Giải bài tập Đạo đức lớp 2 bài 4

Tô màu vào ngôi sao ở những hành vi, việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Bài tập 1
  • Bài tập 2
  • Bài tập 3
  • Bài tập 4

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Bài tập 1
  • Bài tập 2
  • Bài tập 3
  • Bài tập 4
  • Bài tập 5
  • Bài tập 6

Bài tập 2

Nếu là bạn Cáo, em sẽ nói gì, làm gì để nhận lỗi, sửa lỗi?

Khoanh tròn vào chữ cái thể hiện việc làm em lựa chọn.

A. Mình xin lỗi Thỏ vì đã đổ lỗi cho cậu.

B. Bạn Thỏ làm rách quyển truyện đấy bác ạ!

C. Sóc ơi, do mình không cẩn thận khi đọc nên đã làm rách quyển truyện.

D. Cháu xin lỗi bác, chính cháu là người đã làm rách quyển truyện ạ!

E. Quyển truyện này bị rách từ trước rồi.

G. Mình có thể làm gì để sửa chữa lỗi do mình gây ra?

H. Mình sẽ dán lại quyển truyện cho bạn nhé!

I. Bạn tha lỗi cho mình được không?

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Các đáp án đúng: A, C, D, G, H, I.

Vì đây là những cách xin lỗi chân thành để giúp Cáo nhận lỗi và sửa lỗi.

Bài tập 3

Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Khoanh tròn vào ý em trả lời em lựa chọn và giải thích vì sao?

A. Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn. [Đồng tình/Không đồng tình].

B. Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi khi có người khác biết. [Đồng tình/Không đồng tình].

C. Khi mắc lỗi, không cần nhận lỗi vì mọi người sẽ quên. [Đồng tình/Không đồng tình].

D. Cần nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sau khi mắc lỗi. [Đồng tình/Không đồng tình].

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm.

- Phân chia tình huống.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

A. Chọn Không đồng tình.

- Vì nếu như chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn cho thấy bạn chưa là người trung thực [có thể trường hợp bạn mắc lỗi là với bạn bè hoặc người kém tuổi hơn]. Cách nhận lỗi đó khiến cho bạn trở thành người không đáng tin cậy.

B. Chọn Không đồng tình.

- Vì việc làm này cho thấy bạn là người thiếu trung thực, nếu như trường hợp không có ai biết về lỗi lầm đó thì bạn đã vô trách nhiệm với việc làm sai của mình. Việc làm đó thể hiện bạn là người đối phó, không đáng tin cậy.

C. Chọn không đồng tình.

- Vì việc làm này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm với lỗi lầm mình gây ra, không phải ai cũng có thể quên đi lỗi lầm đó của bạn. Vì vậy, bạn có thể đánh mất đi những mối quan hệ thân thiết xung quanh nếu như cứ tiếp tục có những suy nghĩ sai lệch như vậy.

D. Chọn Đồng tình.

- Vì đây là việc làm chính xác sau khi gây ra lỗi lầm. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi. Nếu chúng ta biết nhận ra lỗi, sửa lỗi và không tái phạm lần sau nữa thì mọi người đều có thể tha thứ cho bạn. Đôi khi, chính những lỗi lầm đó cũng khiến cho ta trưởng thành hơn.

Bài tập 4

Vẽ

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tranh thể hiện hành vi em đồng tình

Tranh 1:

Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.

Tranh 3:

Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.

Tranh thể hiện hành vi em không đồng tình [Vẽ mặt buồn]:

Tranh 2:

Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.

Tranh 4:

Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.

Bài tập 5

Em sẽ ứng xử như thế nào nếu em là bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Hãy viết cách ứng xử của em.

Tình huống 1

Tình huống 2

Tình huống 3

Phương pháp giải:

- Quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Em sẽ: Nếu làm rơi mũ của bạn vào vũng nước, em sẽ nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch mũ trước khi trả lại cho bạn. [Mình xin lỗi bạn nhé! Để mình mang mũ về làm sạch rồi mình trả lại cho bạn nhé!].

Tình huống 2:

Em sẽ: Nếu quên mang đồ dùng theo lời cô dặn, em sẽ xin lỗi cô giáo và không tái phạm lần sau nữa. [Em xin lỗi cô vì đã quên mang đồ dùng học tập đúng lời cô dặn. Em mong cô tha lỗi và em hứa sẽ không phạm lỗi lần sau nữa ạ!].

Tình huống 3:

Em sẽ: Nếu đi chơi mà quên xin phép mẹ, em sẽ xin lỗi mẹ chân thành, nói rõ lỗi sai của mình, khắc phục lỗi sai đó và không được tái phạm lần sau nữa. [Con xin lỗi vì đã không xin phép mẹ trước khi đi chơi. Con biết lỗi sai của mình rồi. Mẹ đừng giận con nhé! Con hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa ạ!].

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Với giải vở bài tập Đạo đức lớp 2 Bài 4: Yêu quý bạn bè bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát VBT Đạo đức lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà Đạo đức lớp 2 Bài 4: Yêu quý bạn bè.

Bài tập 1 trang 16 Vở bài tập Đạo đức lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Tô màu vào

ở những hành vi, việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Trả lời:

Tranh 1, 3, 4, 6 và 7 là những việc làm thể hiện sự yêu quý, biết giúp đỡ bạn bè.

– Tranh 1: cho bạn mượn bút viết.

– Tranh 3: hỏi thăm bạn bị ốm.

– Tranh 4: quyên góp tiền ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Tranh 6: cho bạn đi nhờ ô khi trời mưa.

– Tranh 7: chỉ bạn cách làm bài.

Tranh 2 và 5 là những việc làm chế giễu, cô lập, không yêu quý bạn bè.

– Tranh 2: chế giễu khi bạn bị cô giáo nhắc nhở.

– Tranh 5: rủ bạn bè không chơi với bạn Hoa.

Bài tập 2 trang 17 Vở bài tập Đạo đức lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Viết ra 3 điều em muốn nói với bạn về tình cảm em dành cho bạn.

Trả lời:

Bài tập 3 trang 18 Vở bài tập Đạo đức lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Hãy tìm những hành động, việc làm phù hợp thể hiện sự yêu quý bạn trong mỗi trường hợp dưới đây.

Trả lời:

Bài tập 4 trang 18 Vở bài tập Đạo đức lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

Trả lời:

Video liên quan

Chủ Đề