Game thoái vốn nhà nước là gì

Khách hàng giao dịch tại Hội sở chứng khoán Bảo Việt. [Ảnh: Trần Việt/TTXVN]

Thời gian qua, nhiều cổ phiếu các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn nhà nước thu hút được dòng tiền lớn và tăng giá mạnh.

Giới chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đặt kỳ vọng doanh nghiệp thoái vốn sẽ tác động, đẩy giá cổ phiếu tăng như hồi năm 2017.

Cổ phiếu ăn theo thoái vốn

Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước [SCIC] đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua; trong đó tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt [mã chứng khoán: BVH], Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh [mã chứng khoán: BMI] và Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong [mã chứng khoán: NTP].

Sau thông tin này, cả ba cổ phiếu BVH, BMI, NTP đều tăng lên giá trần [phiên 25/10]. Các mã cổ phiếu này sau đó có nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chung hiện nay vẫn tiếp tục đi lên.

Trước đó, cả ba mã cổ phiếu này đã có thời gian tăng dài. Cụ thể, cổ phiếu BVH kéo dài đà tăng từ giữa khoảng trung tuần tháng Bảy. Chốt phiên giao dịch ngày 19/7, BVH có giá 48.000 đồng/cổ phiếu đã leo lên mức 63.500 đồng/cổ phiếu [chốt phiên 3/11], tương ứng tăng hơn 32%.

BMI tăng từ mức đáy 23.600 [chốt phiên 1/2] lên mốc 44.000 đồng/cổ phiếu [chốt phiên 3/11] tăng tới hơn 86,4%. Đối với mã NTP cũng tăng mạnh từ phiên 14/4 ở mức 34.600 lên 55.620 đồng/cổ phiếu [chốt phiên 3/11], tương ứng tăng 26,4%.

Tập đoàn FPT cũng nằm trong danh sách thoái vốn trong thời gian tới. Bên cạnh việc kết quả kinh doanh tích cực thì thông tin thoái vốn cũng giúp cổ phiếu doanh nghiệp này tăng mạnh.

Tại ngày 4/1, FPT có giá 60.200 đồng/cổ phiếu thì đến ngày 3/11 đã lên 96.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng trên 59,6%.

[Trong tháng 10, vốn hóa trên HOSE đạt gần 90% GDP năm 2020]

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán MB [MBS], cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước cùng với kỳ vọng vào thị trường mới nổi là động lực tăng trưởng dài hạn của thị trường. Hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn và góp phần mở rộng quy mô và gia tăng thanh khoản thị trường. Tuy nhiên, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Do đó, dư địa các doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Việt Nam còn rất lớn; trong đó một số doanh nghiệp lớn đang được tập trung hoàn thành IPO [bán cổ phần lần đầu ra công chúng] và thoái vốn trong thời gian tới.

Theo ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt-TVSI, nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào “game” thoái vốn sẽ tác động tới giá cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu tăng như hồi năm 2017. Đây là nhóm hút tiền thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên vị chuyên gia khuyến cáo, nếu cổ phiếu đón nhận dòng tiền nhưng định giá không phù hợp thì nhà đầu tư chỉ nên xem xét giải ngân một phần danh mục vì sau khi thoái vốn, giá cổ phiếu thường có xu hướng điều chỉnh.

Thuận lợi thoái vốn

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Yuanta Việt Nam [YSVN], ngân sách thâm hụt do dịch COVID-19 thúc đẩy khả năng đẩy nhanh qua trình thoái vốn.

Nhu cầu vốn cho đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025 khoảng từ 32-34% GDP [từ 2-2,14 triệu tỷ đồng] với mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt 90% kế hoạch. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công cho năm 2021 chỉ tương đương 7,3% GDP. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư công cho giai đoạn 2022-2025 là rất lớn.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam [VCBS] cho rằng thị trường chứng khoán diễn biến tích cực giúp cho kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước có tiềm năng diễn ra thuận lợi hơn trong những tháng cuối năm 2021.

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. [Ảnh: Hứa Chung/TTXVN]

Một trong những giải pháp được chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng nêu ra để thúc đẩy phát triển thị trường trong thời gian tới, đó là đơn vị này sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết, trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang có diễn biến tích cực, nhằm tạo thêm nguồn cung có chất lượng trên thị trường chứng khoán.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước thành công sẽ tạo ra nhiều lợi ích đối với cả thị trường chứng khoán và doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng về quy mô khi tăng cả về số lượng doanh nghiệp niêm yết và vốn hóa thị trường. Theo Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết [VNCS], ông Đỗ Bảo Ngọc, đây là một trong những điều kiện để xét nâng hạng, thị trường chứng khoán có thêm hàng hóa chất lượng và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thêm cơ hội đầu tư mới tiềm năng.

Doanh nghiệp sẽ có thêm các lợi ích riêng như công khai, minh bạch quản trị công ty, đa dạng hóa cổ đông, nhiều cổ đông chiến lược có thể đóng góp lớn vào quá trình phát triển doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.

Việc thu được vốn thông qua thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp cũng giúp Chính phủ có thêm vốn để đầu tư công, từ đó thúc đầy nền kinh tế phát triển và tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Ông Ngọc cho rằng về cơ bản có rất nhiều lợi ích khi quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đẩy nhanh. Theo vị chuyên gia này, nhiều doanh nghiệp lớn có vốn sở hữu nhà nước tiếp tục kinh doanh có hiệu quả và thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức đầu tư lớn từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhóm này chỉ chiếm số lượng ít và là các doanh nghiệp lớn đầu ngành, kinh doanh có hiệu quả và có vị thế vững chắc.

Sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước cũng là một thuận lợi. Dù vậy, quá trình này diễn ra ở các cấp địa phương và doanh nghiệp là rất chậm trễ./.

Văn Giáp [TTXVN/Vietnam+]

Giá cổ phiếu VNP cán mốc 23.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 1/9/2021

Là doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu cô đặc, vốn điều lệ 190 tỷ đồng [19 triệu cổ phiếu], nhưng lượng cổ phiếu trôi nổi chỉ có 5,4 triệu cổ chia đều cho lãnh đạo công ty, nhân viên và cổ đông bên ngoài. Còn lại 14 triệu cổ phiếu do SCIC - Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước quản lý, tiếp tục được các nhà đầu tư săn mua khi VNP nằm trong danh sách thoái vốn của Nhà nước năm nay. Theo đó, từ vùng giá dưới giá trị sổ sách, VNP đã tiếp tục tăng mạnh cán mốc cán mốc 23.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 1/9 với khối lượng khớp lệnh gần 1 triệu cổ phiếu. Đây là mức thanh khoản cao nhất của VNP trong năm 2021. 

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Chuyên viên phân tích ACBS, sở dĩ, VNP được đánh giá là doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực kinh doanh có triển vọng, sau khi chuỗi logistic đứt gãy bởi dịch Covid khiến nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường EU tăng mạnh.

VNP chuyên cung cấp các sản phẩm như hạt nhựa, nhựa tổng hợp, bột giấy, phụ gia hóa chất và bột giấy. Trong năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 173 tỷ đồng và 14,94 tỷ đồng. Trên thị trường, giá hạt nhựa PVC [sản phẩm chính của VNP] lên cao kỷ lục giữa tháng 3/2021, chạm 1.400 USD/tấn. Giá PVC cũng như giá dầu tại thời điểm này đang cao hơn so với đầu năm là kết quả của sự gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu do đại dịch.

Báo cáo tài chính 6 tháng hợp nhất gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của VNP thể hiện, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 51, 581 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2020 con số vẻn vẹn 15,814 tỷ đồng [tăng trưởng gần gấp 5 lần]. Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ có lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu ghi nhận cán mốc 23, 577 tỷ đồng, trong khi năm ngoái vỏn vẹn 3,532 tỷ đồng. Như vậy mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty mẹ VNP đã tăng gần 8 lần.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch  xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh khi dịch bệnh xảy ra. Theo đó, các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay, trong đó có VNP đã có mặt tại hơn 150 thị trường trên thế giới. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, hiện các sản phẩm nhựa nội khối của EU hiện đang có ưu thế hơn so với hàng nhập khẩu [NK]. Tuy nhiên, tại thị trường EU các sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam hiện có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm bao bì nhựa từ các nước khác trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc do không bị đánh thuế chống bán phá giá từ 4 - 30%.

Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ [Bộ Công Thương], đa số các mặt hàng nhựa đang chịu thuế cơ bản 6,5% được giảm về 0% khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan… Đây chính là lợi thế của VNP và các doanh nghiệp VN khi xuất khẩu nhựa vào thị trường EU khó tính.

Bên cạnh đó, như đề cập ở trên, điểm nhấn thứ hai là cổ phiếu VNP nằm trong danh sách thoái vốn của SCIC [sở hữu 65,85% vốn].

Hiện VNP đang rót tổng cộng 122 tỷ đồng đầu tư vào 3 công ty liên doanh, liên kết gồm CTCP Nhựa Vân Đồn [nắm 20.69%], Công ty TNHH Việt Thái Plastchem [nắm 27.51%] và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina [nắm 15%]. Trong đó, Việt Thái Plastchem và TPC Vina đều có hoạt động chính là sản xuất hạt nhựa PVC.TPC Vina cũng là công ty con, do Tập đoàn SCG Thái Lan sở hữu 70% vốn.

Cổ phiếu VNP được đánh giá sẽ tạo "game" thoái vốn tiềm năng  [nguồn Agribank]

Trong đó SCG đang là chủ đầu tư của dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, với tổng vốn đăng ký khoảng 5,4 tỷ USD, quy mô gần 400 ha đất, gần 70 ha đất có mặt nước và khoảng 194 ha mặt nước để làm cảng. Tập đoàn SCG của Thái Lan vừa công bố mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân. Công ty con SCG Packaging [SCGP] sẽ là pháp nhân nhận chuyển nhượng cổ phần và các chi tiết cụ thể sẽ được công bố cuối năm 2021.

 Báo cáo nhận định của Công ty Chứng khoán Agribank cho thấy, năm 2021 không chỉ riêng hoạt động thoái vốn, hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng [IPO] của các doanh nghiệp nhà nước cũng như hoạt động mua bán - sáp nhập [M&A] sẽ diễn ra sôi động.

Cũng theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020-2021, có 93 doanh nghiệp nằm trong trong danh mục này. Số vốn IPO và phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo có thể lên tới 25 tỷ USD. [Tuy vậy thực tế. dịch bệnh cũng đang tác động lên các hoạt động này có phần khác đi so với dự báo -BT]. 

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ngành nhựa, nhà đầu tư cần chọn lựa những doanh nghiệp tiềm năng, có yếu tố cơ bản tốt để từ nền tảng sẵn để phát triển sau khi Nhà nước thoái vốn. Cần xem xét việc thoái vốn trong những thương vụ lớn có thể đem lại giá trị cộng hưởng gì cho doanh nghiệp. Đồng thời, xác định tính khả thi của thương vụ thoái vốn và mức giá thoái vốn - một mức giá quan trọng để cổ phiếu có thể vận động và nắm giữ. Đồng thời, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro, bởi tình hình diễn biến của dịch bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thành công của các thương vụ thoái vốn của Nhà nước…

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề