Dự kiến lương tối thiểu vùng 2023

  • Công văn số 4926/LĐTBXH-TCCB V/v đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức năm 2022
  • Thông báo số 4925/LĐTBXH-TTr Thông báo kết luận việc tiếp công dân của Bộ trưởng tháng 11 năm 2022
  • Công văn số 4916/LĐTBXH-VP Thông báo về việc giới thiệu chức danh và chữ ký [ông Lê Khánh Lương, ông Nguyễn Hoàng Vĩnh Thanh]
  • Quyết định số 1158/QĐ-LĐTBXH V/v công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực QLNN của Bộ LĐTBXH
  • Công văn số 4888/LĐTBXH-QLLÐNN V/v Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

[VOV2] - 3 năm không điều chỉnh lương cơ sở khiến đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đang trình Quốc hội về điều chỉnh tiền lương. Tuy nhiên, thời điểm nào là hợp lý?

Thu Hà

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ngày mai 27/10 và ngày 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; Tình hình dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. 

Thực tế 3 năm qua, lương cơ sở chỉ mới được điều chỉnh một lần từ ngày 1/7/2019 tăng khoảng 7,19%. Trong khi đó đối với khu vực doanh nghiệp đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 3 lần [lần 1 từ ngày 01/01/2019 tăng khoảng 5,23%, lần 2 từ ngày 01/01/2020 tăng khoảng 5,5% và lần 3 từ ngày 01/7/2022 tăng khoảng 6%].  Tổng 3 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp tăng khoảng 17,7%. Chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%. Việc không điều chỉnh tăng mức lương cơ sở làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Chỉ trong vòng hơn 2 năm vừa qua đã có trên 39.500 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nguyên nhân chính cũng là do chế độ tiền lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị nếu quyết định tăng lương, nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 01/01/2023. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, hiện đã là gần cuối năm 2022, việc đánh giá đầy đủ để xác định các đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần có một thời gian. Hơn nữa, cần đánh giá tác động và có thời gian cân đối nguồn lực nhà nước và thực hiện theo đúng quy định về sử dụng ngân sách, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… Vì vậy, thời điểm ngày 1/7/2023 tăng lương cơ sở là phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, việc Chính phủ trình phương án tăng 20,8% lương cơ sở đã được tính toán về khả năng ngân sách cũng như chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp các mức trợ cấp, trợ giúp với các đối tượng yếu thế, trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng. Việc tăng tổng thể cả tiền lương cơ sở và các chế độ chính sách trợ cấp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng phụ cấp ưu đãi, cần đánh giá tác động rộng rãi hơn với các đối tượng khác công tác trong ngành y, ngành giáo dục và công chức, viên chức trong các lĩnh vực, khu vực Nhà nước để thấy được những bất cập cụ thể để việc tăng lương đảm bảo phù hợp với mức thu nhập của người làm việc trong khu vực nhà nước.

Đối với các đối tượng được nâng mức hưởng chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần cân nhắc với đối tượng người có công, vì người có công với cách mạng cần thực hiện theo chủ trương làm sao để cho người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn người cùng sinh sống ở nơi cư trú do vậy, Chính phủ cần cân nhắc đến vấn đề này.

Tháng 7 năm 2023 có tăng Lương không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn lộ trình tăng lương theo Nghị quyết 27 của Chính phủ. Vậy bao giờ tăng lương cho cán bộ, công chức? Trong bài viết này, Luật Minh Khuê xin chia sẻ các thông tin mới nhất về thời điểm tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức cũng như mức tăng lương lương cơ sở của cán bộ, công chức mới nhất.

 

1. Lương cơ bản là gì?

Hiện nay, khái niệm mức lương cơ bản là gì không được quy định ở bất kì văn bản nào. Tuy nhiên, từ thực tế có thể hiểu, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

Chúng ta cũng cần phân với các khái niệm Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng.

Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức luương phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan nhà nước.

Trong khi đó, lương tổi thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Như vậy, các khái niệm lương cơ bản, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng không đồng nhất với nhau.

Khoản 2 ĐIều 90 Bộ luật lao động quy định như sau: " Mức lương theo công việc hoăc chức danh không được thấp hơn lương tối thiếu".

Theo như các hiểu mức lương cơ bản là mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và theo quy định trên thì mức lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nghĩa là mức lương cơ bản chỉ có thể bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu.

 

2. Lương cơ sở năm 2022

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho nhưng khó khăn sau 2 năm đối với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hội trở lại. Bởi tính đến nay thì mức lương cơ sở hiện tại vẫn dùng ở mức 1.49 triệu đòng/ tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ - CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động.

Song mức lương tối thiểu được quy định chi tiết tại Nghị đinh số 38/2022/NĐ - CP, có hiệu lực vào ngày 01/07/2019. Theo đó Nghị định số 90/2019/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.

Nghị định quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

[ Đơn vị: đồng/tháng]

Mức lương tối thiểu giờ

[Đơn vị: đồng /giờ]

Vùng I4.680.00022.500Vùng II4.160.00020.000Vùng III3.640.00017.500Vùng IV3.250.00015.600

Danh mục đại bàn vùng !, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- Việc áp dụng địa bàn được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đồi với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chết xuất nằm trên các địa bàn mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên dại bàn  có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính Phủ có quy định mới.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều đại bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên dịa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh đưuọc thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 phụ lục ban hành theo Nghị định này.

Lưu ý: Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

 

3. Đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Cũng tại buổi họp hôm nay, các cơ quan, đơn vị đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1.8tr đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2023 đến nay là 1.49 triệu đồng/tháng theo nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian dự án áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất được thông qua, sau hai lần lỡ hẹn tăng lương cơ sở năm 2021 và năm 2022 thì mức đề xuất tăng lương cơ sở đã được tăng thêm 200.000 đồng/tháng so với dự kiến trước đó là tăng lên 1.6 triệu đồng/tháng.

 

4. Phương án điều chỉnh lương cơ sở 2023

Dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp thứ Quốc Hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết đinh.

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội phát biểu khai mạc chi tiết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Theo nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cachs tiền lương với công chức đến thời điểm thức hợp.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ - CP, áp dụng từ ngày 1/7/2019 là 1.49 triệu đồng.

Dự kiến ngày 20/10/2022, phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình quốc hội xem xét, quy định

Những lần điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thời gian gần đây:

- Từ ngày 1/8/2017, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.21 triệu đồng/ tháng lên 1.3 triệu đồng/ tháng.

- Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.3 triệu đồng lên 1.39 triệu đồng/tháng.

- Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.39 triệu đồng lên 1.49 triệu đồng/ tháng.

Trên đay là những nội dung mà Luật Minh Khuê muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7 1900.6162 để được Luật sư tư vấn qua tổng đài trực tuyến.

Chủ Đề