Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa truyền thống ở quê hương em

của ngôi đền cũng vô cùng tấp nập, đó là những ông đồ ngồi viết chữ nho, các thầy bói đang ngồi giải quẻ, tất cả đều vô cùng nhộn nhịp.

Đây là lần đầu tiên em được đi chùa vào đúng dịp lễ hội như vậy. Qua buổi đi lễ ngày hôm đó em cũng đã có thêm rất nhiều hiểu biết cũng như ấn tượng về lễ hội ở Đền Bia. Em cũng thành tâm cầu xin sức khỏe cho ông bà, cho bố mẹ và em cũng mong muốn mình học tập thật tốt để không phụ tấm lòng của bố mẹ.

6. Thuyết minh lễ hội Phủ Dầy

Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

7. Thuyết minh lễ hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách trung tâm khoảng 70km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi treo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích…

Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.

Trên con đường dốc đá quanh có, dòng người nối đuôi nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hóa thành quen qua câu chào: “Nam mô A di đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân.

Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đứng trên cửa động, du khách khoan khoái hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi bước xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ đang há rộng.

Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động rộng và phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào Hòn cậu, Hòn cô, nào Nong tằm, Né kén, nào Cây bạc, Cây vàng, Cót thóc… Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên… cứ việc thắp nhang rồi thành tâm khấn vái Phật sẽ độ cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải mất hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng, ta sẽ đắm mình trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó.

Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này. Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề,…

Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mỹ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc

Đề bài: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Thuyết minh về hội Lim
3. Thuyết minh về lễ hội trọi trâu Đồ Sơn
4. Thuyết minh về lễ hội mừng lúa mới
5. Thuyết minh về lễ hội đền Trần
6. Thuyết minh về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại
 

I. Dàn ý Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại [Chuẩn]

1. Mở bài:

- Giới thiệu về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống:+ Đó là lễ hội nào?

+ Lễ hội đó diễn ra ở đâu?

2. Thân bài

- Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội

- Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội [Thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm, địa điểm tổ chức]

- Chuẩn bị:+ Địa điểm+ Trang trí

+ Các tiết mục biểu diễn

- Quy trình/diễn biến của lễ hội:+ Phần lễ

+ Phần hội [Những trò chơi được tổ chức]

- Ý nghĩa của lễ hội:+ Là nét đẹp văn hóa lâu đời của con người, dân tộc Việt Nam; Thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hóa tinh thần.+ Là sự kiện tưởng nhớ, thể hiện tấm lòng biết ơn của con người với công đức của các vị thần, nhân vật có nhiều đóng góp cho cộng đồng, dân tộc

+ Là dịp con người được trở về với quê hương, cội nguồn,…

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của lễ hội

II. Bài văn mẫu Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại


1. Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại: Hội Lim

"Ba năm hai cái hội chùa,Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.Già già, trẻ trẻ, gái trai,Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.Hội Lim ai thấy chẳng thèm,Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.Đồn sắp có dệt cửi thi,

Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon."

Nếu ai đó có lỡ say mê điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh, chắc hẳn chẳng thể nào bỏ lỡ Hội Lim, một lễ hội lớn bậc nhất tỉnh Bắc Ninh, vào dịp đầu xuân, đây được xem là kết tinh của nét đẹp truyền thống vùng đất Kinh Bắc, cái nôi lớn của nhiều truyền thuyết, của những câu chuyện cổ tích, đậm nét truyền thống của nhân dân nước Nam.

Tương truyền Hội Lim là hội chùa làng Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, khi Nguyễn Đình Diễn vốn là quan trấn thủ vùng Kinh Bắc đạt được nhiều công trạng nên được thưởng nhiều tài sản châu báu, ông đã hiến phần tiền này để tu bổ đình chùa, giữ gìn thuần phong mỹ tục đẹp đẽ của quê hương, tiêu biểu nhất là lăng Hồng Vân dựng trước mộ ông và chùa Hồng Ân nơi ông đặt hậu trên núi Lim. Chính vì có nhiều công lao, đóng góp nên sau khi ông mất, nhân dân đã tôn ông thành hậu thần, hậu Phật mà thờ cúng mỗi năm, hội Lim ra đời từ ấy.

Những bài Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hay nhất

Hội Lim bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trên địa bàn xã Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, càng ngày quy mô của hội càng lớn, thu hút biết bao nhiêu khách khứa từ thập phương về tham quan. Hội Lim là tổng hòa của nét văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc xứ Bắc gắn liền với làn dân ca Quan họ Bắc Ninh, trở thành tài sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho thể loại dân ca trữ tình Bắc Bộ còn được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay. Như nhiều lễ hội khác, hội cũng gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Đúng 8 giờ sáng ngày 13, phần lễ được mở màn bằng lễ rước, đoàn người đi rước ăn vận những bộ trang phục truyền thống rất đẹp, màu sắc sặc sỡ, phù hợp với không khí mùa xuân, đoàn rước thường rất đông người có khi kéo dài cả cây số. Các cụ bà thì rước phần lễ, các cô gái thì rước kiệu Bà, còn các trai tráng thì rước binh khí, ngoại lệ còn có cả trẻ con rước ngựa Bạch Mã, đám rước nối đuôi nhau cùng tề tựu về lăng Hồng Vân để làm lễ tế. Khi tế tất cả các hương lão, quan viên, nam đinh các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ để tiến hành cúng bái hậu thần Nguyễn Đình Diễn. Trong lễ tế có một nghi lễ không thể thiếu hát quan họ thờ hậu thần, các liền anh liền chị đứng thành hàng ở cổng lăng, ăn mặc trang phục quan họ truyền thống, hát vọng vào bên trong, nội dung lời hát chủ yếu là ca ngợi công lao, đức độ của hậu thần Nguyễn Đình Diễn.

Xong phần lễ là đến phần hội, phần hội rất náo nhiệt, cũng là phần vui và hấp dẫn hơn cả, có nhiều các trò chơi dân gian rất vui nhộn thể hiện khí khái anh hùng, tinh thần dân tộc cùng các phong tục truyền thống như: Đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, nấu cơm, dệt cửi,... mỗi một trò đều có nét đặc sắc, hấp dẫn riêng, tạo nên bầu không khí náo nhiệt sôi nổi đầu xuân mới. Nhưng có lẽ đặc trưng và đặc sắc nhất của phần hội phải kể đến phần hát hội - cốt lõi căn bản của hội Lim, phân biệt với các lễ hội khác ở miền Bắc. Có nhiều kiểu hát nào là hát mời trầu, hát gọi đò đến lối hát có cái tên rất đặc biệt như con sáo sang sông hay con nhện giăng mùng. Phần thi hát bắt đầu từ khoảng tầm trưa, trên một hồ nước nhỏ cạnh làng Lim, chiếc thuyền Rồng được sơn son thiếp vàng từ từ bơi ra giữa hồ trong giọng hát say sưa, ngọt ngào, mầm mại, đậm chất trữ tình Bắc Bộ của các liền anh, liền chị. Những màn hát đối đáp, hát hòa ca, vang vọng cả một vùng đất trời, làm cho hội Lim thêm phần thiêng liêng, đậm đà nghĩa tình văn hóa truyền thống của dân tộc. Những bộ áo váy mớ ba mớ bảy, rực rỡ đầy màu sắc cùng chiếc nón quai thao trắng, mới thật duyên dáng, điệu đà, những bộ áo the khăn xếp mới thật đĩnh đạc làm sao. Nam, nữ bằng những câu hát thân tình, đối đãi với nhau đầy thân tình, lề lối, là nét đẹp văn hóa khiến người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ, bởi qua từng ấy năm tháng lịch sử, nét đẹp ấy vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày hôm nay, quả thực không dễ dàng. Đó là cả một sự nỗ lực của nhân dân nơi đây, muốn giữ lại cho quê hương đất nước một nét đẹp của phong tục truyền thống, nhưng không hề lạc lõng so với thời đại, quả thật đáng quý.

Nếu ai chưa một lần ghé về Bắc Ninh nghe làn dân ca Quan họ, tham gia Hội Lim, quả thực là đáng tiếc. Bởi những nét đẹp của lễ hội hòa cùng giai điệu tinh tế truyền thống ấy thực sự đi sâu vào lòng người, khiến tim ta xao xuyến bồi hồi, niệm tưởng lại quá khứ huy hoàng của dân tộc, càng thêm ngưỡng mộ sự điêu luyện, mềm mại trong từng tiếng hát lời ca. Khi có cơ hội, hãy cùng về Bắc Ninh, về với Hội Lim, về với giọng hát quan họ tuyệt vời bạn nhé!
 

2. Thuyết minh về lễ hội trọi trâu Đồ Sơn

"Dù ai buôn đâu bán đâuMùng chín tháng tám chọi Trâu thì vềDù ai buôn bán trăm nghề

Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu"

Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hiến hơn bốn ngàn năm, với sự phong phú và đa dạng của các thể loại văn hóa, phong tục truyền thống, đặc biệt là các lễ hội dân gian. Mà ở mỗi một địa phương, một vùng miền lại có những kiểu lễ hội khác nhau được tổ chức quanh năm, với nhiều những nét đặc sắc thể hiện những nét tín ngưỡng, ý nghĩa độc đáo. Một trong những lễ hội đáng chú ý phải kể đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống: Trọi trâu

Không rõ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ khi nào, chỉ biết rằng đây là một tập tục, truyền thống có từ rất lâu đời của những người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng được giữ gìn và phát triển cho tới ngày hôm nay. Lễ hội diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm, thu hút sự tham gia của hàng ngàn du khách từ khắp nơi và được xem là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng nhất của những người dân nơi đây. Vào năm 2013, xét về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc và tiêu biểu, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã vinh dự được xếp vào một trong những Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Thuyết minh về lễ hội trọi trâu Đồ Sơn tại đây.
 

3. Thuyết minh về lễ hội ăn mừng lúa mới ở Tây Nguyên

Lễ hội mừng lúa mới là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ bao đời nay, dẫu trải qua nhiều thăng trầm biến đổi của đất nước, thế nhưng cả trong thời chiến và thời bình nó vẫn luôn được giữ gìn nguyên vẹn, thiêng liêng không chỉ bộc lộ vẻ đẹp tinh thần của cả một cộng đồng dân tộc lớn mà đó là những nỗ lực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhiều đời, là sự đoàn kết mạnh mẽ trong cộng đồng các dân tộc anh em.

Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em tất cả, trong đó mỗi dân tộc cùng chung sống trên dải đất hình chữ S lại có những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống đặc sắc cho riêng mình, ví như người Kinh nổi tiếng với lễ hội Đền Hùng, lễ hội Thánh Gióng, lễ hội chùa Hương,... thì ở vùng núi phía Bắc các dân tộc ở nơi đây lại đặc biệt với các lễ hội Cầu mưa, lễ hội Hoa Ban, lễ hội Lồng Tồng, hay việc ăn tết Thanh Minh rầm rộ, rộn ràng hơn cả Tết Nguyên Đán,... Còn với các dân tộc Tây Nguyên, một điều chung nhất khi cảm nhận về họ đó chính là hơi thở mạnh mẽ và máu lửa của núi rừng bạt ngàn, đầy nắng và gió, ở đây có lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, và khá đặc biệt ấy là lễ hội mừng lúa mới...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Thuyết minh về lễ hội ăn mừng lúa mới ở Tây Nguyên tại đây.

4. Thuyết minh về Lễ hội đền Trần

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành một điểm tựa tinh thần, ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống Việt Nam. Xuân về, trăm hoa đua nở, hòa chung trong bầu không khí căng tràn sức sống là sự xuất hiện của nhiều lễ hội. Nhắc tới lễ hội ngày xuân, không thể không nhắc lễ hội đền Trần - một trong những lễ hội nổi tiếng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Trần gồm lễ khai ấn và lễ hội lớn. Lễ hội đền Trần ngày xuân được nhiều người biết đến cùng với Lễ hội khai ấn đền Trần, là một trong những lễ hội được tổ chức với mục đích tri ân các vị vua Trần. Nguồn gốc ra đời của lễ hội đền Trần gắn liền với lịch sử của đền Trần. Đền Trần tọa lạc ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vị vua Trần cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng năm 1965 trên nền Thái Miếu cũ, tuy nhiên đền đã bị phá hủy bởi giặc Minh vào thế kỉ XV. Đền Trần có 3 công trình kiến trúc chính gồm: đền Thiên Trường [đền Thượng], đền Cố Trạch [đền Hạ] và đền Trùng Hoa. Đến năm 1705, đền chính thức gọi là Trần Miếu [miếu nhà Trần].

Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống: lễ hội đền Trần

Lễ khai ấn đền Trần đầu tiên được tổ chức vào năm năm 1239. Đây là nghi lễ triều đại nhà Trần thực hiện tế tiên tổ. Những năm chống giặc Nguyên Mông, nhà Trần thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" nên rút toàn bộ quân về Thiên Trường, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 mới được mở lại...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Thuyết minh về Lễ hội đền Trần tại đây.

5. Thuyết minh về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ với những cao nguyên đất đỏ xếp tầng, được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cánh rừng xanh thẳm bạt ngàn, những mảnh đất bazan màu mỡ, khí hậu quanh năm ôn hòa. Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, những con người thật thà chất phác mang đậm bản sắc của núi rừng cao nguyên.Có thể nói Tây Nguyên là cái nôi của những sử thi huyền thoại, là vùng đất giàu có với những truyền thống văn hóa độc đáo, đậm chất núi rừng linh thiêng. Đua voi là một trong những lễ hội cuốn hút, độc đáo nhất của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Lễ hội được tổ chức vào tháng ba âm lịch, cứ hai năm lại có một lần lễ hội như vậy. Người ta chọn mùa xuân là mùa tổ chức lễ hội đua voi nhằm thể hiện mong muốn một khởi đầu năm mới, tốt đẹp, ấm no hạnh phúc cho người dân khắp các thôn bản, tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp, làm say đắm bất kỳ những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Voi là con vật biểu tượng cho núi rừng Tây Nguyên, từ lâu đã được thuần hoá là vật nuôi rất có ích và chung sống thân thiện với con người...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Thuyết minh một lễ hội ngày xuân - Lễ hội đền Trần tại đây.

--------------------HẾT-----------------------

Sau khi tìm hiểu xong nội dung bài Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về một loại hình ca nhạc [hay sân khấu] mà anh [chị] yêu thích, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương, Thuyết minh về một ngành thủ công mĩ nghệ [hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực] của địa phương mình để rèn luyện, củng cố thêm cho kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.

Việt Nam là một đất nước có bề dày văn hóa, lịch sử, điều này được thể hiện trực tiếp thông qua những truyền thống, phong tục lâu đời. Bài văn Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giúp các em hiểu thêm về nét đẹp của văn hóa dân tộc mình.

Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở tỉnh Cao Bằng Dàn ý thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc Kể lại một lần em cùng bố, mẹ đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết Dàn ý thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết Thuyết minh một lễ hội ngày xuân - Lễ hội đền Trần Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An

Video liên quan

Chủ Đề