Tiểu họcChương 3: Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương phápdạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toánở Tiểu họcKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIChúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Do đó tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phù hợp vớiyêu cầu của sự phát triển xã hội. Trong đó, giáo dục với sản phẩm đặc biệt làcon người thì càng phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có trìnhđộ cao, học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh, đáp ứng được mọi yêu cầu củacuộc sống hiện đại. Đổi mới trong giáo dục phải được hiểu là đổi mới toàndiện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học. Trong xu thế đó, sự đổi mới về phương pháp dạy học đang được coilà vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời đại, thu hút được sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếpđứng lớp. Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học.Đổi mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phùhợp với từng lứa tuổi, từng môn học. Môn Toán ở Tiểu học là một môn quantrọng trong chương trình Tiểu học trong hệ thống các môn học ở Tiểu học.Thông qua việc học Toán, học sinh biết nhìn nhận thế giới xung quanh qua tưduy lôgic chặt chẽ của toán học. Từ đó học sinh có những ứng dụng vào trongthực tế cuộc sống. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi hoạt động tổ chức,hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức vàhình thành kĩ năng học tập của học sinh. Học sinh phải được hoạt động họctập, được bộc lộ mình và được phát triển một cách tối đa thông qua hoạt độnghọc tập. Mục tiêu này đòi hỏi thầy giáo, cô giáo trong khi tổ chức cho họcsinh học tập phải sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học có tácdụng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học như: Phươngpháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm,phương pháp trò chơi học tập…Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được coi là mộttrong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này được sử dụngphổ biến để tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả ở nhiều môn học ở bậcTiểu học [Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức].Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạyhọc không phải là vấn đề hoàn toàn mới, cho đến nay đã có nhiều bài viết,nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Thực tế nhiều giáo viênđứng lớp đã có nhiều kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng phương pháp dạyhọc phát hiện và giải quyết vấn đề đem lại hiệu quả cao trong giờ học. Cơ sởlí luận về phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và không aiphủ nhận được mặt tích cực mà việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giảiquyết vấn đề mang lại sau một tiết học. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nộidung môn Toán ở Tiểu học, tui lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học”.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀThuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixic” hay còngọi là phương pháp phát kiến, tìm hiểu. Điều này đã được nhiều nhà khoa họcnghiên cứu như A.Ja Ghecđơ, B.E Raicôp… vào những năm 70 của thế kỉXIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án nhằm hình thành năng lựcnhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra trithức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt độnghọc. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề.Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôilúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dụcngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chứcdạy học còn lạc hậu → phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề rađời, phương pháp này đặc biệt chú trọng ở Ba Lan. V.Oken – nhà Giáo dụchọc Ba Lan đã làm sáng tỏ phương pháp này thật sự là một phương pháp dạyhọc tích cực.Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứuphương pháp này như: Xcattin, Machiuskin, Lecne…Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa phương pháp này vào Việt Nam là dịchgiả Phan Tất Đắc “ Dạy học nêu vấn đề” [ NXB Giáo dục 1977].Về sau nhiều nhà nghiên cứu phương pháp này như: Lê Khánh Bằng, VũVăn Tảo, Nguyễn Bá Kim,… Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉnghiên cứu cho phổ thông và đại học.Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa “ Phương pháp phát hiện và giải quyết vấnđề” vào nhà trường Tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như: Toán, Tựnhiên và Xã hội, Đạo đức.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTrên cơ sở nghiên cứu lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,nghiên cứu nội dung môn Toán ở Tiểu học để xây dựng một số giáo án thểhiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trongdạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học.4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀIĐối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giảiquyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán.Phạm vi nghiên cứu: Nội dung môn Toán ở Tiểu học.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀINghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trongdạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học.

Xem link download tại Blog Kết nối!

Từ những năm 1960, Giáo viên đã làm quen với thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề”, nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Có người cho rằng thuật ngữ “nêu vấn đề” có thể gây hiểu lầm là giáo viên nêu ra vấn đề để học sinh giải quyết, do đó đề nghị thay “nêu vấn đề” bằng “gợi vấn đề”. Thực ra, trước hết cần tập dượt cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc trong thực tiễn. Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với một người và không phải dễ dàng mà có được. Mặt khác, sự thành đạt trong cuộc đời không chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà bước quan trọng tiếp theo là giải quyết hợp lí những vấn đề được đặt ra. Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng dùng thuật ngữ “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”.

1, BẢN CHẤT

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” [Rubinstein].

Tình huống có vấn đề [tình huống gợi vấn đề] là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

2, QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

  • Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề
  • Giải thích và chính xác hóa tình huống [khi cần thiết] để hiểu đúng vấn đề được đặt ra
  • Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó

Bước 2: Tìm giải pháp

Tìm cách giải quyết vấn đề, thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

Bước 3. Trình bày giải pháp

HS trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

  • Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
  • Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,… và giải quyết nếu có thể

3, ƯU ĐIỂM

  • Phương pháp dạy học này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
  • Đây là phương pháp dạy học phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
  • Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức [“giải quyết vấn đề” không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội]

4, HẠN CHẾ

  • Phương pháp dạy học này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.
  • Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường. Hơn nữa, theo Lecne: “Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấn đề”.

Tham khảo thêm: Đặt câu hỏi theo mức độ nhận thức của học sinh

Billy Nguyễn Cẩm nang dạy học

Video liên quan

Chủ Đề