De thi học kì II môn Vật lý lớp 9 có đáp an

Ban đang xem chuyên mục đề thi học kì 2 môn vật lý lớp 9 có đáp án cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Tại đây chúng tôi sưu tầm các mã đề thi hk2 môn vật lí 9 mới nhất từ các website tài liệu lớn như 123doc.net, violet.vn hoặc tailieu.vn

Đến với chúng tôi bạn sẽ không phải đăng kí tài khoản mà vẫn có thể tải về đề thi học kỳ 2 môn vật lý lớp 9 một cách đơn giản mà nhanh chóng. Nếu thấy thích website hãy like và share để ủng hộ chúng tôi có động lực upload nhiều đề thi vật lý kì 2 lớp 9 hơn nữa.

4
136 KB
1
107

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

ĐỀ THI HỌC KỲ II [Tham khảo] Môn: Vật lý 9 I/ TRẮC NGHIỆM 1. Khi tia sáng truyền từ không khí sang thủy tinh, góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu độ? A. 600 B. 300 C. 00 D. 900 2. TKHT có đặc điểm gì? A. phần rìa dày hơn phần giữa B. phần rìa mỏng hơn phần giữa B. phần rìa bằng phần giữa. 3. Ảnh của vật tạo bởi TKPK có đặc điểm gì? A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. 4. Máy ảnh có cấu tạo gồm: A. vật kính B. buồng tối C. chỗ đặt phim D. cả ba bộ phận trên. 5. Tạo ra ánh sáng màu đỏ bàng cách nào sau đây? A. chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu xanh B. chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng C. chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ D. chiếu ánh sángmàu đỏ qua tấm lọc màu vàng. 6. Ánh sáng trắng chiếu qua lăng kính, ta thu được mấy chùm sáng màu? A. 6 B.7 C. 8 D. 9. 7. Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp, ta sẽ thu được ánh sáng có màu gì? A. trắng B. vàng C. cam D. tím. 8. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì ta thấy ảnh như thế nào? A. càng nhỏ B. càng lớn C. bằng vật D. hẹp lại. 9. Biểu hiện của mắt cận là: A. nhìn rõ các vật ở gần không nhìn rõ các vật ở xa B. nhìn rõ các vật ở xa không nhìn rõ các vật ở gần C. không phân biệt được màu sắc. 10. Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự của kính lúp là: A. f = 25.G B. G =25.f C. G = f/25 D. G = 25/f. 11. Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào? A. làm tăng thể tích các vật B. làm nóng một vật C. sinh ra một lực làm vật khác chuyển động D. nổi được trên mặt nước. 12. Một thấu kính có khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF’ = 26cm.Tiêucự của thấu kính là: A. 26cm B. 52cn II/ TỰ LUẬN Câu 1. C. 13cm D. 6cm. a] vì sao khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? b] Một máy biến thế cần tăng HĐT từ 110V lên HĐT 220V. Tính số vòng của cuộn sơ cấp biết số vòng của cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Câu 2. Tại sao khi đặt vật màu xanh ta thấy nó có màu xanh? Câu 3. Một người đúng cách một cột điện 10m, cột điện cao 8m. Coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm. a] Hãy dựng ảnh của vật qua mắt [hình vẽ không cần đúng tỉ lệ]. b] Độ cao ảnh cột điện trên màng lưới là bao nhiêu cm? c] Giả sử người này bị cận có điểmcực viễn Cv cách mắt 6m. Hỏi người này có nhìn rõ cột điện không, vì sao? HẾT ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A A D C B A C A D B C hỏi Đáp án II/ TỰ LUẬN Câu 1a] Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm[1đ] Câu 1b] số vòng của cuộn dây sơ cấp là: U1/ U2 = n1 / n2  n1 = U1.n2/U2 = 110.2500/220 = 1250 [vòng]. Đáp số: n1 = 1250 vòng [2đ] Câu 2 Vì vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong chùm ánh sáng trắng. [1đ] Câu 3 a] vẽ hình [1đ] B A’ A O B’ b] xét hai tam giác OA’B’ và OAB đồng dạng với nhau [góc BA’O = góc BAO = 900 , góc B’OA = góc BAO [đối đỉnh] Ta có: B’A’/BA = OA’/OA  B’A’ = OA’.BA/OA = 2*800/1000 = 1.6cm [1đ] c] Không nhìn rõ vì cột điện nằm xa hơn điểm cực viễn của mắt. [1đ]

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Đề bài

I - TRẮC NGHIỆM: [3đ]

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau [mỗi câu đúng 0,25đ]

Câu 1: Năng lượng của ánh sáng có thể chuyển hóa trực tiếp thành dạng năng lượng nào sau đây ?

A. Nhiệt năng, hóa năng                  

B. Điện năng, hóa năng

C. Cơ năng, hóa năng                         

D. Nhiệt năng, hóa năng, cơ năng, điện năng

Câu 2: Một quả bóng được thả rơi từ độ cao 5m cách mặt đất. Sau lần chạm đất thứ nhất quả bóng mất 1/5 cơ năng mà nó đã có được trước khi chạm đất. Vậy sau lần chạm đất này quả bóng nảy lên được độ cao:

A. 1m               B. 2,5m

Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 4: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:

A. Tia SI                  B. Tia IR

Câu 5: Mỗi máy ảnh đều có các bộ phận chính:

A. Vật kính và buồng tối                          

B. Vật kính, chỗ đặt phim

C. Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim        

D. Đèn Flash, vật kính và buồng tối

Câu 6 : Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

A. Giác mạc và lông mi.                         

B. Thể thủy tinh và màng lưới.

C. Thể thủy tinh                                      

D.Giác mạc và con ngươi.

Câu 7: Trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi:

A. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn giảm.

B. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn tăng

C. Số đường sức từ xuyên qua mạch lúc tăng, lúc giảm.

D. Số đường sức từ xuyên qua mạch là không thay đổi

Câu 8: Hãy nêu các cách làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.

A. Dùng động cơ nổ.                                  

B. Dùng Tua bin nước

C. Dùng cánh quạt gió.                               

D. Cả A, B và C

Câu 9: Chỉ ra biểu thức sai trong các công thức nối về mối quan hệ giữa Hiệu điện thế và số vòng dây quấn của máy biến thế.

A. \[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\] 

B. U1.n1 = U2.n2 

C. \[{n_2} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}.{n_1}\] 

D. \[{U_2} = \frac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\] 

Câu 10: Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng , cuộn thứ cấp có 50000 vòng. Đặt vào hai đầu một cuộn sơ cấp một HĐT 2000 V thì HĐT hai đầu cuộn thứ cấp là :

A. 20 V                       B. 12500 V               

Câu 11: Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là:

A. \[{P_{hp}} = \frac{{R.{U^2}}}{P}\]

B. \[{P_{hp}} = \frac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}}\] 

C. \[{P_{hp}} = \frac{{{P^2}.{U^2}}}{R}\]

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 12: Máy phát điện xoay chiều, bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện:

A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.                    

B. Nam châm điện và sợi dây dẫn

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.               

D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn

TỰ LUẬN: [7đ]

Câu 1: [1đ] Người ta muốn tải đi một công suất điện 45000W bằng dây dẫn có điện trở 104Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25000V.

a] Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện.

b] Muốn công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần thì hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu dây dẫn lúc này là bao nhiêu vôn?

Câu 2: [3đ]

Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15 cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 10 cm, AB = h = 2 cm.

a] Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

b] Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh.

Câu 3: [2 đ] Nêu đặc điểm của mắt cận thị, mắt lão và cách khắc phục?

Câu 4: [1đ] Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta sử dụng tác dụng gì ánh sáng? Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển? 

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm

1-A

2-D

3-D

4-B

5-A

6-B

7-C

8-D

9-B

10-C

11-B

12-C

Câu 1:  

Phương pháp: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa trực tiếp thành nhiệt năng, hóa năng.

Cách giải: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa trực tiếp thành nhiệt năng, hóa năng.

Chọn A

Câu 2:

Phương pháp:

Cơ năng của quả bóng khi ở độ cao nào đó so với mặt đất được gọi là thế năng trọng trường. Thế năng trọng trường tỉ lệ thuận với độ cao của vật và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Cách giải:

Vật ở độ cao 5m có thế năng trọng trường. Thế năng trọng trường tỉ lệ thuận với độ cao của vật và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. Khi chạm đất, khối lượng vật không đổi, nhưng ma sát làm vật bị mất 1/5 cơ năng, nên nó chỉ còn có thể nảy lên đến độ cao 4m.

Chọn D

Câu 3:

Phương pháp:

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt  bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Cách giải:

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt  bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Chọn D

Câu 4:

Phương pháp:

Tia sáng được biểu thị bằng đường thẳng có dấu mũi tên biểu thị chiều truyền ánh sáng.

Tia tới nằm trong môi trường thứ 1, tia khúc xạ nằm trong môi trường thứ 2

Cách giải:

Tia tới nằm trong môi trường thứ 1: SI;

Tia khúc xạ nằm trong mối trường thứ 2: IR.

Chọn B

Câu 5:

Phương pháp: Mỗi máy ảnh đều có vật kính và buồng tối

Cách giải: Mỗi máy ảnh đều có vật kính và buồng tối

Chọn A

Câu 6:

Phương pháp: Mắt người có hai bộ phận chính quan trọng nhất là thể thủy tinh và  màng lưới.

Cách giải: Mắt người có hai bộ phận chính quan trọng nhất là thể thủy tinh và  màng lưới.

Chọn B

Câu 7:

Phương pháp:

Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua mạch biến thiên

Cách giải:

Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua mạch thay đổi lúc tăng, lúc giảm

Chọn C

Câu 8:

Phương pháp:

Có nhiều cách làm quay rô tô của máy phát điện. Trong kĩ thuật, người ta thường sử dụng các cách như: dùng tua bin nước [điện nước], cánh quạt [điện gió], động cơ nổ.

Cách giải:

Trong kĩ thuật, người ta thường sử dụng các cách như: dùng tua bin nước [điện nước], cánh quạt [điện gió], động cơ nổ.

Chọn D

Câu 9:

Phương pháp:

Công thức máy biến áp là: \[\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}.{n_1}\\{U_2} = \dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\end{array} \right.\]

Cách giải:

Ta có: \[\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}.{n_1}\\{U_2} = \dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\end{array} \right.\]

Chọn B

Câu 10:

Phương pháp:

Công thức của máy biến áp:  \[\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\]

Cách giải:

Tóm tắt:

U1= 2000V; n1 = 500 vòng

n2 = 50000 vòng; U2 = ? V

Bài giải:

Áp dụng công thức máy biến áp là:

\[\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow {U_2} = \dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\]

\[= \dfrac{{2000.50000}}{{500}}= 200000V\]

Chọn C

Câu 11:

Phương pháp:

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là:

\[{P_{hp}} = R.{I^2} = \frac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}}\]

Cách giải:

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là:

\[{P_{hp}} = R.{I^2} = \frac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}}\]

Chọn B

Câu 12:

Phương pháp: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây

Cách giải:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.

Chọn C

II. Tự luận

Câu 1:

Phương pháp:

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là: \[{P_{hp}} = R.{I^2} = \frac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}}\]

Cách giải:

Tóm tắt:

R = 104 Ω; U = 25000 V; P = 45000 W

Bài làm:

a] Áp dụng công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa:

\[{P_{hp}} = R.{I^2} = \dfrac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}} = 104.\dfrac{{{{45000}^2}}}{{{{25000}^2}}}\]

\[= 336,96{\rm{W}}\]

b] Muốn công suất hao phí giảm đi 100 lần thì hiệu điện thế cần tăng lên 10 lần

   U’ = U x 10 = 25000 x 10 = 250000 V

Câu 2:

Phương pháp:

a] Vẽ ảnh của vật, sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt đê vẽ ảnh.

Thấu kính phân kì cho ảnh là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

b] Sử dụng công thức về tam giác đồng dạng để xác định vị trí ảnh và độ cao ảnh.

Cách giải:

Tóm tắt:

TKPK có f = 15 cm; d = OA = 10 cm; d’ = OA’; AB cao 2 cm.

a] Vẽ ảnh.

b] Xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh

Giải:

Vẽ hình:

Xét tam giác OAB và tam giác OA’B’ có góc \[\widehat A = \widehat {A'} = {90^0};\widehat O\] chung

vậy ∆OAB ~ ∆ OA’B’, ta có tỉ số đồng dạng: \[\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{AB}}{{A'B'}} \Rightarrow \frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}}\]

Xét tam giác IOF’ và tam giác B’A’F’

Có \[\widehat O = \widehat {A'} = {90^0};\widehat {F'}\] chung

Nên ∆IOF’~ ∆B’A’F’

Ta có tỉ số đồng dạng:

\[\frac{{OI}}{{B'A'}} = \frac{{F'O}}{{F'A'}} \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{F'O}}{{F'O - A'O}} \]

\[\Leftrightarrow \frac{h}{{h'}} = \frac{f}{{f - d'}}\]

Sử dụng hai công thức đồng dạng và thay số ta có:

\[ {}\frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}} = \frac{f}{{f - d'}}\]

\[\Rightarrow \frac{{10}}{{d'}} = \frac{{15}}{{15 - d'}} \]

\[\Rightarrow  - 10.d' + 10.15 = 15d'\\ \Rightarrow 25d' = 15.10 \Rightarrow d' = 6cm\\\frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}} \Rightarrow \frac{{10}}{6} = \frac{2}{{h'}} \]

\[\Rightarrow h' = 2.\frac{6}{{10}} = 1,2cm\]

Vậy ảnh cách thấu kính 6 cm và cao 1,2 cm

Câu 3:

Phương pháp:

- Mắt cận có điểm cực viễn ở gần mắt hơn so với người bình thường, điểm cực cận cũng ở gần mắt hơn so với người bình thường.

- Khắc phục bằng cách đeo kính – thấu kính phân kì hoặc phẫu thuật

- Mắt lão là mắt có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với người bình thường. Khắc phục bằng cách đeo kính – thấu kính hội tụ.

Cách giải:

a]

- Mắt cận là mắt có điểm cực viễn ở gần mắt hơn so với người bình thường, điểm cực cận cũng ở gần mắt hơn so với người bình thường.

- Khắc phục tật cận thị bằng hai cách:

 + Cách 1: Đeo kính cận [ có bản chất là thấu kính phân kì] để tạo ảnh nhỏ hơn, cùng chiều và nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

 + Cách 2: Phẫu thuật

- Mắt lão là mắt có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với người bình thường [theo thời gian, thể thủy tinh bị lão hóa, không còn phồng lên, xẹp xuống tốt như khi còn trẻ nữa].

- Khắc phục tật lão thị bằng cách đeo kính lão [có bản chất là một thấu kính hội tụ] để tạo ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật, ở xa mắt hơn [nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt].

Câu 4:

Phương pháp:

- Ánh sáng có các tác dụng: tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng sinh học, tác dụng quang.

- Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có tác dụng nhiệt làm cho nước bốc hơi, đến khi nước bốc hơi hết thì còn lại muối.

Cách giải:

Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có tác dụng nhiệt làm cho nước bốc hơi, đến khi nước bốc hơi hết thì còn lại muối. 

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề