Trong các tác phẩm dưới đây, tác nào nào thuộc lĩnh vực văn học của trung quốc thời phong kiến?

[ADMM] - Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang [sau đó là Âu Lạc] đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng [còn gọi là văn minh Đông Sơn] với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần [thế kỷ III trước Công nguyên] đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữ nước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên [kéo dài hơn 1.000 năm], Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô [938 - 965], Đinh [969 - 979], Tiền Lê [980 - 1009], nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.

Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển [với quốc hiệu Đại Việt] dưới triều Lý [1009 - 1226], Trần [1226 - 1400], Hồ [1400 - 1407], Lê Sơ [1428 - 1527]. Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển [đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này], các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý - Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển [Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…]. Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long [bây giờ là Hà Nội] cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia - dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI - XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm [1858 - 1945].

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm [1945 - 1954] chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam kết thúc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó [1956] thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động; Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Để duy trì chế độ Sài Gòn, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã gửi nửa triệu quân và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam từ ngày 5/8/1964. Nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Mùa Xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.  Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam [1986] đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong 30 năm qua, kể từ khi tiến hành Đổi mới, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới [năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan], nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng, nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến, kinh tế đạt tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nguồn: www.mofa.gov.vn

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào? Những đặc điểm đặc biệt của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến là gì? Hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến nhé!

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến như thế nào?

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ và độc đáo. Trước tiên, tư tưởng Nho giáo giữ vai trò rất quan trọng.

Đây là cơ sở hình thành lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Ở thời kì này, Phật giáo cũng rất thịnh hành, nhất là vào thời Đường.

Cũng chính ở thời kì này, Sử học đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Trong đó, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

Kế tiếp là về mặt Toán học, Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, Tổ Xung Chi chính là người đã nghiên cứu và tìm ra số Pi chính xác đến 7 chữ số thập phân.

Ngoài ra, về Văn học, thơ Đường thường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Thành tựu nổi bật chính là thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Những tác phẩm nổi tiếng thường gắn liền với nhiều nhà thơ tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

Không chỉ vậy, văn học thời kì này còn xuất hiện cả những tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh và Thanh. Trong đó nổi bật là những tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa do La Quán Trung viết, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…

Không những vậy, ở thời kì này đã xuất hiện những thành tựu tiêu biểu về thiên văn học. Đỉnh cao chính là phát minh ra nông lịch và chia 1 năm thành 24 tiết.

Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng hoặc tính ngày tháng cho các công việc trọng đại.

Nông lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là nông dân có thể dựa vào đó biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn phát minh ra một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi.

Về y dược, thời kì phong kiến đã có nhiều thầy thuốc giỏi như Hoa Đà [thời Hán], người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh.

Nổi bật là tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Đặc biệt, về lĩnh vực kĩ thuật có 4 phát minh quan trọng như giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các kiến trúc đặc sắc, vươn tầm thế giới như Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… Những kiến trúc này đã được lưu giữ đến ngày nay.

Câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 7

Để hiểu rõ hơn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến, hãy cùng nhau giải đáp các câu hỏi về bài tập trong SGK Lịch sử 7 nhé!

Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến

Trung Quốc thời phong kiến có 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

Năm 105, một viên quan thời Đông Hán là Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,… để làm giấy.

Từ đó, nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới. Việc này sẽ tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.

Về kĩ thuật in, kĩ thuật này được phát minh từ thời Đường. Tuy nhiên bấy giờ, người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ.

Đến giữa thế kỉ XI, một người dân là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Đây là một trong những phát minh vô cùng tiến bộ, góp phần phát triển nghề in một cách vượt bậc.

Không chỉ vậy, vào thế kỉ X người Trung Quốc đã bắt đầu biết mài lên đá nam châm. Họ thực hiện việc này để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. Người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.

Bên cạnh đó người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Đến thời Đường, mục đích này của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ.

Do vậy tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng. Dưới thời Tần, các giai cấp mới được hình thành. Cụ thể là những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải.

Bằng quyền lực của mình, những viên quan lại còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới được hình thành.

Giai cấp mới này bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và tầng lớp nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

Bên cạnh đó, giai cấp nông dân cũng bị phân hoá từ nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Ngoài ra, quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh được gọi là quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ.

Kể từ đây, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường biểu hiện như thế nào?

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau như kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp,…

Kinh tế: Kinh tế dưới sự thịnh trị của nhà Đường phát triển tương đối toàn diện.

Nông nghiệp:

  • Thực hiện chính sách giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
  • Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
  • Áp dụng kĩ thuật canh tác vào sản xuất nhằm tăng năng suất.

Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ vô cùng phát triển. Các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.

Thương nghiệp: Thương nghiệp phát triển khá thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới.

Chính trị: Bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương.

Văn hoá: Nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Đặc biệt hơn nữa là mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.

Đáng chú ý hơn, thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

Đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên,…

Xem thêm: 

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết những nét đặc biệt về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến rồi phải không? Vậy thì hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới lạ nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề