Điều kiện để ngân hàng thực hiện bảo chi séc chuyển khoản khách hàng phải

Ngày 11/7/2006 Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến đã ký Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ban hành Ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Thông tư số 05/2004/TT-NHNN ngày 15/9/2004 của NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng séc hết hiệu lực thi hành.

Quy chế này quy định một số nội dung về hoạt động cung ứng và sử dụng séc và về thủ tục cung ứng, kiểm soát, luân chuyển xử lý chứng từ và hạch toán kế toán liên quan đến việc thanh toán séc qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Cũng theo Quy chế này, Các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kho bạc nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc. Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc, bao gồm: người ký phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

Trong quá trình phát hành séc, người ký phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Trường hợp tờ séc được lập không đúng quy định do lỗi của người ký phát khiến người thụ hưởng bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát lập tờ séc khác thay thế. Người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này của người thụ hưởng ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó. Nếu tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh toán, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

Quyền truy đòi do séc không được thanh toán được quy định: Trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc theo quy định của Quy chế này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng tương tự theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng. Nếu người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng thì được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.

Nhìn chung, toàn bộ Quy chế cung ứng và sử dụng séc gồm 9 chương và 24 điều. Trong đó, quy định cụ thể về các vấn đề: Cung ứng séc; các yếu tố của séc và ký phát séc; chuyển nhương, nhờ thu séc; đảm bảo thanh toán séc; xuất trình và thanh toán séc; Kiểm soát, xử lý séc mất, hư hỏng; Vi phạm và xử lý vi phạm trong việc cung ứng và sử dụng séc.

Triển khai thực hiện Quy chế cung ứng và sử dụng séc này, Tổng giám đốc [giám đốc] các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán căn cứ vào các quy định tại quy chế này ban hành quy trình nghiệp vụ về cung ứng và sử dụng séc trong đơn vị mình phù hợp với đặc thù hoạt động, đồng thời phổ biến cho khách hàng thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức kiểm tra việc thực hiện trong đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, thì các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc phản ánh với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình để xử lý; các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nếu có vướng mắc không xử lý được thì phản ánh với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn để xử lý; trường hợp không xử lý được thì phản ánh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.

CKH-VP

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về thanh toán séc
  • 2. Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc

hoặc người cầm séc một số tiền nhất định hoặc toàn bộ số tiền gửi của chủ tài khoản.

1. Quy định chung về thanh toán séc

Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền kí phát hành séc. Điều kiện bắt buộc để thực hiện phát hành séc là người kí phát hành phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại trung gian thanh toán [ngân hàng, kho bạc nhà nước].

Tổ chức quản lí tài khoản thực hiện chỉ trả. theo yêu cầu của chủ tài khoản [đơn vị thanh toán] là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán. Trong phạm vi nguồn vốn thanh toán của chủ tài khoản có trên tài khoản, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thực hiện thanh toán số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng.

Người thụ hưởng là người có tên ghi trên séc [đối với séc kí danh] hoặc người cầm séc [đối với séc vô danh].

Séc có thể được chuyển nhượng, trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ "không được phép chuyển nhượng". Tờ séc phát hành có giá trị thanh toán trong khoảng thời gian nhất định.

Séc có thể là séc ghi tên, séc không ghi tên còn có thể chuyển nhượng. Séc là hình thức thay cho tiên mặt, do đó có ảnh hưởng tích cực trong việc quản lí tiền tệ của nền kinh tế. Séc không chỉ được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức kinh tế, mà còn được sử dụng trong mua bán, thanh toán của mọi người.

Trong trường hợp bị mất séc, người thụ hưởng séc phải thông báo ngay cho ngưỡi phát hành séc và cho đơn vị thanh toán.

2. Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc

Thứ nhất, cung ứng séc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để kí phát séc.

Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và kí hiệu [số series, số séc] của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng séc phải kí nhận vào sổ theo dõi.

Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tỉnh chính xác của các yếu tố trên tờ séc trắng được cung ứng, nếu thấy có sai sót phải báo ngay để đổi lẩy tờ séc khác, sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.

Thứ hai, kí phát séc

Kí phát séc là việc người kí phát, kí và chuyển giao séc lần đầu cho người thụ hưởng.

Người kí phát séc phải là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khi kí phát séc, người kí phát phải bào đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ sổ tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tàỉ khoản thanh toán mà người kí phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người kí phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người bị kí phát. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh toán, người kí phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

- Số tiền thanh toán trên séc phải được ghi bằng số và bằng Ị chữ. Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ và phải khớp nhau, nếu số tiền ghi bằng số khác với sổ tiền ghi bằng chữ thì séc không cỏ giá trị thanh toán, số tiền bằng chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ không được viết thêm chữ vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc. Sổ tiền thanh toán trên séc được ghi trả bằng ngoại tệ phải theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối cụ thể: Séc ghi trả bằng ngoại tệ được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối. Séc ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ thì số tiền trên séc được thanh toán bằng đông Việt Nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỉ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán trong trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán.

Séc được kí phát để ra lệnh cho người bị kí phát thanh toán cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”.

Séc được kí phát cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ “không chuyển nhượng”.

Séc được kí phát cho người cầm giữ séc bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.

Thứ ba, chuyển nhượng, nhờ thu séc

Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng theo một trong các hình thức “kí chuyển nhượng” hoặc “chuyển giao”.

Séc không được chuyển nhượng nếu trên séc có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.

Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [người thu hộ] để nhờ thu theo thoả thuận giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả ngay cho người kí chuyển nhượng để nhờ thu hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người bị kí phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán.

Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà mình có quan hệ đại lí theo thoả thuận giữa hai bên để người thu hộ này xuất trình tờ séc.

Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc; truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người kí phát và người chuyển giao séc nếu người thu hộ đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và séc được nhờ thu bị ngươi bị kí phát từ chối thanh toán.

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những ngưm có liên quan đên séc, xử lí tài sản đảm bảo của người được bảo lanh và có quyên yêu cầu người được bảo lãnh, người kí phát và nhũng người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

Thứ tư, xuất trình và thanh toán séc

Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền, người thu hộ xuất trình séc đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định. Nếu tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày kí phát [tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng trùng vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ đó, không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan] và người kí phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc thì người bị kí phát cỏ trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Người bị kí phát không tuân thủ quy định này phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc ính từ ngày séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi uất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy Ịnh áp dụng tại thời điểm xuất trình séc.

Nếu tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để anh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày kí phát.

Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản như thế nào ?

Điều 27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản

1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng.

3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối như thế nào?

Theo điều 31 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010:

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

1. Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

5. Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về séc và thanh toán bằng séc. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề