Fe2o3 tên gọi là gì

SẮT(III) OXIT

- Công thức phân tử: Fe2O3.

- Phân tử khối: 160 g/mol.

I. Cấu tạo:

- Gồm 2 nguyên tố Fe kết hơp với 3 nguyên tố O.

- Hợp chất sắt (III) oxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +3.

II. Tính chất vật lí:

- Fe2O3là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.

III. Tính chất hóa học:

  • Trong các phản ứng hóa học, ion Fe3+ có khả năng nhận từ 1e đến 3e để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe:

Fe3+ + 1e Fe2+

Fe3+ + 3e Fe

=> Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

- Tùy theo chất khử mạnh hay yếu, nhiều hay ít mà sản phẩm có thể là hợp chất sắt (II) hoặc sắt đơn chất.

1. Fe2O3là oxit bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh: HCl; H2SO4; HNO3

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 2Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O

2. Ở nhiệt độ cao, Fe2O3bị CO hoặc H2 khử thành Fe.

Fe2O3 + 3CO $$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$$ 3CO2 + 2Fe

Fe2O3 + 3H2 $$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$$ 3H2O + 2Fe

3. Phản ứng nhiệt nhôm:

Fe2O3 + 2Al $$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$$ Al2O3 + 2Fe

IV. Trạng thái tự nhiên:

- Fe2O3có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit đỏ (Fe2O3 khan) và quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O).

V. Ứng dụng:

- Fe2O3có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men; dùng để luyện gang, thép.

VI. Điều chế:

Fe2O3có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3ở nhiệt độ cao.

- Nhiệt phânFe(OH)3

2Fe(OH)3$$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$$Fe2O3+ 3H2O