Đẻ mổ bao lâu được ngồi dậy

  • Vết mổ sưng, nóng, có màu đỏ, đau hoặc rỉ dịch
  • Bạn bị sốt cao hơn 38°C
  • Âm đạo chảy rất nhiều máu hoặc dịch âm đạo có mùi hôi…

Thường trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ ghi lịch hẹn yêu cầu bạn đến bệnh viện kiểm tra vào khoảng 4 tuần sau đó. Ở lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, cổ tử cung, vết mổ, đo huyết áp và kiểm tra cân nặng, chỉ định bạn siêu âm để kiểm tra tử cung để đánh giá mức độ phục hồi. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên thích hợp về thời điểm quan hệ sau sinh mổ an toàn, cũng như tư vấn phương pháp tránh thai sau sinh.

Thông thường, mẹ bỉm sữa chỉ nên quan hệ sau thời điểm mổ bắt con khoảng 6 tuần. Đây là thời điểm mà cơ thể bạn đã phục hồi, những cơn đau từ vết mổ đã có thể biến mất.

Nếu có băn khoăn về việc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được hay tránh thai sau sinh mổ, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ ở lần thăm khám này. Dựa trên tình hình sức khỏe của bạn, mức độ phục hồi của tử cung, bác sĩ sẽ giải đáp chính xác cho bạn và tư vấn về thời điểm thích hợp tiến hành đặt vòng tránh thai hay áp dụng hình thức tránh thai phù hợp.

3. Cần lưu ý gì khi cho con bú sau sinh mổ?

Thời gian cho bé bú sau sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và bé. Bạn có thể cho bé bú ngay trong một giờ đầu sau sinh hoặc nếu sinh mổ bằng hình thức gây mê toàn thân, bạn có thể chờ khoảng 4 đến 6 giờ khi thuốc mê bớt tác dụng. Sau sinh, bạn nên cho bé bú càng sớm càng tốt, điều này không chỉ tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp mẹ nhanh hồi phục, giảm nguy cơ băng huyết.

Theo nghiên cứu, trẻ sinh mổ thường“thiệt thòi” hơn trẻ sinh thường. Bởi trẻ sinh mổ không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn tại đường sinh tự nhiên của mẹ cũng như mất đi đi cơ hội được bú sữa non trong vòng vài giờ đầu sau sinh. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột dễ bị mất cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.

Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện với 2 triệu trẻ em tại Đan Mạch từ tháng 1/1973 đến tháng 3/2016, trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường [9] Không chỉ dừng lại ở đó, kết quả nghiên cứu vào tháng 11/2020 được tổng hợp dữ liệu từ hơn 7 triệu ca sinh ở Đan Mạch, Scotland, Anh và Úc từ năm 1996 đến năm 2015 còn cho thấy trẻ sinh mổ có nhiều khả năng nhiễm các loại nhiễm trùng lâm sàng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp và nhiễm virus. Nguy cơ này vẫn cao đối với trẻ em từ 2-5 tuổi. Ngoài ra, kết quả của gần 2000 bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa trẻ sinh mổ và bệnh hen suyễn cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn.

Chính vì vậy, đối với trẻ sinh mổ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để xây dựng hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Nhờ vào các chất đạm, chất béo, lactose và các loại vitamin, sữa mẹ giúp bổ sung một lượng lớn dưỡng chất giúp trẻ sinh mổ khỏe mạnh, chống lại các bệnh viêm nhiễm.

Dưỡng chất HMOs, đặc biệt là 5 HMOs, có trong sữa mẹ còn giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch nhờ vào khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm vi khuẩn có hại. Ngoài ra, nucleotides trong sữa mẹ còn có khả năng phát triển hàng rào niêm mạc và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử. [10] Cuối cùng, sữa mẹ còn chứa men vi sinh Bifidobacterium, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

4. Sinh mổ nên ăn gì?

“Sinh mổ nên ăn gì” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ sau sinh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cung cấp năng lượng là cần thiết cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như khi bạn còn mang thai. Hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, chất sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng bổ sung vitamin và sắt sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất.

  • Thực phẩm có hàm lượng protein cao: thịt, cá, thịt gà, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu và đu đủ. Đây cũng những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ.
  • Thực phẩm giàu sắt là các loại thịt đỏ [thịt bò, cá hồi], gan, đậu khô, hoa quả khô và ngũ cốc giàu chất sắt.

Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh, trái cây, cà rốt và khoai lang.

Ở cữ có phải luôn nằm trên giường? Có rất nhiều phụ nữ sau sinh cả tháng ăn uống hay sinh hoạt cũng không rời khỏi giường. Quan điểm chú ý nghỉ ngơi là cần thiết và hoàn toàn không sai, nhưng hoạt động một cách thích hợp cũng không kém phần quan trọng trong quá trình hồi phục cho mẹ.

Phụ nữ sau sinh chưa nên vận động với cường độ nặng nhưng quan tâm đến những vận động thích hợp lại là điều rất cần thiết vì những lợi ích đã được xác định: 

  • Giảm tỷ lệ đau lưng 
  • Giúp tăng thêm tâm lý hăng hái và vui sống 
  • Giảm stress 
  • Cải thiện khí chất 
  • Khắc phục tình trạng táo bón, bí đái 
  • Phục hồi sức mạnh cơ bắp và cải thiện trạng thái tim mạch 
  • Làm cho cơ bụng trở lại săn chắc 
  • Giúp phòng ngừa và phục hồi sớm trạng thái trầm cảm, tránh nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn tắc mạch phổi 
  • Rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh
  • Ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh con, giúp tử cung co hồi tốt, sản dịch sớm được tống xuất hết ra ngoài, hạn chế những cơn đau lưng. Nếu có cắt may tầng sinh môn hoặc phẫu thuật, thì việc vận động sớm cũng giúp mau hết đau và tránh dính ruột… Ngoài ra, luyện tập còn giúp săn chắc các cơ sau khi bị giãn vì sinh nở và hỗ trợ tinh thần của sản phụ tốt hơn.

Vận động sau sinh giúp rút ngắn thời gian phục hồi của mẹ

Đối với đẻ thường

Trong trường hợp mẹ đẻ tự nhiên, sau hai tháng sinh nở là đã có thể bắt đầu tập thể dục để lấy lại vóc dáng. Ban đầu mẹ chỉ nên tập những động tác đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và sức chịu đựng của bản thân. Tiếp đến những ngày sau khi đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể tăng dần cường độ tập tùy theo khả năng chịu đựng của bản thân

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Đối với đẻ mổ

Ngày đầu tiên sau sinh mổ, sản phụ hãy tự chủ động xoay trở trên giường, co duỗi chân tay và có thể ngồi dậy trên giường, trừ những trường hợp có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ. Sang ngày thứ hai, sản phụ ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng với sự hỗ trợ của người thân. Ngày thứ ba sau sinh mổ, lúc này sản phụ tự đi lại nhẹ nhàng trong phòng và ngoài hành lang mà không cần sự trợ giúp. Từ ngày thứ 4 trở đi, sản phụ có thể vận động và ăn uống bình thường, trừ những trường hợp có chỉ định đặc biệt của bác sĩ chuyên khoa.

Trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh mổ, mẹ có thể tham khảo thêm những bài tập nhẹ nhàng kết hợp với việc đi bộ để giúp da săn chắc lại.

Sau thời gian đẻ mổ khoảng 4 tháng là thời điểm sản phụ mới được bắt đầu tập thể dục. Điều này phụ thuộc vào thể trạng cá nhân từng mẹ cũng như độ phục hồi của vết mổ. Những động tác căng cơ bụng ban đầu sẽ có ảnh hưởng tới vết mổ. Thời gian tập luyện mỗi ngày chỉ nên dao động từ 10-20 phút và lưu ý chỉ nên tập những động tác vừa phải và phù hợp với bản thân.

Sản phụ sinh thường có thể bắt đầu bài tập trong vòng một giờ sau sinh nếu thấy đủ sức. Còn đối với sản phụ sinh mổ lấy thai, vận động nên bắt đầu trong vòng 12 giờ sau nếu không có chống chỉ định.

Những bài tập thở hoặc co, duỗi chân khi đang nghỉ ngơi trên giường sẽ không tiêu tốn quá nhiều sức lực của mẹ. Chúng góp phần ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp và tuần hoàn. Các bà mẹ có thể trở lại các hoạt động như bơi lội, đi xe đạp khoảng 6 tuần sau khi sinh. Những môn thể thao mạnh như thể dục nhịp điệu, bóng rổ, cầu lông… có thể tập lại sau 3 tháng.

Với phần lớn phụ nữ khỏe mạnh thì sau đẻ nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với mức độ vừa phải [đi bộ nhanh] nhưng có thể chia thời gian tập ra mỗi ngày, từ 10 – 20 phút.

Vận động thể chất cường độ cao có thể gây tích tụ lactic acid ở sữa làm cho sữa có vị chua mà trẻ có thể không thích. Nếu cho con bú thì có thể phòng ngừa sự cố tiềm ẩn này bằng cách vận động vừa phải và uống nhiều nước trong và sau khi vận động.

Nếu như vận động với cường độ nặng hơn ngay trong những tháng đầu tiên cho con bú thì nên cho bú trước hay vắt sữa vào bình để cho trẻ bú trước khi vận động. Sau 4 – 5 tháng cho bú thì vận động thể chất ít có tác động đến sữa mẹ vì phần lớn sữa mẹ được tiết ra vào lúc cho bú. 

Sau khi sinh, dù là sinh mổ hay sinh thường, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Để tránh ảnh hưởng của vết mổ hay vết rạch tầng sinh môn, các mẹ nên nhờ người thân trong gia đình trợ giúp để đỡ bé ở tư thế thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.

Nói tóm lại, việc vận động sau sinh không tác động xấu đến lượng hay thành phần sữa mẹ cũng như không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ đang bú mẹ.

Nằm ngửa, gập đầu gối và đặt bàn chân trên sàn. Nằm ngửa và ngồi dậy rất tốt để giúp bụng nhỏ lại nhanh. Cũng có thể đặt bàn chân lên ghế tựa, cẳng chân vuông góc với cổ chân. Đặt hai tay sau gáy, hít vào từ từ, nhấc đầu và vai lên khỏi mặt sàn trong khi co các cơ bụng. Tự nâng mình lên tới mức tối đa rồi lại nằm xuống. Lặp lại động tác nhiều lần và tăng dần theo thời gian.

Để luyện tập nhóm cơ ở bụng dưới, nằm ngửa, hai cẳng chân gấp nhưng bàn chân để sát mông. Hít vào trong khi nâng từ từ hông và tiểu khung để mông nâng lên khỏi mặt sàn. Thở ra và từ từ hạ mông. Tập nhiều lần theo khả năng.

Bài tập Kegel – Tăng sức mạnh cho nhóm cơ sàn chậu và thuận lợi cho các cơ kiểm soát tiểu tiện. Thực hiện bài tập như sau: Co thắt các cơ âm đạo giống như khi đang đi tiểu thì dừng lại. Giữ yên 5-10 giây mỗi lần co thắt, làm động tác co thắt như vậy từ 10-20 lần và 3 -5 lần mỗi ngày. Có thể làm động tác này bất cứ lúc nào, ở đâu và không ai nhìn thấy.vào lúc cho bú. 

Vận động sau sinh rất quan trọng trong quá trình phục hồi của sản phụ. Việc nằm lì tại chỗ, không chịu vận động có thể dẫn đến tình trạng dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch, nhu động ruột chậm hồi phục dẫn tới tiêu hóa kém, táo bón. Bởi vậy các mẹ đừng ngại đau đớn mà nên tập ngồi dậy và đi lại, đồng thời cử động tay chân linh hoạt. Chăm chỉ luyện tập sẽ giúp cơ thể sản phụ nhanh hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Một số lưu ý dành cho mẹ như sau: 

  • Khởi động kĩ càng
  • Tránh tập quá sức đến mức mỏi mệt 
  • Uống nhiều nước 
  • Mang áo nâng ngực.
  • Khi vận động cần cảm thấy dễ chịu và tăng cảm giác vui sống
  • Không bị đau hay chảy máu khi vận động. Nếu thấy ra máu sau buổi tập, nên nghỉ vài ngày rồi tập lại ở mức độ nhẹ hơn. 
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, khó thở, trống ngực, khó bước đi, nhìn mờ thì cần ngưng tập ngay và gặp bác sĩ. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề