Địa đạo Củ Chi bao nhiêu hecta?

Đền Bến Dược là nơi mà những du khách trong nước cũng như quốc tế ghé đến để tượng niệm và dâng hương. Nơi đây đã làm nên hồn thiêng dân tộc, lgiúp nhắc nhớ về một thời kỳ kháng chiến lâu dài, gian truân.

Đền Bến Dược Củ Chi là nơi tưởng niệm công lao to lớn của các người chiến sĩ cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều đồng bào khác. Nơi đây được thiết kế như một quần thể kiến trúc hài hòa, vừa lưu trữ những ký ức, vừa truyền tải bản sắc dân tộc của nước ta. Đền tưởng niệm giúp bao con cháu ở thế hệ mai sau luôn khắc ghi và biết ơn những người đã ngã xuống cho một tương lai hòa bình, ấm no.  

Nếu bạn đang có kế hoạch ghé thăm đền Bến Dược, hãy cùng tìm hiểu 6 hạng mục không thể bỏ qua trong chuyến du lịch của mình qua bài viết này.

Mục Lục

Giới thiệu về Đền Bến Dược Củ Chi

✅ Địa chỉ Số 06, Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh✅ Năm xây dựng 19/5/1993✅ Diện tích 7 hecta✅ Giá vé 40.000/người✅ Thời gian mở cửa 7h – 17h

Ý nghĩa của Đền Bến Dược 

Đền Bến Dược Củ Chi là công trình lịch sử văn hóa được thành lập bởi Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được xây dựng nhằm tưởng nhớ công ơn của các đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đền Tưởng niệm liệt sỹ được khởi công từ ngày 19/5/1993 với diện tích quy hoạch lên đến 7 hecta và được xây dựng bên trong quần thể của địa đạo Củ Chi. 

Hình ảnh trang nghiêm của Đền Bến Dược Củ Chi

Đền Bến Dược huyện Củ Chi là nơi mà những du khách trong nước cũng như quốc tế ghé đến để tượng niệm và dâng hương. Nơi đây đã làm nên hồn thiêng dân tộc, lgiúp nhắc nhớ về một thời kỳ kháng chiến lâu dài, gian truân. Đền tưởng niệm nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km nên đây sẽ là địa điểm không thể bỏ qua mỗi khi đến du lịch Sài Gòn.

Đền Bến Dược ở đâu?

  • Đền Bến Dược tọa lạc tại số 06, Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 7h – 17h tất cả các ngày trong tuần
  • Giá vé tham quan: 40.000/người

Xem Thêm: Top 10 Bãi Biển Gần Sài Gòn Không Thể Bỏ Qua Vào Cuối Tuần

6 hạng mục quan trọng tại Đền Bến Dược Củ Chi 

Cổng tam quan 

Khi bước vào khu vực Đền Bến Dược huyện Củ Chi hình ảnh gây ấn tượng nhất cho du khách chính là những hàng cột tròn được lớp ngói âm dương và chạm trổ rất đẹp mắt. Nơi đây được gọi là cổng tam quan và là một trong những hạng mục quan trọng tại đền. 

Hình ảnh cổng đền tam quan

Tại giữa cổng sẽ là biển đề Đền Bến Dược và những câu đối mang ý nghĩa to lớn của nhà thơ Bảo Định Giang:

“Trải tấm lòng son vì đất nước

Đem dòng máu đỏ giữ quê hương

Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,

Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm”

Nhà văn bia

Một ngôi nhà vuông được lớp ngói với hai mái nằm bên trong khu vực đền  là nhà văn bia. Ngôi nhà được chạm khắc một tấm bia cao 3m, ngang 1.7m, và nặng đến hơn 3.5 tấn. Tấm bia được làm bằng khối đá nặng 18 tấn lấy từ khu vực Ngũ Hành Sơn [Đà Nẵng] và trau chuốt đẽo gọt tỉ mỉ bởi những nghệ nhân hàng đầu. 

Nơi đây là nơi thể hiện lòng tri ân và sự biết ơn sâu sắc đối với những chiến sĩ, đồng bào dân tộc ta

Bia đá còn được khắc ghi với bài văn có tựa đề Đời đời ghi nhớ của nhà thơ Viễn Phương. Đây chính là áng hùng văn bất hủ, linh thiêng, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc, vừa biểu đạt được tấm lòng nhân hậu của một thế hệ nhân dân. Nhà văn bia chính là nơi thể hiện được nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng sâu sắc không ngại gian khổ, hy sinh để làm nên trang sử Việt hào hùng của biết bao đồng bào nước ta. 

Đền chính

Tiếp bước vào khu đền chính sẽ là bàn thờ Tổ Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại xung quanh ngôi khu vực đền chính sẽ là tên của hàng chục ngàn các đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh vì sự tự do, độc lập của nước nhà. Với sự trang nghiêm và biết ơn sâu sắc, tên của họ đã được khắc mạ vàng một cách chỉn chu nhất. 

Khu vực đền chính là nơi rất linh thiêng và trang nghiêm

Mặc dù vẫn còn hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được biết tên và quê quán nhưng họ đã góp phần làm nên trang sử hào hùng của dân tộc. Du khách khi ghé thăm khu đền chính của Đền Bến Dược không khỏi xúc động và bồi hồi. Hành động thắp cho những chiến sĩ một nén hương của những du khách tham quan chính là thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc. 

Tháp

Hình ảnh ngọn tháp thể hiện sự vươn lên

Tại khu vực Đền Bến Dược Củ Chi có một ngọn tháp cao 9 tầng với tổng chiều cao lên đến 39m. Ngọn tháp chính là biểu tượng cho sự vươn lên không ngừng của dân tộc Việt Nam. Trên vách tháp, những nghệ nhân đã khéo léo lồng ghép những hoa văn, phù điêu nhằm thể hiện cuộc sống chiến đấu từ xưa của hàng ngàn nhân dân. Tầng cao nhất của tháp sẽ là khu vực giúp ta nhìn ngắm một phần của vùng căn cứ cách mạng một thời. 

Hoa viên

Đền được xây dựng và bao bọc bởi một mảng hoa viên xanh mướt và vô cùng ý nghĩa. Những loại cây quý nơi đây được các đồng chí lãnh đạo tự tay trồng và chăm sóc bởi nhiều nghệ nhân khác nhau. Ngoài ra, các ban ngành cũng gửi đến đây những loại cây kiểng đẹp và quý nhất. 

Đây chính là hình ảnh Hồn thiêng Đất nước

Đằng sau hoa viên chính là hình ảnh tượng trưng cho giọt nước mắt rơi xuống và đặt tên là Hồn thiêng Đất nước. Nơi đây tạo cảm giác cho người xem như một khối đài bông sen lớn mạnh sừng sững giữa đất trời và thường được nhớ đến với câu thơ: 

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Tầng hầm

Với 9 không gian khác nhau và mang một ý nghĩa đặc trưng, tầng hầm của Đền Bến Dược đã thể hiện trọn vẹn những sự kiện tiêu biểu cũng như sự kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam. Những sự kiện chiến tranh đã được tái hiện sinh động và đầy ý nghĩa với các bức tranh, ssa bàn, mô hình sân khấu hóa,…

Ngôi đền chính là nơi thể hiện sự biết ơn sâu sắc với thế hệ trước
  • Không gian thứ nhất: Giặc Pháp xâm lăng, quên mình giữ nước.
  • Không gian thứ hai: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định.
  • Không gian thứ ba: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định nổ phát súng đầu tiên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
  • Không gian thứ tư: Đỉnh cao ba mũi giáp công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • Không gian thứ năm: Chiến tranh du kích với Củ Chi đất thép thành đồng.
  • Không gian thứ sáu: Quân dân ta nổi dậy trong dịp Tết Mậu Thân.
  • Không gian thứ bảy: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.
  • Không gian thứ tám: Vì nghĩa lớn, lấy thân mình làm đuốc sống.
  • Không gian thứ chín: Miền Nam đi trước về sau, vì khát vọng hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.

Xem Thêm: Top 15+ Khu du lịch sinh thái gần Sài Gòn để nghỉ dưỡng cuối tuần

Lưu ý khi tham quan Đền Bến Dược Củ Chi

  • Du khách nên ưu tiên bận trang phục lịch sự, thoải mái. 
  • Không gây ồn ào khi vào những khu vực linh thiêng, trang nghiêm như khu đền chính,…
  • Du khách tuân thủ theo những quy định của Đền Bến Dược.
  • Địa chỉ của Đền Bến Dược là tại số 06, Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giá vé vào cổng sẽ là 40.000/người.
  • Giờ mở cửa của khu Đền Bến Dược là từ 7h – 17h tất cả các ngày trong tuần.

Sau chuyến tham quan Đền Bến Dược Củ Chi và trải nghiệm các hoạt động thú vị, chắc hẳn bạn đã có một kỷ niệm đáng nhớ. Điều đó càng khiến chúng ta thấy tự hào về di sản văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đền Bến Dược Củ Chi thật sự là một điểm đến đáng để bạn ghé thăm và khám phá những điều thú vị mà nó mang lại.

Hy vọng bài viết của 52Hz đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và lựa chọn được những hoạt động phù hợp cho chuyến du lịch của mình.

Nếu bạn là một người độc thân đam mê trekking và muốn kết nối với những người có cùng sở thích, hãy tham gia các tour trekking của 52Hz. Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, các tour sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm trekking tuyệt vời, giúp bạn chinh phục những điểm đẹp và tận hưởng đêm nhạc acoustic đầy ý nghĩa kết nối bạn mới. Hãy tham khảo các tour trekking của chúng tôi tại đây để có một chuyến đi đáng nhớ nhé!

[3/5]

Xuân Tiến

Tháng Mười 11, 2022

0

TOUR NỔI BẬT TẠI 52Hz

Tour Tà Năng Phan Dũng

Hành Trình: Xuyên qua ranh giới 3 tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận tổng chiều dài 35km

Nơi khởi hành: TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: 2 ngày 2 đêm

Độ khó: 7/10

12-05-2023

09-06-2023

23-06-2023

07-07-2023

28-07-2023

04-08-2023

Xem Tour

Tour Tà Đùng

Hành Trình: Đi qua các đảo, khám phá thảm thực vật của núi rừng với tổng chiều dài 14km

Nơi khởi hành: TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: 2 ngày 2 đêm

Độ khó: 5/10

12-05-2023

26-05-2023

09-06-2023

30-06-2023

07-07-2023

21-07-2023

04-08-2023

18-08-2023

Xem Tour

Xuân Tiến

Xuân Tiến tour guide kì cựu của 52Hz với hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề hướng dẫn viên du lịch, là người truyền và giữ “lửa” tinh thần cho cả đoàn tiến bước trong mỗi chuyến đi.

Đường hầm địa đạo có bao nhiêu tầng?

Đoạn đường hầm có chiều dài 120m với 2 tầng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó, tại đây, bạn còn thoải mái được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị địa phương – đây là những món ăn mà người dân thời xưa vẫn ăn dưới hầm địa đạo như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…

Củ Chi có bao nhiêu địa đạo?

Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm: - Địa đạo Bến Dược [căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định] tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.

Quy cách chuẩn của địa đạo là bao nhiêu?

Quy cách chuẩn được phổ biến của địa đạo là chiều rộng khoảng 9 tấc, chiều cao khoảng 1,1m.

Địa đạo Củ Chi được đào bằng gì?

Đến năm 1965, Địa đạo Củ Chi đã có khoảng 200km địa đạo được đào và 500km chiến hào giao thông xung quanh. Địa đạo được đào ở vùng đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở, hệ thống địa đạo có thể chịu được sức công phá của các loại vũ khí hạng nặng.

Chủ Đề