Giá trị từng loại đối tượng kế toán

TIn tức kế toán: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định và phân biệt đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.1. Khái niệm: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

– Đối tượng kế toán chi phí sản xuất [CPSX] là phạm vi [giới hạn] tập hợp chi phí. Hay còn hiểu là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.

– Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.

1.2. Xác định và phân biệt: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Để xác định và phân biệt đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm cần dựa vào các cơ sở sau đây.

a] Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Sản xuất giản đơn hay phức tạp.

– Với sản xuất giản đơn.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất [nếu sản xuất một thứ sản phẩm]; hoặc có thể là nhóm sản phẩm [nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động].

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm cuối cùng.

– Với sản xuất phức tạp.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm. …

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

b] Dựa vào loại hình sản xuất. Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.

– Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt.

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.

– Với sản xuất hàng loạt với số lượng lớn thì phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất [giản đơn hay phức tạp] mà xác định.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …như đã nêu ở trên.

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo như đã nêu ở trên.

2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

2.1. Phương pháp kế toán chi phí.

– Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.

– Các phương pháp kế toán chi phí: Bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn  công nghệ, theo phân  xưởng, theo nhóm sản phẩm. v.v…

– Vận dụng các phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày: Kế toán mở các thẻ hoặc sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.

Mỗi phương pháp kế toán chi phí tương ứng với một loại đối tượng kế toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.

2.2. Phương pháp tính giá thành.

– Phương pháp tính giá thành được hiểu là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm và mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

– Các phương pháp tính giá thành bao gồm: Phương pháp trực tiếp, phương pháp phân bước[tổng cộng chi phí], phương pháp tỷ lệ, phương pháp  hệ số, phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ và phương pháp liên hợp. Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau.

Trên đây Kế Toán Hội đã trình bày: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Mời các bạn tìm hiểu về cách tính giá thành theo các phương pháp sau:

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp đơn đặt hàng tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ tại đây,

1, Kế toán là gì?

Theo chuẩn mực kế toán: Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, cũng như từng tổ chức, xí nghiệp
Theo ngôn ngữ kế toán thực tế : Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và ghi chép thông tin kinh tế tài chính của Doanh nghiệp dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
- Thu thập: chính là việc tập hợp các chứng từ kế toán liên quan đến việc hạch toán kê khai làm căn cứ tính thuế và lên sổ sách. [Các chứng từ kế toán là các Hóa đơn, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy Báo Nợ, Giấy Báo Có, Phiếu Nhập kho, Phiếu xuất kho,…]
- Sau khi đã thu thập các chứng từ kế toán, kế toán tiến hành xử lý bằng cách kiểm tra, phân tích tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán đó, kiểm tra về nội dung ghi trên chứng từ kế toán,…
- Sau khi đã xử lý các chứng từ kế toán đó, kế toán tiến hành ghi chép thông tin qua các phương pháp hạch toán ghi sổ [Việc ghi chép được thể hiện dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động] .
Ví dụ:
Doanh nghiệp A thực hiện mua hàng hóa B với số lượng: 10 chiếc X 10.000d/chiếc. Vậy

- Giá trị: thể hiện qua Tổng giá trị hàng hóa B được nhập mua
- Hiện vật: thể hiện qua số lượng hàng hóa B được nhập mua
- Thời gian lao động: được sử dụng khi nhắc đến Tiền lương.

2, Cách xác định đối tượng kế toán? - Đối tượng của Hạch toán kế toán là gì?

Như đã biết Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào và việc thực hiện công tác kế toán có tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Để thực hiện công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên, quan trọng là phải được xác định đúng đắn những nội dung mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc, hay nói cách khác, hai chức năng chủ yếu: phản ánh và giám đốc được thực hiện với cái gì? ở đâu? lúc nào? trong trạng thái nào? - xác định những điều đó được gọi là xác định đối tượng kế toán.
Ta biết rằng bất cứ đơn vị nào, dù thuộc lĩnh vực sản xuất hoặc thuộc lĩnh vực phi sản xuất muốn duy trì hoạt động của mình thì nhất thiết phải có các loại tài sản nhất định, bao gồm nhiều loại khác nhau. Các loại tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị nhằm thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các nhiệm vụ khác theo những mục tiêu được xác định và được qui định.
Như vậy : Đối tượng kế toánsự hình thành, và sự biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh và giám đốc trong quá trình hoạt động của đơn vị và nó được thể hiện ở 2 mặt là Tài Sản và Nguồn Vốn [ nguồn hình thành lên tài sản].
Ví dụ:

Khi DN vay tiền để mua TSCD thì đối tượng HTKT là Số tiền vay và TS được mua

Khi xuất tiền mua Hàng hóa thì đối tượng hạch toán kế toán của chúng ta là Tiền và HH
Trong đó:
- Tài sản là những thứ mà DN có quyền sở hữu, có quyền kiểm soát lâu dài: được dùng để thanh toán, trao đổi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nguồn vốn Là nguồn hình thành lên Tài sản
Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có và đang có các loại tài sản cố định hữu hình, vô hình và các nguồn hình thành lên tài sản như sau :
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
+ Nhà cửa, máy móc, thiết bị , kho tàng, phương tiện, vận tải.
+ Các loại nguyên vật liệu [ NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu...]
+ Công cụ dụng cụ
+ Hàng hoá, thành phẩm
+ Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng....
+ Nợ phải trả - các khoản đi vay
+ Nguồn vốn chủ sở hữu


Xem thêm : Tài sản cố định là gì



Công ty kế toán Thiên Ưng - chuyên đào tạo kế toán thực hành thực tế.


Video liên quan

Chủ Đề