Điểm chuẩn đại học vietnamnet năm 2022

Điểm chuẩn các trường thành viên ĐH Đà Nẵng năm 2021 được Báo Vietnamnet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.

Đại học Đà Nẵng [ĐHĐN] công bố điểm chuẩn vào các trường đại học thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc ĐHĐN theo phương thức xét kết quả kỳ thi THPT năm 2021 như sau:

Điểm chuẩn các trường thành viên ĐH Đà Nẵng năm 2021

ĐH Đà Nẵng lưu ý thí sinh trúng tuyển phải đủ các điều kiện sau: Tốt nghiệp THPT; Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo đề án tuyển sinh; Có Điểm xét tuyển đạt Điểm trúng tuyển vào ngành, chuyên ngành công bố.

Điều kiện phụ chỉ áp dụng đối với các thí sinh có Điểm xét tuyển bằng Điểm trúng tuyển ngành; TTNV là "Thứ tự nguyện vọng".

Đối với các ngành có độ lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp của Trường Đại học Ngoại ngữ, Điểm trúng tuyển công bố là điểm thấp nhất trong các tổ hợp vào ngành đó. 

 >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Cục Đào tạo, Bộ Công an vừa công bố điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2021 vào các trường công an nhân dân. Năm nay, có trường mức điểm chuẩn lên tới 29,99 điểm.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, thứ nhất, điểm chuẩn tăng là do số lượng thí sinh tăng mạnh, từ 900.000 lên 1.020.000 thí sinh [tăng hơn 11% so với năm ngoái].

Đặc biệt, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học cao đẳng cũng tăng 24% so với 2020 – một phần nguyên nhân là do các em không thể đi du học hoặc xu hướng chọn học đại học tăng lên. Điều này làm cho điểm chuẩn của một số trường tăng vọt.

Trong khi điểm chuẩn của các trường tốp trên có tăng nhưng không đáng kể, số thí sinh còn lại sẽ tập trung vào các trường, ngành tốp giữa. Theo ông Sơn, điều đó đã dẫn tới hiện tượng điểm chuẩn ở các trường, nhóm ngành tốp giữa bứt phá mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Nguyên nhân thứ hai khiến điểm chuẩn tăng mạnh, theo Thứ trưởng, là do tác động của xu hướng chọn ngành. Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, những ngành, nhóm ngành tăng nhiều [từ 5 điểm trở lên] thuộc về khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ [với 70 mã ngành tăng]; sau đó đến nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên [với 64 mã ngành tăng].

Hai nhóm ngành này đã chiếm một nửa số ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm ngoái. Xếp sau đó là các ngành Kinh doanh & Quản lý, Khoa học xã hội & nhân văn, Pháp luật,…

“Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên chiếm 8%, trong đó tăng từ 9 - 11 điểm có khoảng 30 ngành, chưa tới 1%. Số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% [trong 3.259 mã ngành]. Xu hướng chọn khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ và Đào tạo giáo viên là một tín hiệu đáng mừng cho hệ thống”, ông Sơn nói.

Nguyên nhân thứ 3, theo ông Sơn, đến từ kết quả bài thi môn tiếng Anh có phần cải thiện so với năm 2020, từ đó góp phần làm tăng điểm chuẩn. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, việc điểm tiếng Anh tăng là “một tín hiệu đáng mừng”.

Ngoài ra, số thí sinh đạt tổng điểm từ 27 trở lên [ở tất cả tổ hợp] chiếm 4,7% “cũng là điều hết sức bình thường”.

Thí sinh vẫn còn cơ hội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, chuyện nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng chưa trúng tuyển đợt 1 là một điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên, đó không phải dấu chấm hết do các trường vẫn còn nhiều hình thức xét tuyển; thí sinh vẫn còn cơ hội để trúng tuyển theo những phương thức xét tuyển khác.

“Việc xét tuyển đại học là một câu chuyện cạnh tranh. Khi Bộ GD-ĐT đã đưa ra mô hình để thí sinh có thể xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, cơ hội hoàn toàn nằm trong tay thí sinh”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, năm 2021, trong hoàn cảnh dịch bệnh, một số trường dù đã xây dựng những phương án xét tuyển khác nhau bằng kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi kiểm tra tư duy, nhưng cuối cùng vẫn không thể tổ chức được.

Trong điều kiện những năm tới, Bộ GD-ĐT sẽ có những phương án để các trường đại học được tăng quyền tự chủ, có thể phối hợp với nhau để đưa ra những phương thức tuyển sinh bổ sung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

"Điều này nhằm đảm bảo việc tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng nhưng vẫn đánh giá tốt năng lực của thí sinh, giúp các em không phải dự thi nhiều lần mà các trường vẫn có thể vẫn chọn được thí sinh phù hợp với các ngành đào tạo của trường mình”, Thứ trưởng Sơn nói.

Thúy Nga

Thống kê tỷ lệ điểm giỏi [8-10 điểm] ở các môn, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ. Nếu không tỉnh táo, 30 điểm vẫn trượt đại học là điều giải thích được”.

Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của các trường đại học trong năm nay, nhiều thí sinh đành phải ngậm ngùi tiếc nuối vì không thể đỗ vào ngành học mình yêu thích, dù mức điểm đạt được cao hơn nhiều so với điểm chuẩn của năm ngoái.

Nếu năm 2020, điểm chuẩn đại học ‘bùng nổ’ khiến nhiều thí sinh ngỡ ngàng thì năm nay, điểm chuẩn nhiều ngành tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Có những ngành mà điểm chuẩn đã tăng 9 - 11 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không hiếm.

Đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc với sự nhẹ nhõm của hàng triệu gia đình, không chỉ vì đã “nuôi con thành công” qua 12 năm học, mà còn vì an toàn đi qua bóng ma đe dọa của Covid-19.

Có thể thấy, phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức tuyển sinh. Hầu hết các trường vẫn sử dụng phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực,…Tuy nhiên, tỷ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp giảm mạnh

Thay vì dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như những năm trước, năm nay, các trường đồng loạt giảm chỉ còn từ 50% chỉ tiêu trở xuống cho phương thức này. Thậm chí, ở một số trường top, số lượng chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức đã giảm xuống còn 10 – 20%, thấp nhất từ trước đến nay.

>>> Lạm phát điểm chuẩn đại học: Nhiều bất cập từ xét điểm thi tốt nghiệp

Có thể kể tới như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chỉ tiêu dành cho phương thức này là 10 – 15% trong tổng số 6.100 chỉ tiêu dành cho các ngành đào tạo của trường. Hay Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến cũng chỉ tuyển 10 – 20% chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp cho một số chương trình đào tạo. Thậm chí, trường này còn đưa ra thêm điều kiện đảm bảo chất lượng là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên].

Tương tự, ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM], phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp chỉ chiếm 15 - 50% chỉ tiêu theo ngành/ nhóm ngành. Trường ĐH Giao thông Vận tải trong năm 2022 cũng giảm khoảng 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT so với năm 2021.

Nhiều trường đồng loạt giảm chỉ tiêu còn từ 50% trở xuống cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Thay vào đó, chỉ tiêu tuyển sinh cho các phương thức xét tuyển khác tăng lên.

Bài thi đánh giá năng lực lên ngôi?

Có những trường dành phần lớn chỉ tiêu từ kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM hay xét tuyển từ điểm bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Hiện có khoảng gần 50 trường dự kiến sẽ sử dụng kết quả kỳ thi riêng của ba trường này để bổ sung vào phương thức xét tuyển.

Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chỉ tiêu của phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy được nhà trường tăng lên tới 60 - 70%. Trường ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng tăng chỉ tiêu của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM lên 40 - 60% tổng chỉ tiêu của trường.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng dành 40 - 70% chỉ tiêu xét tuyển của trường dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và 5 – 10 % chỉ tiêu dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tương tự, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng dự kiến dành 35 – 50% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và 3 – 10% chỉ tiêu dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Chứng chỉ quốc tế [IELTS, SAT, ACT, A-Level...] được chuộng

Cũng giống như hai mùa tuyển sinh trước, năm nay, nhiều trường tiếp tục phương thức xét tuyển đại học có sử dụng chứng chỉ quốc tế. Một số phương thức xét tuyển dùng chứng chỉ quốc tế được các trường áp dụng như: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập hoặc chứng chỉ năng lực quốc tế [SAT, ACT, A-Level]; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ với điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia.

>>> Tuyển sinh đại học: IELTS sẽ được chuộng hơn điểm 10?

Một số trường thậm chí dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp có chứng chỉ quốc tế. Ví dụ như Trường ĐH Thương mại dành khoảng 40% cho phương thức xét tuyển này trong tổng số 4.150 chỉ tiêu tuyển sinh của trường; hay Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ dành 25 – 35% chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS;…

Cũng trong năm 2022, một số trường đã bổ sung thêm một số phương thức mới phù hợp với tinh thần tự chủ đại học và đảm bảo công bằng cho các nhóm đối tượng. Có thể kể tới như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Trường này dự kiến sẽ bổ sung phương thức tuyển sinh kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh, bao gồm: năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn. Dự kiến phương thức này sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022.

Trường ĐH Công nghệ Thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] xét tuyển thẳng dành cho tài năng thể thao. Theo đó, trường xét tuyển thẳng thí sinh đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á [ASIAD], Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á [SEA Games], Cúp Đông Nam Á,...

Trước đó, khi công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học năm 2022, Bộ GD-ĐT đã đưa ra khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường/ nhóm trường đại học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu.

Thúy Nga

Năm 2022, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh thêm một ngành học mới và cũng thêm phương thức xét tuyển đại học.

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2022. Theo đó, trường giữ 6 phương thức ổn định như năm 2021 và bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Bộ GD-ĐT vừa thông báo phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022. 

Video liên quan

Chủ Đề