Đường lưỡi bò nghĩa là gì

Thế nhưng, trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông lên cao, Đường Chín Đoạn mà người Việt Nam hay gọi là Đường Lưỡi Bò, lại được Trung Quốc 'tiếp quản', và đề cao.

Trả lời trang The Diplomat hôm 06/07/2016, trước ngày phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực [PCA] tháng này, ông Tiết Lực [Xue Li] từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc giải thích ngọn nguồn vụ việc:

"Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra, và sau được đưa vào trong 'Nam Hải Chính sách Cương lĩnh - Nanhai Zhengce Gangling' năm 1993.

"Vùng nước lịch sử giống vùng nội thủy nhưng có ý nghĩa pháp lý thấp hơn."

"Tổng thống Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này vào năm 2003 khi ông lên cầm quyền, nhưng Đài Loan chưa bao giờ ra tuyên bố về vùng nước nằm trong Đường Chín Đoạn, nên các vùng nước này vẫn có thể bị cho như là vùng nước lịch sử."

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Thủy Biển từng bỏ Chính sách Nam Hải năm 2003

Ông Tiết Lực nêu quan điểm rằng Đường Chín Đoạn chỉ nên được coi là đường phân định chủ quyền của các hòn đảo vì cách hình thành với các lý do kỹ thuật khiến chúng thiếu chính xác:

"Khi đường này được chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, Trung Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh."

"Vì thế, họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa."

Chụp lại hình ảnh,

Có bản đồ in Đường 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai ra lệnh xóa đi hai vạch, còn lại 9

"Đường này nói chung chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các vị trí địa lý cụ thể được nêu ra, và những bản đồ mỗi thời in một kiểu lại có chút ít khác biệt về điểm chính xác của đường chín đoạn này."

Theo ông Tiết Lực, Trung Hoa lục địa sau này đưa Đường Chín Đoạn và Luật lãnh hải năm 1992 và ra công bố ngoại giao khẳng định "chủ quyền không tranh cãi" về các đảo ở biển Nam Trung Hoa và mọi vùng nước xung quanh.

Nhưng theo ông, "đường chín đoạn nên được coi như là ranh giới chủ quyền của các hòn đảo" mà thôi.

Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc cho xây cất trên các bãi đá ở Biển Đông.

"Trung Quốc chỉ làm những gì các nước khác đã làm. Ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa], có 50 đảo hiện đang được chiếm giữ thì 29 do Việt Nam, 5 do Malaysia, 8 do Philippines, và 7 do Trung Quốc, và 1 do Đài Loan chiếm."

Trung Quốc không muốn ở vào vị trí bất lợi nên bắt đầu xây đắp từ 2013, và điều khác biệt là chương trình bồi đắp của Trung Quốc lớn hơn [các nước kia] về tầm vóc, ông nói.

Bản tiếng Trung bài phỏng vấn với ông Tiết Lực được đăng trên trang 21ccom.net.

Ông Tiết Lực, hiện giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới chuyên gia tiếng Trung lên tiếng về tính thiếu chính xác của Đường Chín Đoạn.

Một học giả khác, giáo sư Uông Tranh từ Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ, cũng có bài gần đây nói về tính mơ hồ của Đường Chín Đoạn.

Cũng viết trên trang The Diplomat, ông nói ông chưa tìm thấy bất cứ sách nào xuất bản ở Trung Quốc "phân tích cụ thể, đầy đủ và khách quan về cả sự kiện và lịch sử Biển Nam Trung Hoa cũng như quá trình hình thành bản đồ Đường Chín Đoạn và ý nghĩa của nó".

Chụp lại hình ảnh,

Đường Chín Đoạn nay chính thức được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi

Hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, Hà Lan đã ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Chín Đoạn.

Tòa nói không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Trung Quốc nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ đường lưỡi bò được phổ biến rộng rãi trên toàn dân. Trung Quốc đã không ít lần có những hành vi để công khai cài cắm những hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò để nhằm tranh giành chủ quyền lãnh thổ. Vậy đường lưỡi bò là gì? Nguồn gốc của đường lưỡi bò xuất phát từ đâu? Phản ứng của dư luận thế giới như thế nào? Luôn là mối quan tâm đặc biệt của dư luận.

Âm mưu đường lưỡi bò của Trung Quốc

Khái niệm đường  lưỡi bò là gì?

Đường lưỡi bò là gì?

Đưỡng lưỡi bò trong ngôn ngữ của người Trung Quốc thì nó được gọi là đường chín đoạn hay cứu đoạn tuyến. Đây thực chất là đường biên giới ở khu vực biển Đông có hình dạng tương tự như lưỡi bò. Năm 2009, Trung Quốc đã đơn phương đăng tải thông tin này trên bản đồ địa lý Trung Quốc.

Theo đó, đường lưỡi bò bắt đầu từ khu vực Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam sau đó kéo dài xuống khu vực phía Nam, đi qua khi vực biển của Philippin và Malaysia. Điểm kết thúc là ở phía Nam của Đài Loan. Đường lưỡi bò này đã cắt đi phần lớn biển đông thuộc địa phận Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay khi công bố bản đồ có hình lưỡi bò này, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế bởi vi phạm các quy ước về Biển Đông [DOC]. Theo đường lưỡi bò này thì 75% Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Còn lại 5 nước Brunei, Philippin, Malaysia, Indonesia và Việt Nam chỉ được sở hữu 5% của biển Đông cho mỗi nước.

Đường lưỡi bò có từ khi nào?

Lịch sử đường lưỡi bò

Đường lưỡi bò tuy đã xuất hiện từ lâu những chỉ đến năm 2009, khi Trung Quốc đon phương công bố thì nó mới trở thành vấn đề nóng gây tốn nhiều giấy mực thế của giới.

Trong lịch sử, lần đầu tiên đường lưỡi bò được công bố là vào tháng 2/1948. Nó nằm trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc”. Lúc này đường lưỡi bò có 11 đoạn. Chúng chỉ là những nét vẽ đứt, không có sơ sở khoa học cũng không có tọa độ địa lý chính xác. Tất cả các ranh giới chỉ do một mình Trung Quốc tự vẽ ra và quy ước. Trong từng thời kì khác nhau, hình dáng của đường này cũng có những thay đổi khác nhau.  Lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, khi thì 10 đoạn.

Ý nghĩa của đường lưỡi bò, tranh chấp đường lưỡi bò

Hành vi tranh chấp đường lưỡi bò

Khi Trung Quốc đơn phương đăng tải bản đồ có chứa hình lưỡi bò có nghĩa là chúng muốn tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Biểu hiện của việc muốn gây chiến với Việt Nam. Và một loạt những hành động liên tiếp sau đó cũng đã chứng minh dã tâm này. Vào năm 2014, sự kiện đỉnh điểm thể hiện rõ ý đồ và dã tâm chính là việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam và tiến hành khai thác trái phép vào ngày 25/6/2014 . Chính vụ việc này đã đẩy việc tranh chấp lên đến đỉnh cao và buộc các quốc gia khác phải tham gia vào.

Vào ngày 12/7/2016 tại The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện đòi chủ quyền đường lưỡi bò, Trung Quốc chính thức thua Philippin thì cụm từ đường lưỡi bò mới chính thức lắng xuống. Trong tài Liên hiệp quốc đã tuân theo quy định trong Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 đã bác bỏ những yêu sách vô lý của Trung Quốc. Bởi quốc gia này không chứng minh được cơ sở pháp lý về chủ quyền cùng như tài nguyên và lịch sử đối với vùng đất này.

Nhưng vẫn không chấp nhận phán quyết của Trọng tài Liên hiệp ước quốc tế, Trung Quốc cho rằng những phán quyết đó là vô lý và không có cơ sở khoa học thì chính quyền quốc gia này vẫn không ngừng bỏ qua dã tâm muốn nuốt trọn Việt Nam. Và những tấm bản đồ có đường lưỡi bò không ngừng được Trung Quốc tung ra. Bản đồ có hình lưỡi bò này xuất hiện trên các cuốn sách dạy cho học sinh hàng ngày, in trên áo phông của thương hiệu nổi tiếng, hoặc xuất hiện trên các bộ phim có độ rating cao. Mục đích là để khẳng định chủ quyền tại biển Đông một cách bất chấp cho dù bị chỉ trích hoặc phán xét. Tại Việt Nam, đã có nhiều bộ phim bị cấm lên sóng bởi vấn đề này.

Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố bản đồ có chứa đường lưỡi bò thì Việt Nam đã đứng lên để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với địa phận lãnh thổ này.

Quan điểm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này cũng được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà Nước. Những văn bản đó cụ thể là Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị [Khóa VIII], Nghị quyết Trung ương 4 [Khóa X] hay nghị quyết 03/NĐ-TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII.

Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định rằng biển đảo là một trong những bộ phận tối quan trọng, không thể tách rời với lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển đảo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bỏ vệ đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai. Nó là nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải chấp hành.

Với những tranh chấp trên chủ quyền biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Luôn chủ trương giải quyết những vấn đề mẫu thuẫn bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, Việt Nam luôn tuân thủ theo công ước về luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông [DOC]. Chính vì vậy, Đảng luôn có chủ trương tìm kiếm những giải pháp hữu ích lâu dài nhằm đá ứng những lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Từ đó tiến tới xây dựng khu vực Biển Đông thành vùng  biển hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

Dã tâm của Trung Quốc khi bản đồ vẽ đường lưỡi bò được bán tràn lan trên thị trường quốc tế?

Tại sao đường lưỡi bò lại xuất hiện tràn lan trên thị trường thế giới? Đặc biệt là lĩnh vực thời trang?

Chắc hẳn tất cả các tín đồ thời trang đều không thể quên sự kiện đầu năm 2021, cộng đồng mạng Việt Nam, những người yêu thời trang đã đồng loạt đưa ra những lời kêu gọi tẩy chay và không mua sản phẩm thời trang của thương hiệu thời trang H&M.

Dã tâm của Trung Quốc về đường lưỡi bò

Nguyên nhân của sự việc này là do trên cọng đồng mạng đã lan truyền những thông tin H&M đã thỏa thuận với chính phủ Trung Hoa để chấp nhận hình ảnh đường Lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn và đồng thuận in chúng trên các sản phẩm thời trang do H&M sản xuất.

Không chỉ dừng lại ở H&M mà nhiều hàng thời trang cao cấp trên thế giới cũng đồng loạt đăng tải bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò này.

Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin ủng hộ đường lưỡi bò trên bản đồ tự phát của Trung Quốc.

Dã tâm xâm lược của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ nguôi. Chắc chắn trong tương lai quốc gia này sẽ còn có nhiều những động thái, thủ đoạn tinh vi nhằm tuyên truyền về chủ quyền đường lưỡi bò. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu toàn diện về đường lưỡi bò là gì  và có những phản ứng thông minh trước những thông tin không chính thống.

Video liên quan

Chủ Đề