Diễn viên Lê Khanh bao nhiêu tuổi

NSND Lê Khanh sinh năm 1963 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Chị là con của hai nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng là NSND Trần Tiến và NSƯT Lê Mai.

Bản thân NSND Lê Khanh từ nhỏ đã nổi tiếng với tài năng diễn xuất. Nữ nghệ sĩ bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật từ năm 1970 đến nay. Lê Khanh cũng là 1 trong số hiếm hoi những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND khi chưa đủ tuổi.

Có sự nghiệp rực rỡ, NSND Lê Khanh cũng được nhiều người ngưỡng mộ với cuộc sống riêng hạnh phúc bên chồng là nhà quay phim Việt Thanh.

Năm 1979, bộ phim Săn bắt cướp ra mắt khán giả, đây cũng là "ông mai bà mối" giúp Lê Khanh bén duyên với chồng. Nữ diễn viên vào vai cô nữ tu Băng Thanh, đẹp kiều diễm khiến bao người mê đắm.

Thời điểm đó, Lê Khanh đã nổi tiếng cả nước cả về tài lẫn sắc còn Việt Thanh là quay phim của đoàn. Anh chăm chút cho hình ảnh cô nữ tu đến mức bắt anh em tổ họa sĩ phải tưới ướt cả cây cầu nơi nhân vật của Lê Khanh sẽ đi qua chỉ để bóng nước hắt sáng lên, sẽ làm nhan sắc của "cô nữ tu" rực rỡ hơn.

Cũng chính vì quá trình làm việc đầy ăn ý trong bộ phim Săn bắt cướp, Lê Khanh và Việt Thanh đã cảm mến lẫn nhau. Khi hoàn thành tiền kỳ bộ phim, trở về Sài Gòn, Việt Thanh mời Lê Khanh đi chơi, họ có nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tìm hiểu nhau.

Nhưng đến khi tàn cuộc hẹn, Việt Thanh đưa Lê Khanh về, nữ nghệ sĩ khi đó lại chào anh bằng 2 từ "vĩnh biệt". Sau khi nhận được sự tư vấn của người thân, Việt Thanh mới theo đuổi Lê Khanh, dù khi đó anh đã có bến đỗ và 1 cô con gái.

Trong cuộc hẹn thứ 2, cặp đôi mới dám nắm tay nhau và những ngày tháng xa cách sau đó, họ viết thư tình để bày tỏ. Vài năm sau, cặp đôi mới tái ngộ khi quay phim Dòng sông hoa trắng.Lúc này, tình cảm của cặp đôi khá nồng nhiệt. NSND Trà Giang đã kéo Việt Thanh ra và dặn dò: "Mày cẩn thận, nó là đứa ngoan lắm đấy. Sống có trách nhiệm tí chớ?" - nguồn Tiền Phong.

Nhưng chuyện tình cảm của Lê Khanh và Việt Thanh cứ thế mặn nồng theo thời gian. Khi quay xong đại cảnh phim Dòng sông hoa trắng, Việt Thanh đã chủ động hôn Lê Khanh. Nụ hôn này khiến nữ nghệ sĩ bối rối thốt lên: "Bây giờ, em phải sống thế nào đây?".

Tổ ấm hạnh phúc của Lê Khanh và Việt Thanh

U60 vẫn gọi nhau là "người yêu"

Nhưng tình yêu của Lê Khanh và Việt Thanh không kết thúc ở những lần "đầu mày cuối mắt", tranh thủ nắm tay, hôn vội. Để đoạn tuyệt với quá khứ và chắc chắn về tình cảm của nhau, cặp đôi đã quyết định ngừng liên hệ trong vòng 1 năm.

Sau đúng 1 năm, Việt Thanh và Lê Khanh dọn về sống chung với nhau trong căn nhà mua lại của bố mẹ nữ nghệ sĩ. Chia sẻ về quyết định kết hôn với Việt Thanh, NSND Lê Khanh từng hài hước bảo: "Nữ tu sĩ đã "phá giới" để theo chàng quay phim về cõi thực xây dựng tổ ấm".

Cặp đôi song hành cả trong cuộc sống và sự nghiệp kể từ đó tới nay đã hơn 20 năm. Họ có với nhau 2 con đủ nếp, đủ tẻ nhưng ở tuổi U60, NSND Lê Khanh vẫn chưa một lần khoác váy cưới.

Chia sẻ trong chương trình Chị em chúng mình, khi nghe 2 nghệ sĩ khách mời là Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn tiết lộ họ chỉ muốn bên nhau chứ chưa muốn làm lễ cưới, Lê Khanh thích thú bày tỏ sự đồng cảm.

Chị nói: "Tôi và ông xã có một tờ giấy chứng hôn để các con có giấy khai sinh cho đàng hoàng nhưng đến giờ vẫn chưa có một lễ cưới nào diễn ra. Nhiều năm qua, chúng tôi vẫn dành cho nhau những lời nhắn tình cảm: "Người yêu đi ngủ chưa?'', ''Hôm nay thế nào?''.

Chuyện tình cảm của 2 người quan trọng nhất vẫn là sự trải nghiệm dành cho nhau. Tôi và ông xã luôn cố gắng giữ gìn tình yêu thương như những ngày còn trẻ".

Trong mắt NSND Lê Khanh, nhà quay phim Việt Thanh là người chồng, người cha chu đáo, lãng mạn, yêu thương vợ con từ những điều bình dị nhất. Còn với Việt Thanh, anh luôn thích thú kể về Lê Khanh và tình yêu của họ bằng sự hào hứng, nâng niu.

Chia sẻ trên Đẹp, Việt Thanh tỏ ra vô cùng tự hào về bà xã: " Khanh là người nội trợ, nấu ăn rất ngon. Một trong những việc Lê Khanh giữ chân tôi được ở nhà trong những ngày đẹp trời và xấu trời là bởi những bữa ăn cực kỳ ngon. Và Khanh là người được bạn bè tôi rất quý".

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu?

NSND Lê Khanh [sinh ngày 14 tháng 7 năm 1963 tại Hà Nội], tên thật là Trần Mai Khanh, được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ kịch nói và đạo diễn nổi tiếng.

Lê Khanh là một diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam, bà là trường hợp hiếm hoi được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân trước tuổi. Bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật từ năm 1970 cho đến nay, chị đã tham gia diễn xuất trong nhiều hoạt động sân khấu điện ảnh lẫn truyền hình và là một trong những diễn viên lâu năm được nhiều sự yêu mến. Gần đây bà còn thử sức trong lĩnh vực hài kịch và người mẫu.

Bạn đang xem: Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu? Tiểu sử của nghệ sĩ Lê Khanh

Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu?

Tiểu sử của nghệ sĩ Lê Khanh

Lê Khanh tên thật là Trần Mai Khanh, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1963 tại Hà Nội]. Bà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống 4 đời làm nghệ thuật và có lối sống cùng văn hóa đậm nét Hà Nội.

NSND Lê Khanh xuất thân trong một gia đình dòng dõi nghệ thuật bề thế tại Hà Nội. Cha chị là NSND Trần Tiến, người có nhiều vai diễn để đời như: Nghêu trong “Nghêu sò ốc hến”, Nguyễn Trãi trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, Đế Thích trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Mẹ là nghệ sĩ ưu tú Lê Mai, bà là con gái của nhà thơ, nhà viết kịch Lê Đại Thanh và diễn viên Đinh Ngọc Anh. Lê Khanh là cháu của NSUT Lê Chức – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Chị gái của Lê Khanh nghệ sĩ kịch nói Lê Vân và Lê Vi một nghệ sĩ múa.

NSND Lê Khanh kết hôn với đạo diễn, nhà quay phim Phạm Việt Thanh. Gia đình của chị luôn giữ được hạnh phúc. Bà cũng từng là Phó Giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Tuổi Trẻ.

Có thể nói, Lê Khanh là người may mắn khi nhận được sự ủng hộ của gia đình ngay từ lúc “chạm ngõ” nghệ thuật. Sự ủng hộ của bố mẹ khiến Lê Khanh cảm thấy mình được tôn trọng. “Làm nghề này phải thảnh thơi, hồn nhiên, bay bổng và phải vô tư thì mới quên mình ngoài đời thường để hóa thân vào nhân vật. Chứ ngồi diễn ở đây mà đầu óc còn mông lung, áy náy, day dứt đủ thứ ở sau lưng thì không làm được. Chỉ cần trong nhà bố mẹ không đồng ý thì liệu bạn có thảnh thơi đầu óc để làm nghề không? Cả gia đình tôi, nhiều thế hệ chỉ làm nghệ thuật, và tôi có được may mắn thứ nhất là được cả nhà ủng hộ. Tiếp đến là lấy chồng cùng nghề và cũng được chồng ủng hộ tuyệt đối. May mắn thứ ba là mọi cơ hội cứ tự đến, chứ tôi không phải đi tìm”.

Lê Khanh thuộc thế hệ diễn viên khóa 1 của Nhà hát Tuổi Trẻ. Không ngoa khi nói, chị là diễn viên sân khấu đẳng cấp nhất trong số các diễn viên đẳng cấp. Bà từng chia sẻ rằng bà được đóng kịch từ khi còn nằm trong bụng mẹ – NSƯT Lê Mai. Những vai diễn và những trải nghiệm sân khấu của mẹ đã giúp chị hình thành nên thế giới quan nghệ thuật từ rất sớm. Đến năm 7 tuổi, chị được đóng vai đầu tiên.

Bà từng tốt nghệp trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1982, các học sinh khóa I khi ấy đều đã trở thành những diễn viên rất có kinh nghiệm. Con đường nghệ thuật của bà đặc biệt nhất là luôn có những đặc cách. Khi tốt nghiệp, nhờ kết quả học tập quá tốt và những cống hiến quá nhiệt tình khi vừa học vừa làm, bà được đặc cách không phải qua thời gian thực tập mà được ghi tên luôn vào biên chế Nhà hát. Sau đấy, bà cũng được đặc cách phong NSƯT trước niên hạn, dù không đủ huy chương.

Lê Khanh từng là giảng viên tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội

Tiểu sử của nghệ sĩ Lê Khanh

Sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Khanh

Bước chân vào nghệ thuật từ năm 1970, nữ nghệ sĩ đã có nhiều vai diễn để đời trên sân khấu như Lý Chiêu Hoàng trong vở “Rừng trúc”, Đan Thiềm trong vở “Vũ Như Tô”, Thúy trong “Bến bờ xa lắc”, Juliet trong vở “Romeo và Juliet”, quận chúa Minfo trong” Âm mưu và tình yêu”…

NSND Lê Khanh kể: “Thực ra, tôi biết đến nghề diễn lần đầu tiên năm tôi lên 8 tuổi. Đó là một bộ phim nửa truyền hình nửa sân khấu. Nói là nửa nọ nửa kia vì nó được diễn trực tiếp trên sân khấu 58 Quán Sứ nhưng ngoại cảnh lại được quay tại bãi tre Sông Hồng. Nghe có vẻ phức tạp, song có một dấu ấn đó là một thời khắc cuối cùng của công nghệ truyền hình thủ công. Đó là một vai diễn duy nhất tôi diễn cùng với bố tôi, NSND Trần Tiến cho đến tận bây giờ. Bố tôi đóng vai ông và tôi vào vai cháu.

Một năm sau, khi lên 9 tuổi thì bà vào vai bé Bu-Mi phim “Hai bà mẹ” [Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, một bộ phim nói về tình hữu nghị Việt Lào]. Bộ phim đã làm bước đệm cho bà thấy rằng, nghệ thuật là một điều gì đó thực sự quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp của bà.

Lúc 15 tuổi rưỡi, Lê Khanh nhận được vai chính đầu tiên – cô thanh niên xung phong Tuất trong bộ phim “Từ một cánh rừng” của nữ đạo diễn Đức Hoàn vào năm 1978. Chị đón tuổi 16 tại Khe Sanh, nơi được chọn làm bối cảnh chính. 6 tháng sau, phim kết thúc, Lê Khanh trở về Nhà hát Tuổi trẻ chấp hành nghiêm chỉnh quy định cơ quan đề ra: Không lấy chồng, không sinh con, không làm điện ảnh trong vòng 10 năm để bắt đầu hành trình mà chị gọi vui là “tu luyện sân khấu”. Lê Khanh bảo, sở dĩ nhà hát quy định “gắt gao” như vậy là để diễn viên định hình một phong cách sân khấu chuyên nghiệp, tránh tình trạng “đóng phim thì như diễn kịch mà diễn kịch lại như đóng phim”. Vậy là, dù điện ảnh tìm đến trước nhưng Lê Khanh quyết định chọn sân khấu làm nghề chính, vì thế mà chị không lăn tăn, chú tâm tuyệt đối vào sân khấu suốt 10 năm.

Sau khi hoàn thành “khóa tu sân khấu”, Lê Khanh bắt đầu “bù đắp” cho nghệ thuật thứ bảy. Đây chính là giai đoạn chị tỏa sáng trên màn ảnh với hàng loạt vai nữ chính, ở cả dòng phim chính luận, chiến tranh cách mạng và phim thị trường như: Tu sĩ Băng Thanh trong “Săn bắt cướp”, chiến sĩ biệt động Điệp trong “Dòng sông hoa trắng”, Thùy trong “Anh ấy không cô đơn”, Lan trong “Chuyện tình bên dòng sông”, Thoa trong “Bản tình ca cuối cùng”, Kiều Loan trong “Chiếc mặt nạ da người”… Trở lại với điện ảnh, với gương mặt “đậm chất xi nê”, biểu hiện tinh tế và giàu cảm xúc, Lê Khanh nhanh chóng trở thành gương mặt điện ảnh quen thuộc, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người xem. Trung bình mỗi năm chị đóng 2 phim. Lê Khanh tiết lộ, do “đóng đô” ở thành phố Hồ Chí Minh nên chị đã mua luôn một căn nhà “ở trỏng” để tiện làm nghề.

Sau này, Lê Khanh trở lại với sân khấu và thể nghiệm những phong cách khác nhau, trong đó có hài kịch và liên tục gây bất ngờ với những lần xuất hiện mới mẻ, ấn tượng. “Có một số người ngại thất bại nên không dám thử, riêng với nghệ thuật thì tôi có thể khẳng định là mình rất táo bạo” – Lê Khanh chia sẻ. Thế là, từ sân khấu, đình đám với những vai quận chúa, công nương; từ điện ảnh, nổi tiếng với hàng loạt phim ăn khách, Lê Khanh “nhảy” sang đọc thơ với dàn nhạc giao hưởng, diễn kịch đương đại, kịch hình thể, kịch ước lệ, đi nước ngoài diễn giao lưu… Cứ thế, Lê Khanh mạnh dạn xông vào những vùng đất mới, tìm tòi cái mới để làm mới mình. “Tôi tự đưa mình vào thế khó kinh khủng, tới mức có nhiều khi sợ bị tai biến vì áp lực không được thất bại. Tôi cho rằng ra quốc tế thì không được phép thua kém. May mắn thay, cuối cùng đều thoát hiểm một cách ngoạn mục” – chị thổ lộ.

Cho đến bây giờ, có thể nói rằng con đường nghệ thuật của Lê Khanh khá thuận lợi. Cũng đúng thôi, bởi đóng phim hay diễn kịch thì chị đều yêu cầu bản thân phải làm tốt, và cũng nhờ thế mà chị trở thành người nổi tiếng. Nhưng Lê Khanh lại bảo, thực ra chẳng có gì xuôi tuồn tuột, bởi cái khó là ở tự thân người nghệ sĩ hằng ngày phải vượt qua thử thách, mỗi một lần vào vai đều phải tạo ra sự mới mẻ. “Áp lực nhiều khi do mình tự tạo ra. Có người hỏi tôi có chiêu thức nào để vượt qua những thử thách mới, tôi nghĩ câu trả lời nằm ở chỗ mình biết cân bằng cuộc sống hay không. Không thể cái gì mình cũng có được cùng một lúc”.

Sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Khanh

Có sự nghiệp gắn liền với hàng trăm vai diễn sân khấu khác nhau cùng nhiều phim điện ảnh, truyền hình. Cô có thể hóa thân và khắc họa thành công tính cách của các nhân vật từ hiện đại nhất tới cổ điển nhất, từ những vai diễn ăn mày rách nát tới nhiều vai chính kinh điển.

Nữ nghệ sĩ được mọi người ví như một “biểu tượng sống” trong làng kịch của Việt Nam. Khả năng diễn xuất và tài năng làm đạo diễn không chỉ giúp cho sân khấu kịch ngày càng phát triển mà còn đem đến cho khán giả những cái nhìn sâu sắc hơn về mọi mặt trong đời sống.

Ngoài chính kịch, diễn viên Lê Khanh còn lấn sân sang làm hài kịch với vai diễn ấn tượng trong “Đời cười” năm 1999. Bằng lối diễn xuất chuyên nghiệp và có duyên đã có thể lấy được tiếng cười từ phía khán giả, giúp họ cảm thấy sảng khoái, hồn nhiên trong tâm hồn. Bà từng tham gia sân khấu Idecaf của nghệ sĩ Thành Lộc suốt 6 tháng liền vở Âm mưu và tình yêu. Hồi đó bà, Thành Lộc, Hữu Châu, Minh Trí cứ ao ước được diễn cùng nhau, thế là rình cơ hội đóng với nhau trong vở bi kịch cổ điển này.

Trong lĩnh vực truyền hình, NSND Lê Khanh là một trong những diễn viên lâu năm nhận được nhiều sự yêu mến qua các vai diễn như nữ tu sĩ Băng Thanh trong “Săn bắt cướp”, Lan trong “Chuyện tình bên dòng sông”, Thoa trong “Bản tình ca cuối cùng”, Hoàng Điệp trong “Dòng sông hoa trắng”… Đặc biệt, sau khi tham gia phim “Săn bắt cướp” Lê Khanh còn “săn bắt” luôn được trái tim của đạo diễn, nhà quay phim – NSƯT Phạm Việt Thanh [trước đó, đạo diễn này đã từng kết hôn và có 1 con gái riêng].

Nếu nói về sự cống hiến cho nghệ thuật thì không thể không kể đến những bộ phim điện ảnh đã góp phần đưa tên tuổi lên một tầm cao mới. Một trong những bộ phim để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả là phim “Người Hà Nội” của đạo diễn Hoàng Tích Chỉ. Trong vai nhân vật Thảo đã phần nào xây dựng và truyền tải thành công hình tượng của một người phụ nữ Hà thành với những nét tính cách tiêu biểu, đặc trưng.

Năm 2001, Lê Khanh được phong danh hiệu NSND khi mới bước sang tuổi 38. Và tính tới thời điểm này, nữ nghệ sĩ là diễn viên sân khấu trẻ tuổi nhất được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Năm 2008, sau khi tham gia phim “Con đường sáng” NSND Lê Khanh bắt đầu vắng bóng trên màn ảnh. Thời gian sau, NSND Lê Khanh chuyên tâm đảm đương nhiều vai trò như công việc giảng dạy, làm đạo diễn và quản lý trong vai trò Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội. Mới đây, sau một thời gian khá dài vắng bóng trên phim truyền hình Việt, NSND Lê Khanh đã tái xuất trên màn ảnh nhỏ cùng một loạt các nghệ sĩ nổi tiếng trong dự án phim Việt dựa theo kịch bản của Mỹ – “Mẹ ơi, bố đâu rồi”.

NSND Lê Khanh tạm ngừng diễn xuất sau 40 năm để thực hiện ước mơ giảng dạy. Diễn viên “Mùa hè chiều thẳng đứng” mong muốn tạo ra thế hệ diễn viên trẻ đủ thực lực để theo đuổi con đường điện ảnh. Ngoài là mộit diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ kịch nói thì Lê Khanh còn là một đạo diễn sân khấu tài ba, bà từng đạo diễn các vở như “Nhà ôsin”, “Tất cả đều là con tôi”, “Lời thề thứ 9″… hay vở hài kịch ngắn như “Thị Hến”…

Gần đây, sau một thời gian khá dài vắng bóng trên phim truyền hình Việt, NSND Lê Khanh đã tái xuất trên màn ảnh nhỏ cùng một loạt các nghệ sĩ nổi tiếng trong dự án phim Việt dựa theo kịch bản của Mỹ – “Mẹ ơi, bố đâu rồi”. NSND Lê Khanh cho biết, lí do chị nhận lời tham gia bộ phim “Mẹ ơi, bố đâu rồi?” lần này là vì bây giờ mới có thời gian vì chị mới nghỉ hưu tại Nhà hát Tuổi trẻ sau suốt quãng thời gian dài làm nghề và gắn bó với sân khấu. Đồng thời, nữ nghệ sĩ chia sẻ thêm rằng chị quyết định quay lại với phim truyền hình là bởi kịch bản phim lần này rất hấp dẫn và nhiều ý nghĩa đối với chị.

Trở lại màn ảnh rộng sau 20 năm vắng bóng, NSND Lê Khanh liên tục xuất hiện trong các dự án phim điện ảnh lớn và gặt hái thành công mới ở độ tuổi U60. Năm 2021, nữ nghệ sĩ nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 22 với vai diễn Lý Lệ Hà trong Gái già lắm chiêu V. Nữ NSND còn sẵn sàng chấp nhận cắt bỏ mái tóc dài mà cô đã nuôi suốt 20 năm để có thể hóa thân thành nhân vật “Lý Lệ Hà” đầy sắc sảo trong phim “Gái già lắm chiêu V”. Không còn hình ảnh tiểu thư đài các, khuôn thước vốn có, cô đã xuất sắc lột xác thành một người đàn bà hào nhoáng, quyền lực.

Năm 2022, NSND Lê Khanh còn vinh dự được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch trao tặng giải thưởng “Diễn viên điện ảnh của năm”.

Sau 40 năm, khi đã đủ kinh nghiệm để tự tin nói rằng “Tôi là diễn viên điện ảnh thực thụ”, NSND Lê Khanh thực hiện tâm huyết giảng dạy, tìm kiếm và đào tạo lứa diễn viên mới cho điện ảnh. Cô mời những diễn viên có kinh nghiệm diễn xuất, đào tạo như NSƯT Thành Lộc, NSND Hồng Vân cùng các diễn viên nổi tiếng như Ninh Dương Lan Ngọc, Kaity Nguyễn… để giảng dạy thế hệ diễn viên trẻ.

Gia đình của nghệ sĩ Lê Khanh

Lê Khanh là con của hai nghệ sĩ kịch nói NSND Trần Tiến và NSƯT Lê Mai, là em của NSƯT Lê Vân, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ múa, và là chị của NSƯT Lê Vi, nghệ sĩ múa.

Gia đình của nghệ sĩ Lê Khanh

Chồng chị là đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Việt Thanh. Trước khi kết hôn với Lê Khanh, Phạm Việt Thanh đã từng kết hôn và có một con gái riêng. Phạm Việt Thanh và Lê Khanh có chung với nhau hai con, con gái sinh năm 1995, con trai sinh năm 1997.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu. Mọi thông tin trong bài viết Nghệ sĩ Lê Khanh sinh năm bao nhiêu? Tiểu sử của nghệ sĩ Lê Khanh đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Chủ Đề