Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

Từ địa chỉ IP chúng ta có thể truy ra vị trí của một thiết bị di động truy cập vào internet. Đó có thể là máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng,...Phân loại địa chỉ IP có IP động và Ip tĩnh. Vậy cụ thể IP tĩnh là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

1. IP tĩnh là gì?

IP viết tắt của Internet Protocol có nghĩa là giao thức internet. Nó giống như địa chỉ nhà, chứa các thông tin quan trọng cần thiết để các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau.

IP tĩnh là địa chỉ IP được cấu hình thủ công, không thay đổi theo thời gian và thường được dùng cho nhóm người hoặc doanh nghiệp để nhiều người có thể cùng truy cập. Các thiết bị như router, máy tính bàn, laptop, điện thoại đều có cấu hình sở hữu IP tĩnh.

Một ví dụ khác là địa chỉ email cũng là một địa chỉ IP tính. Địa chỉ này sẽ không bao giờ thay đổi và khiến cho việc liên lạc qua email dễ dàng hơn.

Tham khảo: IP là gì? Thông tin quan trọng cần biết về IP

2. Ip tĩnh dùng để làm gì?

Ip tĩnh là địa chỉ cố định dành riêng cho một nhóm người dùng internet. Một máy chủ sử dụng IP tĩnh có thể được ứng dụng làm máy chủ mail, máy chủ web để người dùng không bị gián đoạn trong quá trình truy cập.

Vì địa chỉ Ip không bao giờ thay đổi nên các thiết bị đã được cài đặt trước luôn biết chính xác cách liên hệ với nhau. Ví dụ như bạn có thể dùng máy tính để đặt lệnh in trên một máy in từ xa. Vì địa chỉ của máy tin và máy tính là IP tĩnh. Trước đó chúng đã được kết nối với nhau.

Sử dụng IP tĩnh bạn sẽ không cần cấu hình lại các máy chủ DNS trên router hoặc máy tính để sử dụng internet. Máy chủ sử dụng DNS sử dụng địa chỉ IP tĩnh để thiết bị của bạn luôn biết cách kết nối với chúng.

Địa chỉ IP tính hữu ích khi tên miền của thiết bị không thể truy cập. Dù máy chủ DNS bị trục trặc thì các máy tính vẫn có thể truy cập vào file server vì chúng sẽ liên lạc trực tiếp với file server qua địa chỉ IP.

3. Ưu và nhược điểm của IP tĩnh

3.1. Ưu điểm

- Các kết nối thông qua IP tĩnh nhanh hơn. Người dùng không cần cấp lại Ip mới, giúp việc liên lạc và sử dụng tiện lợi hơn.

- IP tĩnh hạn chế các rủi ro gây thất thoát dữ liệu. Cũng giúp các máy tính hoạt động ổn định hơn. Ví dụ máy in ở công ty dùng IP tĩnh, tất cả các máy tính đều kết nối với máy in qua địa chỉ IP đó. Nên việc in ấn dễ dàng hơn. Nếu sử dụng Ip động thì máy chủ khởi động sẽ kéo theo IP thay đổi. Khiến các kết nối bị gián đoạn, cũng phải tốn thời gian cài Ip cho từng máy.

- IP tĩnh có giúp bạn làm việc từ xa

- Một vài game chỉ có thể hoạt động với Ip tĩnh

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

3.2. Nhược điểm

- Bạn phải tự cấu hình IP thủ công cho các thiết bị sử dụng IP tĩnh. Các máy truy cập từ xa buộc phải thiết lập đúng IP và router để giao tiếp với thiết bị IP tĩnh.

- Bảo mật của IP tĩnh kém hơn so với IP động. Các lỗ hổng bảo mật dễ dàng bị tìm ra hơn vì địa chỉ IP không bao giờ thay đổi.

Tham khảo: Check IP blacklist và những điều cần biết

4. Hướng dẫn gán địa chỉ IP tĩnh cho máy tính Windows

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó điền ncpa.cpl vào hộp thoại. Nhấn Enter

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

Bước 2: Trong của số “Network Connections”, nhấn chuột phải vào adapter muốn thiết lập IP tĩnh sau đó chọn Properties.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

Bước 3: Nhấn chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) sau đó chọn Properties

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

Bước 4: Chọn Use the following IP address sau đó điền địa chỉ Ip tĩnh tương ứng với thiết lập mạng. Sau đó nhập địa chỉ máu chủ DNS.

Tích chọn Validate settings upon exit sau đó nhấn OK là hoàn tất.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

5. Lời kết

Ip tĩnh là địa chỉ IP được cấu hình và không thay đổi cho đến khi được cài đặt lại. Trái ngược hoàn toàn với IP động. IP tĩnh khiến các kết nối nhanh hơn. Vì thế các thiết bị cố định trong doanh nghiệp ưu tiên cài đặt địa chỉ Ip tĩnh.

Chắc hẳn ở thời đại số khi mà mạng Internet đang không thể thiếu như hiện nay thì địa chỉ IP là một thuật ngữ quen thuộc bạn đã từng nghe qua phải không nào? Ngay sau đây Mona Media sẽ bật mí về IP tĩnh là gì, cách cài đặt Static IP cũng như cách chuyển đổi từ IP động sang IP tĩnh chi tiết nhất. Hãy đón xem nhé!

Địa chỉ IP là gì?

Thuật ngữ IP được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là Internet Protocol. Thuật ngữ này dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “giao thức liên hệ thông qua hệ thống mạng”.

Những người trong chuyên ngành sẽ gọi tắt cho ngắn gọn là giao thức internet. Cách gọi phổ biến nhất chính là IP. Đây là một trong những kỹ thuật truyền dữ liệu từ máy nguồn đến các máy đích thông qua các giao thức của hệ thống mạng Internet.

Các loại địa chỉ IP hiện nay được kiểm soát và quản lý bởi Tổ chức IANA, là tổ chức cấp phát số hiệu Internet toàn cầu. Tổ chức này sẽ chia thành những khối nhỏ để quản lý IP cho từng quốc gia khác nhau.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

IP hiện nay được chia làm 5 lớp:

  • Lớp A là những địa chỉ IP có giá trị từ 1 – 126. Khi bạn thấy địa chỉ IP từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0 thì đây chính là IP dành cho những tổ chức đặc biệt trên thế giới.
  • IP lớp B là những giá trị tiếp của IP lớp A, 128 – 191. Địa chỉ IP này được hiển thị từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0. Các tổ chức xếp loại trung trên thế giới sẽ được sử dụng các mã IP này.
  • Lớp C là các địa chỉ IP từ 192 – 223. Chúng được hiển thị dưới dưới dạng: 192.0.1.0 đến 223.255.254.0. Lớp IP này thường được sử dụng ở quy mô cá nhân chẳng hạn như máy tính, điện thoại…
  • IP Lớp D sẽ có những giá trị đặc biệt, 4 bit đầy sẽ hiển thị là 1110. Chúng được sử dụng cho các tổ chức chuyên về phát thông tin. Giao thức này tồn tại ở địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.
  • Lớp E là lớp cuối cùng, hiển thị địa chỉ IP từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255. Chúng thuộc giá trị từ 240-255 dùng cho các công tác nghiên cứu.

Xem thêm: Tìm hiểu giao thức mạng TCP/IP

IP tĩnh là gì?

Vậy IP tĩnh là gì ? hay ta có thể gọi Static IP, đây là một cấu hình của IP nói chung. Hình thức cấu tạo nên các IP này được thực hiện hoàn toàn bằng yếu tố thủ công. Các IO này sẽ cố định và không thay đổi theo thời gian. Loại IP này trái ngược hoàn toàn với định nghĩa về IP động.

IP tĩnh sẽ được ứng dụng trong các doanh nghiệp có nhiều thiết bị như router, điện thoại, laptop… Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ưu và nhược điểm của Static IP chi tiết ở nội dung tiếp theo.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

Cách hoạt động của Static IP

Địa chỉ IP tĩnh là một địa chỉ IP mà không thay đổi theo thời gian và được cấu hình thủ công cho một thiết bị mạng cụ thể nên sẽ khác biệt so với địa chỉ IP động (Dynamic IP) được gán tự động bởi một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol).

Khi một thiết bị có địa chỉ IP tĩnh, nó sẽ giữ địa chỉ IP đó y nguyên mà không thay đổi khi khởi động lại hoặc kết nối lại với mạng. Điều này sẽ cực kì hữu ích trong một số trường hợp dưới đây:

  • Hosting dịch vụ: Nếu bạn muốn chạy một máy chủ web, máy chủ thư điện tử hoặc một dịch vụ trên mạng, việc có địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp người dùng truy cập dễ dàng và ổn định hơn.
  • Cấu hình mạng Internet: Một số hệ thống mạng yêu cầu các thiết bị có địa chỉ IP tĩnh để xác định và quản lý dễ dàng hơn, ví dụ như cấu hình chuyển mạch mạng, cấu hình bảo mật, và quản lý truy cập từ xa.
  • Ứng dụng đặc biệt: Một số ứng dụng sẽ yêu cầu địa chỉ IP tĩnh để hoạt động chính xác, chẳng hạn như các ứng dụng VPN (Virtual Private Network), ứng dụng VoIP (Voice over IP) hoặc các hệ thống giám sát từ xa.

Để có địa chỉ IP tĩnh, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn hoặc quản trị viên hệ thống mạng nơi bạn đang làm việc. Họ sẽ cấu hình thiết bị mạng của bạn để sử dụng địa chỉ IP tĩnh thay vì địa chỉ IP động. Quá trình này yêu cầu sự tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện cấu hình phù hợp.

Lưu ý rằng có thể có một khoản phí bổ sung hoặc yêu cầu đặc biệt từ nhà cung cấp dịch vụ để sử dụng địa chỉ IP tĩnh.

Ưu và nhược điểm điểm của IP tĩnh

Bạn nên tìm hiểu tác dụng và ưu nhược điểm của IP tĩnh trước khi sử dụng chúng cho địa chỉ website của mình:

Ưu điểm

Ip tĩnh mang đến rất nhiều ưu điểm, chúng thích hợp cho cá nhân, doanh nghiệp và sử dụng trong nhiều ứng dụng, lĩnh vực khác nhau:

  • Người dùng sẽ không cần cấp lại IP mới nên IP tĩnh sẽ giúp kết nối nhanh hơn. Khi sử dụng một vài thông tin đã được truy cập thì đường link đó sẽ load rất nhanh.
  • Các máy tính, máy fax, điện thoại sẽ thích hợp với IP Static. Những thiết bị này sẽ hoạt động ổn định hơn với IP tĩnh. Các hiện tượng gián đoạn khi kết nối sẽ ít gặp phải hơn. Các ứng dụng quan sát camera hay máy fax hỗ trợ tốt hơn khi dùng IP tĩnh.
  • Một số game dùng địa chỉ IP tĩnh chơi sẽ tốt hơn. Các game thủ nếu không bị chặn bởi IP Việt Nam thì thường dùng IP tĩnh để chơi game.
  • IP tĩnh hỗ trợ DNS tốt hơn cho các máy chủ được quản lý với DNS.
  • Các IP tĩnh sẽ giúp Server hosting hoạt động ổn định. Khách hàng sẽ nhanh chóng truy cập vào web của bạn dễ dàng hơn với các IP tĩnh này.
  • Với các chương trình truy cập từ xa, remote sẽ thuận tiện truy cập hơn khi dùng IP tĩnh.
  • Địa chỉ Static IP mang đến thông tin đáng tin cậy hơn. Nếu cần xác thực thông tin quốc tế nên chọn IP tĩnh.
  • Đặc biệt với các dịch vụ định vị địa lý thì IP tĩnh luôn được đánh giá cao và đáng tin cậy hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích thì Static IP vẫn có một số nhược điểm. Bạn nên cân nhắc có chấp nhận được các nhược điểm này khi sử dụng IP tĩnh hay không.

  • Cần phải cấu hình IP tĩnh hoàn toàn bằng phương thức thủ công. Bạn phải thiết lập đúng IP và router để giao tiếp với địa chỉ đó. Bất lợi này sẽ không có khi bạn dùng IP động. Với IP động bạn chỉ cần cắm router và các IP động sẽ tự kết nối.
  • Mức độ bảo mật của IP tĩnh không bằng IP động. Tin tặc dễ dàng tấn công vào IP tĩnh hơn vì các IP này không bao giờ thay đổi.
  • Các địa chỉ IP Static sẽ được tính chi phí cao hơn các IP động.
  • Một số công cụ mạng sẽ phát hiện ra bạn một cách dễ dàng khi bạn dùng IP tĩnh.

Một số người hiện nay tùy vào các thời điểm sử dụng để thay đổi cài đặt IP tĩnh hoặc IP động. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đặt IP tĩnh hoặc chuyển từ IP tĩnh sang IP động và ngược lại cho bạn ở những nội dung tiếp theo.

-> Xem thêm: Tìm hiểu ai giao thức Internet phổ biến IPv4 và IPv6

Hướng dẫn cách đặt IP tĩnh chi tiết

Hầu hết các máy tính sẽ để địa chỉ IP động. Trong một số trường hợp bạn cần cài đặt địa chỉ IP tĩnh hãy xem hướng dẫn bên dưới của chúng tôi. Cách cài đặt Static IP mà chúng tôi chia sẻ bên dưới sẽ dùng cho hệ điều hành của win 7 và 8.

  • Mở tính năng Network Connection trên máy tính. Hoặc trỏ vào biểu tượng Network và truy vấn vào Properties.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

  • Đến tính năng Properties và chọn “This connection uses the following items”
  • Chọn tiếp Internet Protocol Version 4 (TCP/Ipv4). Sau đó chọn tiếp Properties.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

  • Vào Use the following IP address để cài đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy tính. Hiển thị ở 3 ô đầu phải chọn các con số trùng với mạng nội bộ. Ô thứ 4 là địa chỉ IP của thiết bị bạn đang sử dụng.

Địa chỉ ip tĩnh là gì và động là gi

  • Vào Use the following DNS server addresses để tiến hành cài đặt đổi DNS. Xong chỉ cần nhấn Ok là hoàn tất quy trình cài đặt IP tĩnh.

Cách chuyển đổi IP tĩnh sang IP động

Từ IP tĩnh một số người lại cần chuyển về IP động. Quy trình thực hiện:

  1. Click vào biểu tượng Network ở bên trái màn hình và chọn Properties.
  2. Khi Network đã được mở lên bạn tiếp tục chọn Change adapter setting.
  3. Tiến hành chọn tiếp Wireless network connection. Khi chọn được Wireless network connection thì tiếp tục chọn Properties.
  4. Vào tính năng Local area connection để đổi địa chỉ IP.
  5. Chỉ cần click chuột 2 lần vào Internet protocol version 4 để thay đổi thành IP động.
  6. Sau đó Click vào Obtain an IP address automatically đồng nghĩa với bạn đã kích hoạt IP động. Quy trình chuyển đổi IP tĩnh sang IP động đã thành công.

IP động được đánh giá mang tính linh hoạt cao và dễ dàng quản lý. Số lượng kết nối thiết bị cũng không hạn chế bởi IP động. Quy trình chuyển đổi giữa IP tĩnh và IP động sẽ được thực hiện đơn giản khi bạn đã quen với những thao tác này.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào nên sử dụng IP tĩnh ?

IP tĩnh thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Cần truy cập từ xa vào một thiết bị trong mạng.
  • Cần chạy dịch vụ trên một địa chỉ IP cố định.
  • Yêu cầu an ninh cao và kiểm soát truy cập chặt chẽ.

Làm thế nào để có một địa chỉ Static IP ?

Để có một địa chỉ IP tĩnh, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn hoặc quản trị mạng của tổ chức và yêu cầu một địa chỉ IP tĩnh. ISP hoặc quản trị mạng sẽ cấp phát cho bạn một địa chỉ IP tĩnh và cấu hình router hoặc thiết bị mạng tương ứng.

Khái niệm IP tĩnh là gì, cách cài đặt IP tĩnh cũng như cách chuyển đổi giữa IP tĩnh và IP động trong bài viết trên hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu cần tư vấn nhiều hơn về IP Static và IP động vui lòng liên hệ đến Mona Media. Chúng tôi sẽ tùy vào mục đích sử dụng, quy mô của bạn là gì để tư vấn các hình thức sử dụng IP phù hợp nhất.

địa chỉ IP tĩnh và động là gì?

Địa chỉ IP tĩnh là địa chỉ có cấu hình thủ công và không thay đổi theo thời gian, khác với địa chỉ thông qua máy chủ DHCP. Loại IP này sẽ trái ngược hoàn toàn so với IP động (có thể thay đổi). IP tĩnh thường được dùng cho nhóm người hay doanh nghiệp để nhiều người có thể truy cập.

địa chỉ IP động là gì?

Địa chỉ IP động (hay còn gọi là IP Dynamic) có nghĩa là địa chỉ IP của máy tính có thể thay đổi. Nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thông thường chỉ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối sẽ được đổi thành các IP khác.

Tại sao cần IP tĩnh?

Địa chỉ IP tĩnh tăng tốc kết nối vì nó giúp người dùng không cần chờ việc cấp lại IP mới. Địa chỉ IP tĩnh tương tự như địa chỉ email hoặc địa chỉ nhà ở điểm không thay đổi, giúp dễ dàng giao tiếp và sử dụng. IP tĩnh lý tưởng cho môi trường nhiều máy fax công ty, máy tính và hệ thống quán game.

Khi nào cần dùng IP tĩnh?

Thông thường, địa chỉ IP tĩnh là tốt nhất cho các doanh nghiệp, nơi lưu trữ các trang web và dịch vụ internet của riêng họ. Địa chỉ IP tĩnh cũng hoạt động tốt khi bạn có nhân viên từ xa đăng nhập vào làm việc thông qua VPN. Địa chỉ IP động thường tốt cho hầu hết người tiêu dùng.