Giải thích vì sao nhân vật ngụ ngôn La nhân vật chức năng

I. CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2.Truyện ngụ ngôn là những truyện bịa đặt có ngụ ý về những bài học; về kinh nghiệm sống, đạo lí.

Nếu như ở các thể loại văn học khác, ngụ ý là ý nghĩa của sự phản ánh thì trong truyện ngụ ngôn nó là đối tượng phản ánh. Bỏi vậy, truyện ngụ ngôn mang đậm màu sắc triết lí dân gian. Khi tưởng tượng và hư cấu truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian không tập trung trình bày một số phận vói nhiều tình tiết rắc rối mà chỉ chú ý khai thác một vài tình tiết liên quan đến một bài học kinh nghiệm nào đó một cách kín đáo, tế nhị. Ví dụ truyện Thả mồi bắt bóng kể về một con chó ăn trộm được miếng thịt, khi đi qua sông, đứng trên cầu nọ nhìn xuống sông thì thấy một con chó khác dưới sông đang cắp một miếng thịt to hơn. Thế là nó liền nhả miếng thịt đang ngậm rơi xuống sông và nhảy xuống sông để cướp miếng thịt của con chó kia. Nhưng biết đâu miếng thịt và con chó dưới sông kia chính là cái bóng của nó. Câu chuyện chỉ thế thôi đã đủ nêu lên một bài học cay đắng cho những kẻ “đứng núi này trông núi nọ” mà không cần phải kể dài dòng về lai lịch hay những chuyện về sau của con chó. Những bài học được ngụ ý trong truyện ngụ ngôn rất phong phú. Đó có thể là một bài học về kinh nghiệm ứng xử giữa người với ngưòi, một bài học về đạo đức, một ‘bài học về nhận thức…

– Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội:

Xét trên bề mặt, truyện ngụ ngôn chỉ là truyện của các loài vật, đồ vật. Điều đó đúng nhưng chỉ là đúng về “phần xác” còn thực ra điều quan trọng của thể loại truyện này phải là “phần hồn”. Ở phần hồn này, sự ngụ ý kín đáo, bóng gió của tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở các bài học về đạo lí hay những kinh nghiệm sống mà còn có cả Sự phản kháng đối vói xã hội, đả kích giai cấp thống trị vói những thói hống hách, ngang ngược, quyền thế và dạy người ta những kinh nghiệm ứng phó với chúng. Ví dụ truyện Khi chúa sơn lâm ngoạ bệnh phản ánh, phơi bày tâm địa của đám “thống trị chóp bu”: Chúa sơn lâm bị thương, nằm trong hang. Cò vào thăm, Chúa hỏi, ta đau thì thơm hay thối. Cò thật thà trả lời là thối. Chúa liền đánh Cò vì dám xúc phạm quân vương. Rút kinh nghiệm Cò, Cáo vào thăm và trả lòi là thơm. Cáo cũng bị Chúa đánh vì tội nịnh hót. Chuột khôn khéo hơn khi vào thăm thì bảo mũi bị ngạt nên không ngửi thấy mùi gì. Chúa cũng lại đánh Chuột vì cho rằng nó nói dối. Qua câu chuyên, dân gian cho người đọc thấy được bộ mặt của bọn thống trị vói tâm địa rất khó chiều, khó hiểu; một bài học về “chơi vói vua”.

3. Nhân vật của truyện ngụ ngôn:

– Nhân vật chính: nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là các con vật. Ngoài ra, truyện ngụ ngôn còn mượn cả các sự vật, người, các bộ phận trên cơ thể người, phật, thần, thánh, ma, quỷ, sông, núi… nghĩa là bất cứ thứ gì mà người kể chuyện có thể ngụ ý để bóng gió khuyên nhủ một bài học nào đó. Khi đưa các con vật vào truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian thường có cảm tình vói các con vật nhỏ bé hoặc các con vật được nuôi trong nhà hơn. Họ thường nâng đỡ và xây dựng những con vật này vói đức tính tốt như thật thà, chăm chỉ, thông minh, trung thành. Ngược lại, những con vật to xác, hung dữ, hoang dã thì hay bị gán cho các tính tham lam, độc ác, ngu ngốc. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường bị gán cho một nét tính cách, một đặc điểm hành động để làm sáng rõ một quan điểm, một nhận xét nào đó chứ không có tính cách và sự phát triển của tính cách.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nhân vật truyện ngụ ngôn được lựa chọn một cách tự do, phóng túng, con vật nào củng được miễn là “khớp” được cái ý tưởng bóng gió xa xôi mà người ta “gá gửi” vào đó. Những nhân vật – con vật ấy có ích hay có hại cho loài người, truyện ngụ ngôn không quan tâm. Điều người ta quan tâm là con vật đó giúp thế hiện được triết lí như thế nào.

+ Việc lựa chọn nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn xuất phát từ động cơ thiên về phương diện lí trí hơn là tình cảm, ở đây những thao tác của tư duy hoạt động mạnh hơn sự rung động của trái tim – đọc truyện ngụ ngôn ta phải suy nghĩ nhiều hơn.

+ Truyện ngụ ngôn thực hiện chức năng mượn con vật làm cái vỏ để bọc kín cái ý, cái triết lí cần “gá gửi”. Vì vậy nội dung hình tượng nhân vật, phần cốt lõi không phải là miêu tả đặc điểm con vật mà là bài học suy lí, triết lí mà truyện muốn “gá gửi”.

– Xung đột trong truyện ngụ ngôn:

+ Xung đột về triết lí ứng xử, về lí lẽ hành động của nhân vật, mọi hành động của nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều không hề cảm tính mà tất cả đều có lí lẽ, có “tính quan niệm”.

+ Xung đột trong truyện ngụ ngôn phản ánh xung đột xã hội [xung đột giữa người bị áp bức vói kẻ áp bức, giữa đúng với sai, chân lí với nguy lí, tốt vói xấu trong xã hội…].

– Kết cấu truyện ngụ ngôn:

Do tính chất ngụ ỷ, truyền miệng nên hầụ hết truyện ngụ ngôn đều ngắn, ít tình tiết, ít nhân vật, trừ một số truyện bàng thơ. cốt truyện là một trục thẳng, ít rẽ ngang tắt hay đảo ngược. Truyện thường có hai lóp nghĩa: nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hiển ngôn là câu chuyện được kể, đây là lóp nghĩa nổi hay còn gọi là “phần xác”. Nghĩa hàm ngôn là phần bài học kinh nghiệm, những điều răn dạy, đây là lóp nghĩa chìm hay còn gọi là “phần hồn”, nghĩa này phải suy nghĩ mới nhận ra được.

– Biện pháp nghệ thuật:

Truyện ngụ ngôn thường mượn vật để nói người, dùng đặc điểm, tính cách, hành động của các con vật hoặc cỏ cây hoa lá để bóng gió chuyện con người, kín đáo nêu lên bài học nào đó cho con người. Do vậy, biện pháp nghệ thuật mà truyện ngụ ngôn sử dụng là nghệ thuật ẩn dụ. Đó là hình thức ẩn dụ để ám chỉ tính cách, hành động của con người. Chính nhờ có hình thức ẩn dụ này mà các con vật, loài yật, các bộ phận của cơ thể người hiện lên sống động, gần gũi và hấp dẫn hơn. 

Xem thêm : Các câu chuyện về truyện ngụ ngôn [câu hỏi và trả lời] – Bồi dưỡng HSG Văn 6 tại đây. 

Related

Tags:Củng cố mở rộng kiến thức về truyện ngụ ngôn · Nâng cao Ngữ Văn 6

Văn học dân gian:

Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Vè, Tục ngữ
Thành ngữ
Câu đố
Ca dao
Văn học dân gian dân tộc thiểu số
Sân khấu cổ truyền

Văn học viết:

Văn học đời Tiền Lê
Văn học đời Lý
Văn học đời Trần
Văn học đời Lê Sơ
Văn học đời Mạc
Văn học đời Lê trung hưng
Văn học đời Tây Sơn
Văn học thời Nguyễn
Văn học thời Pháp thuộc
Văn học thời kỳ 1945-1954
Văn học thời kỳ 1954-1975
Văn học thời kỳ sau 1975

xem thêm
Tác giả - tác phẩm:

Nhà thơ - Nhà văn
Nhà báo - Nhà viết kịch

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người.

Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau:

  • Đả kích [giai cấp thống trị]: đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế [Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...]
  • Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò [Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi, Thầy bói xem voi...]
  • Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế [Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo, Ếch ngồi đáy giếng...]

Ví dụ: Trí khôn,…

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề