Đối chiếu phạm trù thời trong tiếng Việt và tiếng Anh

3.2.3 Sự phân biệt ngôn ngữ phân tích tính và ngôn ngữ tổng hợp tính:

- Ngôn ngữ phân tích tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp trật tự từ, hư từ, tức ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bên ngoài từ, tách rời với ý nghĩa từ vựng và chỉ được thể hiện ở trong câu. Điển hình cho ngôn ngữ phân tích tính là tiếng Việt, tiếng Hán.

- Ngôn ngữ tổng hợp tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp phụ tố, biến tố bên trong, tức ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ở bên trong từ cùng với ý nghĩa từ vựng. Điển hình cho ngôn ngữ tổng hợp tính là tiếng Nga, tiếng Sankrit.

3.3 PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP:

3.3.1 Khái niệm phạm trù ngữ pháp:

- Phạm trù ngữ pháp là hệ thống những nhóm ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp nhất định.

Ví dụ: Đối lập giữa số ít và số nhiều của danh từ trong tiếng Anh [Girl – girls]

- Giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp thì vai trò quyết định là ý nghĩa ngữ pháp.

3.3.2 Những phạm trù ngữ pháp phổ biến:

a. Phạm trù số:

- Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: Số của danh từ, số của động từ, và số của tính từ.

- Phạm trù số của danh từ: biểu thị số lượng của sự vật. Thường thì phân biệt hai số là số ít [khi biểu thị một sự vật] và số nhiều [khi biểu thị nhiều sự vật].

 Ví dụ: Trong tiếng Anh: book/books, cat/cats...

Ở các tiếng như tiếng Phạn, Nga cổ... ngoài số ít, số nhiều ra thì còn có số đôi biểu thị hai sự vật.

Trong tiếng Việt, phạm trù số của danh từ gồm ba ý nghĩa bộ phận.

Ví dụ: Số ít [chiếc xe], số nhiều [những chiếc xe], trung – biểu thị cả lớp sự vật, không phân biệt số ít số nhiều [xe].

- Phạm trù số của tính từ:  biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự vật.

Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp... có hai số là số ít và số nhiều. Phạm trù số của tính từ không có trong tiếng Anh, tiếng Việt.

Ví dụ: Trong tiếng Pháp:

+ Giống đực số ít: Un stylo noir – một cây bút màu đen

+ Giống cái số ít: Une table noire – một cái bàn màu đen

+ Giống đực số nhiều: Des stylos noirs – những cây bút màu đen

+ Giống cái số nhiều: Des tables noires – những cái bàn màu đen

- Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh …Trong tiếng Việt không có phạm trù số của động từ.

Ví dụ: Trong tiếng Anh: have/has, go/goes..

b. Phạm trù giống:

- Giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Mỗi danh từ có phạm trù giống phải thuộc về một giống nhất định: Giống đực, giống cái hoặc giống trung [như trong tiếng Nga].

Ví dụ: Trong tiếng Pháp: La Lune [Mặt trăng, giống cái], Le Soleil [Mặt trời, giống đực]...

- Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.

- Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ thì khác nhau.

- Phạm trù giống không có ở tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù có thể ghép các yếu tố như ông, bà, anh, chị, trống, mái... vào phía trước hoặc phía sau danh từ để biểu thị giới tính.

c. Phạm trù cách:

- Phạm trù cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.

Ví dụ: Trong câu Tôi nuôi mèo, thì Tôi giữ vai trò chủ thể của hoạt động [Tôi là chủ ngữ] còn Mèo là đối tượng của hoạt động [Mèo là bổ ngữ].

- Cách được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện khác như hư từ [Ví dụ như the engineer’s car], trật tự từ [như trong ví dụ trên], trọng âm...

- Phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau.

d. Phạm trù ngôi:

- Trước hết ngôi là phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng nhưng liên quan mật thiết đến nó là các động từ biểu hiện hoạt động. Vì thế trong các ngôn ngữ biến hình thì phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ. Nhờ có phạm trù ngôi mà động từ được thể hiện rõ ràng.

Ví dụ: She goes to school: Động từ goes tương ứng với đại từ she - ngôi thứ ba số ít.

- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.

Ví dụ: Người nói/viết được quy định là ngôi thứ nhất thì người nghe là ngôi thứ hai và đối tượng được nói tới là ngôi thứ ba.

- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố [Ví dụ: she eats, we eat...] bằng trợ động từ [Ví dụ: She will speak, I shall speak..]  hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ [Ví dụ: She has gone, I have gone...]

- Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi.

e. Phạm trù thời:

- Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.

- Người ta thường phân biệt 3 thời cơ bản:

+ Thời quá khứ: biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói.

+ Thời hiện tại: biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói.

+ Thời tương lai: biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói.

Ví dụ: Trong tiếng Việt người ta sẽ dùng những từ như đã, đang, sẽ.

- Trong một số ngôn ngữ thì thời được thể hiện bằng cách biến đổi dạng thức của động từ [Ví dụ: did, doing, will do...]

=> Ba thời trên được gọi chung là thời tuyệt đối [mối quan hệ giữa thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói]. Trong thực tế còn có thời tương đối [mối quan hệ giữa hai hành động trong phát ngôn].

- Khi đó, thời hiện tại biểu thị hành động diễn ra đồng thời với một hành động khác, thời quá khứ biểu thị hành động diễn ra trước một hành động khác, còn thời tương lai thì biểu thị hành động diễn ra sau một hành động khác.

Ví dụ: He said he would come thì would come là thời tương lai tương đối vì nó biểu thị hành động xảy ra sau hành động said.

=> Như vậy có thể thấy thời của động từ được thể hiện bằng phụ tố hay trợ động từ. 

3.2.4. Phạm trù ngôi

Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, ta thường phân biệt 3 ‘ngôi’ hay ‘vai giao tiếp’:

Ngôi thứ nhất: người nói Ngôi thứ hai: người nghe

Ngôi thứ ba: đối tượng được đề cập tới

Một trong ba ngôi đó có thể là chủ thể của hành động, hoạt động hay trạng thái được biểu thị bằng những động từ tương ứng. Để thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể của hành động và hành động, các ngôn ngữ có thể kết hợp đại từ nhân xưng với động từ theo một trật tự nhất định [ví dụ trong tiếng Việt: “Anh ấy học tiếng Anh”], hoặc sự biến đổi dạng thức của động từ. Ví dụ trong tiếng Nga: động từ ‘idti’ [đi] được biến đổi tương ứng theo các ngôi sau:

[Ja] idu [tôi đi] [mư] id’iom [tư] id’ios’ [anh đi] [vư] id’iot’e

[on] id’iot [nó đi] [oni] idut

Sự biến đổi dạng thức của động từ theo ngôi của chủ thể hành động hay hoạt động chính là ý nghĩa ngôi và sự khái quát hoá ý nghĩa ngôi đó gọi là phạm trù ngôi. Như vậy, phạm trù ngôi là phạm trù dùng để thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể hành động và hành động: chủ thể ở ngôi nào thì động từ biểu thị hành động cũng được biến đổi theo ngôi đó. Tuy nhiên cấu trúc của phạm trù ngôi trong các ngôn ngữ có thể rất khác nhau. Ở một số ngôn ngữ, như tiếng Nga hay tiếng Ba Lan, khi biểu thị hành động hay hoạt động đang diễn ra ở thời điểm nói năng, người ta phân biệt ít nhất 6 dạng thức khác nhau [tương ứng với 3 ngôi và 2 số] của động từ. Trong khi đó thì ở một số ngôn ngữ khác, số lượng các dạng thức của động từ có thể ít hơn, ví dụ: Trong tiếng Anh, động từ ‘read’ [đọc] chỉ có 2 dạng thức ngôi khác nhau: ‘read’ [chung cho các ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba số nhiều và ‘reads’ [dùng cho ngôi thứ ba số ít]. Trong tiếng Pháp, động từ ‘parler’ [nói] xét về mặt chữ viết thì có 5 dạng thức khác nhau, nhưng xét về mặt âm thanh thì chỉ phân biệt được 3 dạng thức mà thôi, so sánh: je parle nous parlons tu parles vous parlez

il parle ils parlent

Như vậy, một số dạng thức của động từ thể hiện không phải chỉ một ngôi mà có thể hai hay nhiều ngôi khác nhau. Hiện tượng này có thể còn có một lý do khác: chuyển ngôi để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói. Chẳng hạn trong tiếng Nga, dạng thức ngôi thứ hai số nhiều của động từ có thể được dùng để thể hiện ngôi thứ hai số ít, khi người ta muốn bầy tỏ sự tôn trọng đối với người nghe; hay ở một số ngôn ngữ khác, dạng thức ngôi thứ ba của động từ có thể được dùng thay cho ngôi thứ hai [ví dụ trong tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp], với mục đích biểu thị sự kính trọng hoặc quan hệ xã hội giữa người nói và người nghe.

3.2.5. Phạm trù thời

Thông thường, các sự kiện đều diễn ra trên dòng thời gian. Để định vị các sự kiện trên dòng thời gian ấy, các ngôn ngữ thường lấy một thời điểm nào đó làm chuẩn và các sự kiện được xác định trên cơ sở của thời điểm chuẩn đó. Ta gọi đó là thời của hành động, hoạt động hay trạng thái. Nói chung, các ngôn ngữ thường lấy thời điểm nói làm chuẩn và do đó, thường phân biệt ba thời cơ bản. Đó là:

Thời hiện tại, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói;
Thời quá khứ, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói;
Thời tương lai, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói.

Sự phân biệt thời như vậy gọi là thời tuyệt đối. Để biểu thị các thời tuyệt đối, các ngôn ngữ có thể sử dụng những phương thức khác nhau. Trong tiếng Việt, ta thường dùng từ “đang” để biểu thị thời hiện tại, từ “đã” để biểu thị thời quá khứ và từ “sẽ” để biểu thị thời tương lai. Song trong nhiều ngôn ngữ, người ta lại thể hiện các mối quan hệ này bằng cách biến đổi dạng thức của động từ: động từ biểu thị hành động, hoạt động hay trạng thái diễn ra ở thời điểm nào thì nó sẽ được biến đổi theo những hệ biến thái đặc trưng cho thời đó. Ví dụ: Động từ ‘pixat’ [viết] trong tiếng Nga được biến đổi qua các thời tuyệt đối như sau:

thời hiện tại thời quá khứ thời tương lai

ja pisu ja pixal ja budu pixat’ tư pises’ tư pixal tư bud’es’ pixat’

on piset on pixal on bud’et pixat’, v.v…

Sự biến đổi dạng thức của động từ để thể hiện mối quan hệ giữa thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói như trên được gọi là ý nghĩa thời hoặc phạm trù thời. Như vậy, phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Do đó, trong những ngôn ngữ như tiếng Việt, động từ không biến đổi dạng thức để thể hiện ý nghĩa thời cho nên không có phạm trù thời theo đúng nghĩa của nó.

Trong thực tế, ngoài thời tuyệt đối, các ngôn ngữ còn phân biệt các thời tương đối. Thời tương đối được xác định không phải trên cơ sở của mối quan hệ giữa thời gian của sự kiện đang được đề cập tới trong phát ngôn và thời điểm nói mà là trên cơ sở mối quan hệ với một thời tuyệt đối nào đấy đang được sử dụng trong phát ngôn [tức là thời hiện tại, thời quá khứ hoặc thời tương lai]. Khi ấy, thời hiện tại biểu thị hành động hay hoạt động diễn ra đồng thời với một hành động hay hoạt động khác, thời quá khứ biểu thị hành động hay hoạt động diễn ra trước một hành động khác, còn thời tương lai thì biểu thị hành động hay hoạt động diễn ra sau một hành động hay hoạt động khác. Chẳng hạn, trong câu tiếng Anh: “He said he would come” thì ‘would come’ là thời tương lai tương đối vì nó biểu thị hành động xảy ra sau hành động ‘said’ [đã nói], tức là thể hiện mối quan hệ giữa hai hành động trong phát ngôn, chứ không phải là mối quan hệ giữa thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói. Sự phân biệt các thời tương đối bằng những dạng thức khác nhau của động từ làm cho số lượng các thời trong các ngôn ngữ không giống nhau. Chẳng hạn các thứ tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Anh có nhiều thời hơn so với những thứ tiếng như Nga, Séc hay Ba Lan. Ngược lại, cũng có những ngôn ngữ lại không khai thác hết khả năng lý thuyết của phạm trù thời, và chỉ phân biệt hai thời mà thôi [ví dụ: tiếng Gốt hay tiếng Ả Rập].

[còn nữa]
________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề