Đề thi giữa học kì 2 toán 6

Tổng hợp đề thi giữa HK2 Toán 6 có đáp án và lời giải chi tiết của các trường THCS và phòng, sở Giáo dục – Đào tạo trên toàn quốc. Các đề thi giữa HK2 Toán 6 mới nhất sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi buổi thi diễn ra, đáp án và lời giải chi tiết cũng sẽ được cập nhật sau đó giúp bạn đọc thuận tiện trong việc ra cứu và đối chiếu đáp án.

File PDF + WORD các đề thi giữa HK2 Toán 6 sẽ được đính kèm trong nội dung bài đăng để quý thầy, cô giáo có thể tải xuống miễn phí. Quý thầy, cô có thể đóng góp thêm đề thi giữa học kỳ 2 Toán 6 của trường mình bằng cách gửi về địa chỉ [email protected]



  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bộ 30 Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 2 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức bám sát nội dung chương trình của ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Toán 6.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Toán lớp 6

Thời gian làm bài: phút

[không kể thời gian phát đề]

[Đề số 1]

I. Trắc nghiệm [2 điểm]: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1:Tìm cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau:

 

Câu 2:Phân số biểu thị số phần tô màu trong hình vẽ dưới đây là:

 

Câu 3: Làm tròn số 312,163 đến hàng phần mười là:

A. 312,1.

B. 312,2.

C. 312,16.

D. 312,17.

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào sau đây là đúng?

 

A. Ba điểm A, B, C thẳng hàng. B. Ba điểm A, B, D thẳng hàng.C. Ba điểm B, C, D thẳng hàng.

D. Ba điểm A, C, D thẳng hàng.

Câu 5: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Hai tia chung gốc là hai tia đối nhau

B. Hai tia đối nhau thì không có điểm chung

C. Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng và có chung gốc thì đối nhau

D. Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau

Câu 6: Với câu hỏi: “Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng MN?”, có 4 bạn trả lời như sau. Em hãy cho biết bạn nào trả lời đúng.

A. Khi IM = IN

B. Khi MI + IN = MN

C. Khi MI + IN = MN và IM = IN

D. Khi I nằm giữa M và N.

II. Tự luận:

Bài 1 [2 điểm]: Thực hiện phép tính [tính nhanh nếu có thể]:

 

d] [33,2 + 21,5] . 2

Bài 2 [1,5 điểm]: Tìm x:

a] x – 22, 6 = 15,28

Bài 3 [2 điểm]: Trong một lớp 60% số học sinh giỏi là 9 em.

a] Tính số học sinh giỏi của lớp.

b]

 số học sinh khá bằng 80% số học sinh giỏi. Tìm số học sinh khá của lớp.

c] Biết lớp chỉ có học sinh giỏi và khá. Tìm tổng số học sinh của lớp.

Bài 4 [2 điểm]: Cho đoạn thẳng AB = 8 cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 4 cm.

a] Điểm C có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao?

b] Tính độ dài đoạn BC.

c] Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

Bài 5 [0,5 điểm]: Cho a,b ∈ N*. Hãy so sánh

 

Đáp án

I. Trắc nghiệm [2 điểm]:

Câu 1:Tìm cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau:

Giải thích:

Áp dụng quy tắc bằng nhau của hai phân số, ta có:

+]

  vì 1. 5 ≠ 2 . 4 [1. 5 = 5; 2 . 4 = 8].

+]

 vì 3. 2 ≠ 1 . 4 [3. 2 = 6; 1 . 4 = 4]

+]

  vì 1. 4 = 2 . 2 [1. 4 = 2 . 2 = 4]

+]

 vì 2 . 8 ≠ 3 . 3 [2 . 8 = 16; 3 . 3 = 9].

Vậy chọn C.

Câu 2:Phân số biểu thị số phần tô màu trong hình vẽ dưới đây là:

 

Giải thích:

Trong hình vẽ trên, hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau và tô màu 2 phần.

Do đó, số phần tô màu trong hình vẽ là

 .

Vậy chọn D.

Câu 3: Làm tròn số 312,163 đến hàng phần mười là:

A. 312,1.

B. 312,2.

C. 312,16.

D. 312,17.

Giải thích:

- Chữ số hàng phần mười của số 312,163 là 1.

- Chữ số bên phải liền nó là 6 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng lên một đơn vị là 2 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.

Do đó, số 312,163 làm tròn đến hàng phần mười là: 312,2.

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào sau đây là đúng?

 

A. Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

B. Ba điểm A, B, D thẳng hàng.

C. Ba điểm B, C, D thẳng hàng.

D. Ba điểm A, C, D thẳng hàng.

Giải thích:

Trong hình vẽ trên, ta thấy ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d và điểm D không thuộc đường thẳng d.

Do đó, ba điểm A, B, C thẳng hàng và các bộ ba điểm [A, B, D]; [B, C, D]; [A, C, D] không thẳng hàng.

Vậy chọn A.

Câu 5: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Hai tia chung gốc là hai tia đối nhau.

B. Hai tia đối nhau thì không có điểm chung.

C. Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng và có chung gốc thì đối nhau.

D. Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau.

Giải thích:

- Phát biểu A sai. Vì hai tia OA và OB chung gốc O nhưng có thể không phải là hai tia đối nhau [như hình vẽ].

 

- Phát biểu B sai vì hai tia đối nhau có một điểm chung là gốc của tia.

- Phát biểu C sai vì hai tia OA và OB cùng nằm trên một đường thẳng và có chung gốc O có thể không phải là hai tia đối nhau. 

Trong hình dưới, hai tia OA và OB là hai tia trùng nhau.

 

- Phát biểu D đúng.

Vậy chọn D. 

Câu 6: Với câu hỏi: “Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng MN?”, có 4 bạn trả lời như sau. Em hãy cho biết bạn nào trả lời đúng.

A. Khi IM = IN

B. Khi MI + IN = MN

C. Khi MI + IN = MN và IM = IN

D. Khi I nằm giữa M và N.

Giải thích:

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi điểm I nằm giữa hai điểm M và N [hay MI + IN = MN] và IM = IN.

- Câu trả lời A chưa đúng vì còn thiếu điều kiện điểm I nằm giữa hai điểm M và N [hay MI + IN = MN].

- Câu trả lời B chưa đúng vì còn thiếu điều kiện IM = IN.

- Câu trả lời C đúng. Khi I nằm giữa M và N [hay MI + IN = MN] và IM= IN thì I là trung điểm của đoạn thẳng MN.

- Câu trả lời D sai vì còn còn thiếu điều kiện IM = IN.

Vậy chọn C.

II. Tự luận:

Bài 1 [2 điểm]:

 

 

d] [33,2 + 21,5] . 2

= 54,7 . 2

= 109,4.

Bài 2 [1,5 điểm]: 

a] x – 22, 6 = 15,28

x = 15,28 + 22, 6

x = 37,88.

Vậy x = 37,88.

 

Bài 3 [2 điểm]: 

a] Số học sinh giỏi của lớp là:

 

Vậy số học sinh giỏi của lớp là 15 học sinh.

b] 80% số học sinh giỏi của lớp là:

 

Số học sinh khá của lớp là:

 

Vậy số học sinh khá của lớp là 18 học sinh.

c] Tổng số học sinh của lớp là:

15 + 18 = 33 [học sinh]

Vậy tổng số học sinh của lớp là 33 học sinh.

Bài 4 [2 điểm]: 

 

a] Ta có điểm C nằm trên đoạn thẳng AB.

Mà AC < AB [vì AC = 4 cm, AB = 8 cm].

Do đó điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

b] Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên:

AC + BC = AB

 4 + BC = 8

BC = 8 – 4

BC = 4 [cm]

Vậy BC = 4 cm.

c] Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:

+ Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

+ AC = BC [= 4 cm].                                       

Bài 5 [0,5 điểm]: 

Ta xét ba trường hợp:

Trường hợp 1: a > b

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Toán lớp 6

Thời gian làm bài: phút

[không kể thời gian phát đề]

[Đề số 1]

I. Trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Tổng

 bằng:

Câu 2: Cho biểu đồ tranh thể hiện số cây hoa trồng trong vườn của nhà bốn bạn Mai; Lan; Huy; An

Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau: 

A] Nhà An trồng nhiều hoa nhất.

B] Nhà Huy trồng ít hoa nhất.

C] Nhà Lan và nhà Mai trồng số hoa bằng nhau.

D] Tổng số hoa nhà Lan và Mai trồng được bằng tổng số hoa nhà Huy và An trồng được.

Câu 3: Cho đoạn thẳng AB = 12cm. Gọi O là trung điểm của AB. Độ dài OB là: 

A] 12cm

B] 6cm 

C] 10cm

D] 18cm

Câu 4: Số đối của phân số

  là:

 

Câu 5: Nếu gieo một con xúc sắc 10 lần liên tiếp, có 4 lần xuất hiện mặt 5 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là: 

Câu 6: Tính chất của phép nhân là: 

A] Tính phân phối

B] Tính giao hoán

C] Tính kết hợp

D] Cả ba đáp án trên

Câu 7: Khẳng định nào sau đây đúng: 

A] Hai tia chung gốc thì đối nhau.

B] Hai tia chung gốc thì trùng nhau.

C] Tia là hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O.

D] Tia không bị giới hạn về hai đầu.

Câu 8: Quy đồng mẫu số hai phân số

 ta được kết quả lần lượt là:

 

II. Tự luận

Bài 1 [2 điểm]:  Thực hiện phép tính: 

Bài 3 [1,5 điểm]: Xếp loại thi đua ba tổ lao động của một đội sản xuất được thống kê như sau [đơn vị: người]: 

Tổ

Giỏi

Khá

Đạt

Tổ 1

8

3

1

Tổ 2

9

2

1

Tổ 3

7

4

1

a] Mỗi tổ lao động có bao nhiêu người.

b] Đội trưởng thông báo rằng số lao động giỏi của cả đội nhiều hơn số lao động khá và đạt của cả đội là 12 người. Đội trưởng thông báo đúng hay sai.

Bài 4 [2 điểm]: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 20cm. Trên đoạn thẳng AB lấy hai điểm C và D sao cho AC = 6cm; AD = 12cm.

a] Tính độ dài BC; CD.

b] C có phải là trung điểm của AD không? Vì sao?

Bài 5 [0,5 điểm]: Chứng minh rằng phân số

 tối giản với mọi số tự nhiên n.

Đáp án

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Tổng

 bằng:

Lời giải: 

 

Câu 2: Cho biểu đồ tranh thể hiện số cây hoa trồng trong vườn của nhà bốn bạn Mai; Lan; Huy; An

Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau: 

A] Nhà An trồng nhiều hoa nhất.

B] Nhà Huy trồng ít hoa nhất.

C] Nhà Lan và nhà Mai trồng số hoa bằng nhau.

D] Tổng số hoa nhà Lan và Mai trồng được bằng tổng số hoa nhà Huy và An trồng được.

Lời giải:

Nhà Mai trồng 5 cây hoa; nhà Lan trồng 5 cây hoa; nhà Huy trồng 3 cây hoa; nhà An trồng 6 cây hoa.

Khẳng định A đúng vì nhà An trồng nhiều hoa nhất [6 cây].

Khẳng định B đúng vì nhà Huy trồng ít hoa nhất [3 cây] .

Khẳng định C đúng vì nhà Lan và nhà Mai trồng số cây hoa bằng nhau[ 5 cây].

Khẳng định D sai vì nhà Lan và nhà Mai trồng được 10 cây hoa còn nhà nhà Huy và An trồng được 9 cây hoa.

Câu 3: Cho đoạn thẳng AB = 12cm. Gọi O là trung điểm của AB. Độ dài OB là: 

A] 12cm

B] 6cm

C] 10cm

D] 18cm

Lời giải: 

Vì O là trung điểm của AB nên

 

Câu 4: Số đối của phân số

  là:

 

Lời giải: 

Hai phân số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

 

Câu 5: Nếu gieo một con xúc sắc 10 lần liên tiếp, có 4 lần xuất hiện mặt 5 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là: 

 

Lời giải: 

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là: 

Câu 6: Tính chất của phép nhân là: 

A] Tính phân phối

B] Tính giao hoán

C] Tính kết hợp

D] Cả ba đáp án trên

Lời giải: 

Phép nhân có cả ba tính chất trên

Câu 7: Khẳng định nào sau đây đúng: 

A] Hai tia chung gốc thì đối nhau

B] Hai tia chung gốc thì trùng nhau

C] Tia là hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O.

D] Tia không bị giới hạn về hai đầu.

Lời giải: 

A] sai vì cần thêm điều kiện hai tia đó phải nằm về hai phía của gốc

B] sai vì cần thêm điều kiện hai tia đó phải nằm về một phía của gốc

C] đúng vì nó là định nghĩa về tia

D] sai vì tia bị giới hạn 1 đầu là gốc của tia

Câu 8: Quy đồng mẫu số hai phân số

  ta được kết quả lần lượt là:

 

Lời giải: 

 

II. Tự luận

Bài 1:  Thực hiện phép tính: 

 

 

Bài 3: 

a] Số người lao động của tổ 1 là: 

8 + 3 + 1 = 12 [người]

Số người lao động của tổ 2 là: 

9 + 2 + 1 = 12 [người] 

Số người lao động của tổ ba là: 

7 + 4 + 1 = 12 [người] 

b] Số lao động giỏi của cả đội là: 

8 + 9 + 7 = 24 [người] 

Số lao động khá của cả đội là: 

3 + 2 + 4 = 9 [người] 

Số lao động đạt của cả đội là: 

1 + 1 + 1 = 3 [người]

Số lao động giỏi nhiều hơn số lao động khá và đạt của đội số người là: 

24 – [9 + 3] = 24 – 12 = 12 [người] 

Vậy đội trưởng đã nói đúng.

Bài 4: 

a] Vì C nằm trên đoạn thẳng AB nên AC + CB = AB

Thay số:  6 + CB = 20

CB = 20 – 6 = 14cm

Vì AC = 6cm và AD = 12 cm nên AC < AD. Do đó C nằm giữa A và D.

Ta có: AD = AC + CD 

Thay số: 12 = 6 + CD

CD = 12 – 6

CD = 6cm

b] Ta có: C nằm giữa A và D.

Do đó C là trung điểm của AD

Bài 5: 

Gọi d = ƯCLN[3n +2; 5n + 3] [d ∈ N*]

 

Vậy phân số đã cho tối giản.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Toán lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

[không kể thời gian phát đề]

[Đề số 1]

I. Phần trắc nghiệm [3 điểm]

Câu 1: Phân số nào trong các phân số sau là phân số tối giản

Câu 2: Hình không có tâm đối xứng là:

A] Hình tam giác

B] Hình chữ nhật

C] Hình vuông

D] Hình lục giác đều.

Câu 3: Kết quả của phép tính

 là:

Câu 4: Trong hình bên dưới có bao nhiêu cặp đường thẳng song song

A] 1

B] 2

C] 3

D] 4

Câu 5: Kết quả so sanh hai phân số

 là:

Câu 6: Hỗn số

 bằng

II. Phần tự luận

Bài 1 [1,5 điểm]: Thực hiện phép tính

Bài 2 [1 điểm]: Tìm x

Bài 3 [1,5 điểm]: Cường có 3 giờ để chơi trong công viên. Cường dành

thời gian để chơi ở khu vườn thú;
thời gian để chơi các trò chơi;
 thời gian để ăn kem, giải khát; số thời gian còn lại để chơi ở khu cây cối và các loài hoa. Hỏi Cường đã chơi bao nhiêu giờ ở khi cây cối và các loài hoa.

Bài 4 [2 điểm]: Vẽ đường thẳng b

a] Vẽ điểm M không nằm trên đường thẳng b

b] Vẽ điểm N nằm trên đường thẳng b

c] Sử dụng kí hiệu và để viết mô tả sau:

“Điểm N thuộc đường thẳng b; điểm M không thuộc đường thẳng b”

d] Cho đoạn thẳng AB và điểm O nằm giữa hai điểm A và B. Biết AB = 7cm; AO = 3cm. Tính OB

Bài 5 [0,5 điểm]: ]: Chứng minh phân số sau là phân số tối giãn với mọi số nguyên n

Đáp án

I. Phần trắc nghiệm [3 điểm]

Câu 1: Phân số nào trong các phân số sau là phân số tối giản

Câu 2: Hình không có tâm đối xứng là:

A] Hình tam giác

B] Hình chữ nhật

C] Hình vuông

D] Hình lục giác đều.

Lời giải:

Tâm đối xứng của hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác đều được biểu diễn dưới hình sau

Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của ba đường chéo.

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của ba đường chéo chính.

Câu 3: Kết quả của phép tính

 là:

Câu 4: Trong hình bên dưới có bao nhiêu cặp đường thẳng song song

A] 1

B] 2

C] 3

D] 4

Lời giải:

Cặp 1: đường thẳng a song song với đường thẳng b.

Cặp 2: đường thẳng c song song với đường thẳng d.

Câu 6: Hỗ số

 bằng

II. Phần tự luận

Bài 1 [1,5 điểm]: 

Bài 2 [1 điểm]: 

Bài 3 [1,5 điểm]: 

Số phần thời gian Cường đã dùng để chơi khu vường thú; chơi các trò chơi; ăn kem và giải khát là: 

Phân số chỉ thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là: 

Thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là: 

Bài 4 [2 điểm]: 

a]; b]  

d] 

Vì O nằm giữa A và B nên AO + OB = AB

Thay số: 3 + OB = 7

OB = 7 – 3 

OB = 4cm

Bài 5 [0,5 điểm]: 

Gọi ước chung lớn nhất của [12n + 1] và [30n + 2] là d: 

Lưu trữ: Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 2 - sách cũ:

Hiển thị nội dung

     Đề thi Giữa kì 1 - Năm học ....

     Môn Toán lớp 6

     Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: [3 điểm]

a] Cho A = {x ∈ Z | - 3 < x < 3}

Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.

b] Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:

12; -8; 137; |-100|; -324; 0; -15.

c] Tìm các ước của các số nguyên sau: Ư[6] và Ư[-7]

Câu 2: [2 điểm] Tính nhanh

a] [42 – 98] – [ 42 – 12] - 12

b] [– 5] . 4 . [– 2] . 3 . [-25]

Câu 3: [2 điểm] Tìm số nguyên x, biết:

a] x – 105 : 3 = - 23

b] |x – 8| + 12 = 25

Câu 4: [2 điểm] Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox

a] Vẽ tia Oy và Ot sao cho góc xOy = 500, góc xOt = 1200.

a] Tia nào nằm giữa 2 tia còn lại? Vì sao?

Câu 5: [1 điểm] Tìm số nguyên n sao cho n + 5 chia hết cho n – 2.

Câu 1 [3điểm]

a/ A = { -2; -1; 0; 1;2 }

b/ Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự giảm dần:

137; |-100| ; 12; 0; -8 ; - 15; -324

c/ Ư[6] = { -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}

Ư[-7] = { -7; -1; 1; 7}

Câu 2 [2điểm]

a/ [ 42 – 98 ] – [ 42 – 12] -12

= 42 – 98 – 42 + 12 - 12

= [42 – 42] + [ 12 -12 ] – 98

= - 98

b/ [– 5] . 4 . [– 2] . 3 . [-25]

= [[-5].[-2]].[4.[-25]].3

= - 3000

Câu 3 [2điểm]

a/ x – 105 : 3 = - 23

x – 35 = - 23

x = 12

Vậy x = 12

b/ |x – 8| + 12 = 25

|x – 8| = 25 – 12

|x – 8| = 13

=> x - 8 = 13 hoặc x - 8 = - 13

x = 21 ; x = -5

Vậy x = 21 hoặc x = -5

Câu 4 [2 điểm]

a] Ta có hình vẽ:

Câu 5 [1 điểm]

Ta có: n + 5 = [n - 2] + 7

Vì n – 2 chia hết cho n – 2

Để n + 5 chia hết cho n – 2 thì 7 chia hết cho n - 2

Suy ra, n – 2 ∈ Ư[7]

Mà Ư[7] ={-7; -1; 1; 7}

Suy ra [n – 2]∈{-7; -1; 1; 7}

Ta có bảng sau:

n - 2 -7 -1 1 7
n -5 1 3 9

Vậy n ∈ {-5;1;3;9}.

     Đề thi Giữa kì 1 - Năm học ....

     Môn Toán lớp 6

     Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm: [2 điểm]

Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng chomỗi câu hỏi sau

Câu 1: Với a = -1; b = -2 thì giá trị biểu thức a2.b2 là:

A. 1      B. -2      C. 3      D. 4

Câu 2: Cho thì a bằng:

A. 6      B. 4      C. 2      D. 8

Câu 3: Số đối của phân số là:

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng:

A. Hai góc kề nhau có tổng số đo bằng 90o.

B. Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 180o.

C. Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 90o.

D. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o.

II. Tự luận [8 điểm]

Câu 5: [3 điểm] Thực hiện phép tính

Câu 6: [2 điểm] Tìm x biết

Câu 7: [2 điểm]

Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy sao cho , vẽ tia Ot sao cho . Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOt không? Vì sao?

Câu 8: [1 điểm]

Cho biểu thức

a] Với giá trị nào của n thì A là phân số?

b] Tìm các giá trị của n để A là số nguyên.

I.Trắc nghiệm [2 điểm]

Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án D B C D

Câu 1:

Thay a = -1, b = -2 vào biểu thức a2.b2 ta được:

a2.b2 = [-1]2.[-2]2 = 4

Chọn D.

Câu 2:

Vì nên 6.a = 8.3 => a = 4 . Chọn B.

Câu 3:

Số đối của phân số là .

Câu 4:

Theo lý thuyết, ta có:

Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 180o.

Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 90o.

Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o.

Không xác định được tổng số đo của hai góc kề nhau.

Chọn D

II.Tự luận [8 điểm]

Câu 5: [3 điểm]

Câu 6: [2 điểm]

Câu 7: [2 điểm]

Câu 8: [1 điểm]

a] Để A là phân số thì 2n - 4 ≠ 0 => 2n ≠ 4 => n ≠ 2

Vật với n ≠ 2 thì A là phân số

b] Ta có :

Để A là số nguyên thì 3M - 2 hay n - 2 là ước của 3.

Mà [n – 2] ∈ Ư[3] = {-3; -1; 1; 3}

n - 2 = 1 => n = 3

n - 2 = -1 => n = 1

n - 2 = 3 => n = 5

n - 2 = -3 => n = -1

Vậy n ∈ {-1; 1; 3; 5} thì A là số nguyên

Xem thêm đề thi Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Mục lục Đề thi Toán 6 theo chương và học kì:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Loạt bài Đề thi Toán 6 | Đề thi 15 phút, 45 phút, 1 tiết, học kì 1, học kì 2 Toán 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 và Tập 2 gồm đầy đủ 2 phần: Số học và Hình học giúp bạn giành điểm cao trong các bài kiểm tra Toán lớp 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề