Điều kiện cổ điển là sự học tập thu động

Điều kiện học tập [tiếng Anh: Conditions of Learning ] là thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng chúng có thể liên kết hoặc không liên kết.

Hình minh họa [Nguồn: emaze]

Điều kiện học tập

Khái niệm

Điều kiện học tập trong tiếng Anh tạm dịch là: Conditions of Learning.

Điều kiện chỉ ra rằng học tập dựa trên sự liên kết của các tác nhân kích thích [thông tin] và sự phản ánh [hành vi hoặc cảm xúc]. Điều kiện học tập có nghĩa là thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng chúng có thể liên kết hoặc không liên kết. 

Có hai lí thuyết điều kiện học tập: Lí thuyết điều kiện cổ điển và lí thuyết điều kiện hoạt động. 

a. Lí thuyết điều kiện cổ điển

Là tiến trình sử dụng sự thiết lập mối quan hệ giữa tác nhân kích thích và phản hồi để đem đến cho quá trình học tập một phản ứng tương tự đối với các tác nhân kích thích khác. 

Ví dụ: Chúng ta nghe một loại nhạc khá phổ biến [kích thích vô điều kiện] sẽ tạo ra cảm xúc tích cực [phản ứng vô điều kiện], nếu loại nhạc này được sử dụng trong chương trình quảng cáo một sản phẩm nào đó [kích thích có điều kiện] thì sản phẩm này sẽ tạo được hiệu ứng cảm xúc tích cực [phản ứng có điều kiện]. 

Lí thuyết này được sử dụng hầu hết trong trường hợp tình huống tác động thấp. Tuy nhiên, sau một số lượng đủ lớn các lần xem lướt hoặc quảng cáo sản phẩm với tác động thấp, sự liên kết sẽ được thiết lập. 

Điều này rất quan trọng để ghi nhớ rằng học tập cái gì là sự khái quát và nếu trong trường hợp sự phản hồi hiệu quả sẽ dẫn dắt tiến trình học tập về sản phẩm hoặc thử nghiệm sản phẩm.

Bảng 1: Sự phản hồi hiệu quả dẫn đến quá trình học tập

b. Lí thuyết điều kiện hoạt động

Lí thuyết này khác biệt với lí thuyết điều kiện cổ điển trong phương thức, vai trò và số lượng thời gian củng cố. Sự củng cố thực hiện vai trò lớn hơn trong lí thuyết điều kiện hoạt động so với lí thuyết điều kiện cổ điển. 

Điều quan trọng đầu tiên là chủ thể phải được gây ra sự ham muốn, sau đó hành vi sẽ được củng cố thêm. Trong lí thuyết điều kiện hoạt động thì sự thử nghiệm có trước sự ưa chuộng. Tiến trình khuyến khích các phản hồi dẫn dắt đến phản hồi cuối cùng là sự ham muốn được gọi là sự sắp đặt. 

Sự củng cố gia tăng sẽ gây ra hai điều: có được sự ưa chuộng thích thú trong hành vi như là việc mua hàng lần nữa hoặc sẽ có hiệu ứng ngược là việc từ chối mua hàng, điều này là rất quan trọng đối với nhà tiếp thị để họ có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp về mặt chất lượng.

Lí thuyết điều kiện hoạt động có sự ứng dụng rộng rãi đối với nhà tiếp thị. Các ứng dụng khác bao gồm: thư trực tiếp hoặc liên lạc cá nhân, giảm giá tại cửa hàng, cung cấp những đơn hàng đặc biệt… 

Lí thuyết điều kiện hoạt động được sử dụng trong những tình huống mua hàng khá lí trí và tỉnh táo. Một người khi mua một sản phẩm có giá trị thường có sự đánh giá, cân nhắc về giá trị sản phẩm bao gồm cả hình tượng và chức năng thể hiện của việc mua hàng.

[Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 2009]

SỨC KHỎE – NÂNG CAO SỨC
KHỎE VÀ HÀNH VI CON NGƯỜI

NH

CHỦ ĐỀ:
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT HỌC TẬP CỔ ĐIỂN,
MÔ HÌNH HỌC TẬP XÃ HỘI.

Mục tiêu:
• Nắm được các khái niệm về mô hình lý thuyết học tập cổ điển và
mô hình học tập xã hội.
• Phân biệt được điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả.
• Trình bày được các giai đoạn của quá trình học tập thông qua quan
sát, và các dạng kết quả của nó.
• Biết được các hoàn cảnh áp dụng cho từng loại mô hình.
• Áp dụng được các mô hình cho công tác Giáo dục sức khỏe và
hành vi con người.

I. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT HỌC TẬP CỔ ĐIỂN
[CLASSICAL LEARNING THEORIES]
1. Khái niệm:
Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những
quan sát hành vi thấy rõ hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra
bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ. Có nghĩa là những gì mà
chúng ta đo lường qua quan sát được.

Có 2 luận thuyết hành vi:

Điều kiện hóa cổ điển [Classical
Conditioning]

Điều kiện hóa từ kết quả [Operant
Conditioning]

1. ĐIỀU KIỆN HÓA CỔ ĐIỂN:
• Luận điểm cơ bản: là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của
quá trình thành lập của phản xạ có điều kiện.
→ Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen.
• Mô hình cơ bản:

S

R

• S [stimulate]: kích thích
• R [response, result]: đáp ứng, kết quả.

Ví dụ:
1. Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh
răng cho tới khi trở thành thói quen, cứ
sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu
không sẽ cảm thấy rất ư là khó chịu.
2. Các thành viên trong gia đình, khi đến
10h tắt điện, và ngừng sử dụng các thiết bị

[điện thoại, tv, máy tính,…] và đi ngủ, dần
dần trở thành thói quen sẽ đi ngủ đúng giờ.

Hoàn cảnh áp dụng:
Thường áp dụng cho
đối tượng trẻ em,
hoặc đối tượng sống
và làm việc hoặc tập
trung có điều kiện lặp
đi lặp lại hành vi
dưới sự kiểm soát.

Chiếc Hộp Của Skinner

2. ĐIỀU KIỆN HÓA TỪ KẾT QUẢ:
Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau
đó người ấy có những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có
thể là dễ chịu, trung tính, khó chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ
có khuynh hướng tái lặp hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ có khuynh
hướng tránh hành vi đó đi.
Mô hình cơ bản:
• R: kết quả của hành vi

R

H

S

• H: yếu tố trung gian [tác nhân củng cố]
• S: hành vi lặp lại

Ví Dụ:
1.  Nếu bạn kể một câu chuyện cười→
tất cả mọi người cười →bạn sẽ kể lại
câu chuyện đó trong tương lai. Ngược
lại, nếu bạn kể cũng câu chuyện đó
→ chẳng ai cười → lần tới bạn sẽ
không kể câu chuyện đó nữa.
2. Bệnh nhân tập thể dục → bác sĩ khen → bệnh
nhân duy trì.
3. Uống nước nhiều trước khi đi ngủ vào ban
đêm→ đi tiểu đêm → mất ngủ → không uống
nhiều vào ban đêm nữa, nhưng uống nước
nhiều vào ban ngày.

Đối với những hành vi sử dụng chất gây nghiện, có 1 động
lực kép khiến người nghiện bi thôi thúc mạnh mẽ phải tiếp
tục hành vi đó, là họ phải thực hiện hành vi để có được
những khoái cảm do chất gây nghiện mang lại, đồng thời để
tránh những khó chịu do không sử dụng gây ra.
Ví dụ: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy…

 Hoàn cảnh áp dụng: thường là áp dụng đối
với những hành vi mà tác hại đối với sức

khỏe không thấy ngay. Ví dụ: bỏ ăn sang,
thức khuya, ăn vặt vào ban đêm, cầm điện
thoại trước khi ngủ,…

II. MÔ HÌNH HỌC TẬP XÃ HỘI
[ SOCIAL LEARNING THEORIES]
1. Khái niệm:
Đây là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau, trong
đó nổi bật nhất là Albert Bandura. Các lý thuyết này giải thích hành
vi của con người như là kết quả của một quá trình học tập của các
cá nhân thông qua bắt chước, từ tiếp nhận, chọn lọc thông tin và
thực hiện theo nhu cầu khả năng riêng của mỗi người.

 Một trong những lý thuyết này là học tập thông qua quan
sát [Observational, Learning], trong đó Bandura phân biệt 4
giai đoạn:
Chú ý

Động cơ

Học tập thông
qua quan sát

Thực hiện

Lưu giữ
trong trí
nhớ

Albert Bandura

HỌC TẬP THÔNG QUA QUAN SÁT
[OBSERVATIONAL LEARNING]
1. Chú ý: Giai đoạn cá nhân chú ý và nhận ra hành vi trong môi
trường.
2. Lưu giữ trong trí nhớ: Giai đoạn cá nhân lưu giữ thông tin về
hành vi trong trí nhớ.
3. Thực hiện: Giai đoạn cá nhân lặp lại hành vi qua hành động.
4. Động cơ [nhu cần bắt gặp đối tượng]: giai đoạn cá nhân thu
nhận kết quả từ hàhn vi đã thực hiện hoặc hình dung đang thực
hiện trong đó có kết quả tốt hoặc xấu, từ đó sẽ thúc đẩy tiếp tục
hoặc ngăn trở thực hiện hàhn vi.

KẾT QỦA CỦA LÝ THUYẾT HỌC TẬP THÔNG
QUA QUAN SÁT
Trực tiếp: Lợi ích hoặc tổn thất vật chất [tiền], cảm
giác trực tiếp, phản ứng của người xung quanh.
Nhận thức gián tiếp: Xuất hiện khi tưởng tượng mình
đang thực hiện hành vi.
Nhận thức do tự suy nghĩ: Những ý nghĩ mà cá nhân
tự suy ngĩ và nhận thức.

Ví Dụ:
1. Trẻ em thấy người lớn tập thể dục vào mỗi buổi sáng, sau đó, nó bắt chước theo vào
ngày hôm sau. Bố mẹ thấy điều đó và khen nó. Từ đó, mỗi sáng nó sẽ đều tập thể

dục.
Phân tích:
4 Giai đoạn:
- Chú ý: thấy người lớn tập thể dục.
- Lưu giữ trong trí nhớ.
- Thực hiện: bắt chước theo vào ngày hôm sau.
- Động cơ: bố mẹ khen → mỗi sáng nó sẽ đều tập thể dục.
Kết quả: Trực tiếp [Lời khen của bố mẹ].

II. MÔ HÌNH HỌC TẬP XÃ HỘI
[ SOCIAL LEARNING THEORIES]
 Đây cũng là cơ sở cho một mô hình thay đổi hành vi goi là mô hình “Kiến thức –
Thái độ - Hành vi đảo ngược” [Reversed KAP], tức là hành vi đi trước, sau đó
đến thái độ và cuối cùng là kiến thức có được.
 Đây cũng là cơ sở của mô hình “Làm mẫu hành vi” [Behavior Modeling]. Trong
mô hình này người ra thường bắt chước theo những người mà họ hâm mộ hoặc
có uy tín đối với họ. Sau khi làm mới thấy thích để làm tiếp hoặc không thích là
ngưng.

Hoàn cảnh
áp dụng

Chủ Đề