Đối tượng nghiên cứu di truyền của Moocgan là

Thí nghiệm của Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền.

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền (năm 1910) vì nó dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 - 14 ngày đã cho một thế hệ), có nhiều biến dị dề quan sát, số lượng NST ít (2n = 8).

Ở ruổi giấm, gọi : gen B quy định thân xám. gen b quy định thân đen : gen V quy định cánh dài, gen V quy định cánh cụt.

Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám. cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thê hệ sau có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Kết quà phép lai này đã được giải thích bằng sơ đồ lai ở hình 13.

Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau được giải thích bằng sự di truyền liên kết gen. Các gen quy định nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Đối tượng trong nghiên cứu di truyền của Morgan là:

Thế nào là nhóm gen liên kết?

Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:

Nhận định nào sau đây về liên kết gen là KHÔNG đúng?

Cá thể có kiểu gen $Dd\frac{{Ab}}{{aB}}$ tạo ra mấy loại giao tử:

Một cá thể có kiểu gen $Dd\frac{{Ab}}{{aB}}$ tạo ra giao tử d Ab với tỉ lệ:

Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét 5 lôcut gen cùng nằm trên một nhóm liên kết, mỗi lôcut gen đều có hai alen. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng trội giao phấn với cây có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có thể có tối đa 32 loại kiểu gen.

II. Ở F2, kiểu hình đồng hợp lặn về cả 5 tính trạng chiếm 25%.

III.Ở F2, loại bỏ toàn bộ các cá thể có kiểu hình lặn, sau đó cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F3 có kiểu hình mang 5 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/9.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình trội về 5 tính trạng ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/3.

Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt đỏ đậm với thân thấp, hạt trắng  người ta thu được F1 toàn thân cao, hạt đỏ nhạt. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hạt đỏ đậm : 4 thân cao, hạt đỏ vừa : 5 thân cao, hạt đỏ nhạt : 2 thân cao, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt đỏ nhạt : 2 thân thấp, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt trắng. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn, hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây không chính xác? 

Cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen?

Hiện tượng di truyền liên kết đã được phát hiện bởi:

Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình

Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về :

Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên

Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

a) Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là gì? Nêu các đặc điểm của đối tượng đó.

b) Ở cà chua, gen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân thấp, gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng.

- Biết các gen phân li độc lập, thực hiện phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen. Viết sơ đồ lai.

- Viết các kiểu gen có thể đều quy định thân cao, quả đỏ.


Cùng Top lời giải đến với đáp án chính xác cho câu hỏi: “Đối tượng nghiên cứu của moocgan là” cùng với phần giải thích dễ hiểu của các thầy cô giáo qua đó là tài liệu học tập hay nhất dành cho các bạn học sinh tham khảo

Trắc nghiệm: Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là

A. Đậu hà lan

B. Ruồi giấm

C. Thỏ

D. Chuột bạch

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Ruồi giấm

Mocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu.

Đặc điểm của ruồi giấm:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm

+ Đẻ nhiều

+ Vòng đời ngắn

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát

+ Số lượng NST ít (2n = 8)

Kiến thức tham khảo về Liên kết gen và hoán vị gen

1. Liên kết gen

Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm

P tc: (cái) thân xám, cánh dài x (đực) thân đen, cánh ngắn

F1: 100% thân xám, cánh dài

Lấy con đực ở F1 thân xám, cánh dài x con cái thân đen, cánh ngắn

Fa: 1 xám, dài : 1 đen, ngắn

Giải thích thí nghiệm

Từ P → F1 có:

Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.

Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt.

Quy ước gen:

B: thân xám; b: thân đen

V: cánh dài; v: cánh cụt

P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản → ♂ F1 dị hợp 2 cặp gen.

Fa có 2 kiểu tổ hợp giao tử tỷ lệ bằng nhau = 2 loại giao tử ♂ x 1 loại giao tử ♀.

Trong phép lai phân tích: ♀ thân đen, cánh cụt luôn cho 1 loại giao tử (b,v) = 100% → ♂ F1dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử tỷ lệ bằng nhau → 2 cặp gen qui định màu thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một cặp NST và các gen liên kết hoàn toàn.

Sơ đồ lai

P tc: (cái) thân xám, cánh dài x (đực) thân đen, cánh ngắn

F1: 100% thân xám, cánh dài

Lai phân tích thuận

Fb (đực) thân xám, cánh dài x con cái thân đen, cánh ngắn

F2: 1 xám, dài: 1 đen, ngắn

2. Hoán vị gen

Thí nghiệm

P:Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh cụt

F1:100% Thân xám, cánh dài

Lai phân tích con cái F1

Pa:♀ F1 thân xám, cánh dài× ♂ thân đen, cánh cụt

Fa:0,415 Thân xám, cánh dài : 0,415 Thân đen, cánh cụt

0,085 Thân xám, cánh cụt : 0,085 Thân đen, cánh dài

* Giải thích kết quả thí nghiệm

- Trong phép lai phân tích: ta nhận thấy ruồi đực đen, cụt luôn cho ra một loại giao tửab, ruồi cái F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệAB=ab= 0,415 ;Ab=aB= 0,085, do đó số loại và tỉ lệ KH ở đời phép lai phân tích phụ thuộc vào số loại và tỉ lệ giao tử của con cái F1 đem lai.

→ Để giải thích hiện tượng con cái xám, dài dị hợp cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau, Moocgan đưa ra giả thuyết liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen).

Giải thích – cơ sở tế bào học của hiện tượng

- F1: 100% xám, dài à xám, dài là tính trạng trội so với đen, ngắn

P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản → F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1 nhưng F1 cho tỉ lệ: 965: 944: 206: 185 và có biến dị tổ hợp (xám, ngắn và đen, dài).

Điều này được giải thích bằng hiện tượng hoán vị gen:

- Trong quá trình phân bào, ở kỳ trước 1 của quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn trong 4 crômatit của cặp NST kép tương đồng. Sau đó ở một vài tế bào đôi khi xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn làm cho các gen trên 2 đoạn NST cũng trao đổi chỗ cho nhau à hoán vị gen

Hình vẽ cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ trước 1 của giảm phân:

Ví dụ: Trong cơ quan sinh dục của một loài có 100 tế bào tiến hành giảm phân, trong đó có 20 tế bào có xảy ra trao đổi chéo. Tính tần số hoán vị gen?

- 1 tế bào mẹ qua giảm phân tạo được 4 tế bào con => 100 tế bào giảm phân tạo thành 400 giao tử

- 1 tế bào xảy ra hoán vị sẽ tạo được 2 loại giao tử hoán vị => 20 tế bào hoán vị sẽ tạo được 40 giao tử hoán vị

- Vậy, tần số hoán vị gen:

- Giả sử tất cả 100 tế bào cùng xảy ra trao đổi chéo thì tần số cũng chỉ đạt 50% mà thôi.

- Tần số hoán vị gen dao động từ 0 à 50%, 2 gen nằm gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp

- Tần số hoán vị không bao giờ vượt quá 50% vì hiện tượng trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit trong cặp NST kép tương đồng.

Sơ đồ lai:

* Đặc điểm của hoán vị gen

- Tần số hoán vị gen (f) bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

- Tần số hoán vị gen giữa 2 locut gen nào đó luôn ⩽50%">⩽50%.

- Hoán vị gen phụ thuộc vào giới tính ở một số loài: ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái, ở tằm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực.

- Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường dùng phép lai phân tích.

Xem thêm:

>>> Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

3. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen

- Liên kết gen hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng quý.

- Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.

- Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên NST của một loài. Khi lập bản đồ di truyền cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong nhóm gen liên kết trên NST. Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM (centiMorgan) [1cM = 1%]