Xupap đặt được lắp ở đâu

19/04/2022 251

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Dấu hiệu để nhận biết cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo là các xupap được lắp ở nắp máy.

Hình minh họa cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo

Điền Chính Quốc [Tổng hợp]

Tóm tắt lý thuyết

  • Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

  • Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt

  • Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.

  • Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.

II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp

1. Cấu tạo

  • Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.

    • Xupáp đóng mở được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp.

    • Trục cam được dẫn động nhờ trục khuỷu, nhờ cặp bánh răng phân phối.

  • Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.

    • Mỗi xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, lò xo xupáp.

  • Kết luận:

    • Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng ½ số vòng quay trụ khuỷu.

    • Cơ cấu phân phối khí  dùng xupáp treo là cơ cấu phân phối khí  mà xupáp được lắp trên nắp máy.

    • Cơ cấu phân phối khí  dùng xupáp đặt là cơ cấu phân phối khí  mà xupáp được lắp trên thân máy.

2. Nguyên lý làm việc

[Phân phối khí của động cơ 4 kì]

  • Khi động cơ hoạt động, bánh răng trục khuỷu quay,nhờ bánh răng trung gian làm bánh răng trục cam và vấu cam quay:

    • Mở cửa khí: khi vấu cam tác dụng vào con đội, thông qua đũa đẩy làm cần bẩy quay quanh trục, ép lò xo đẩy xupáp mở cửa hút [hoặc cửa xả] 

    • Đóng cửa khí: khi vấu cam trượt qua đáy con đội, lò xo giản ra, xupáp đi lên đóng cửa hút[hoặc cửa xả]. Đồng thời thông qua cần bẩy, đũa đẩy ép con đội xuống tì lên mặt cam.

  • Nguyên lý làm việc của cơ cấu xupap treo:

  • Nguyên lý làm việc của cơ cấu xupap đặt:

So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

Hướng dẫn giải:

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

  • Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.

Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy gồm có các chi tiết sau:

  • Trục cam, con đội, đũa đẩy, trục cò mổ, gối đỡ trục cò mổ, cò mổ, xupap, lò xo xupáp, đế lò xo, móng hãm, ống dẫn hướng xupáp, bệ đỡ xupáp, vít điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp, phớt…
  • Đối với cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trên nắp máy có cấu tạo cũng tương tự như cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy nhưng chỉ khác là không có đũa đẩy

Nguyên lý làm việc

  • Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ làm cò mổ quay, đẩy xupap đi xuống [mở xupap] thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí. Lúc này lò xo xupáp bị nén lại.
  • Khi cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupáp làm cho xupap đóng kín vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupap đóng.

Xupap đặt

Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt hình, toàn bộ cơ cấu phối khí được đặt ở thân máy gồm có:

  • Trục cam, con đội, xupap, lò xo, cửa nạp và cửa xả.
  • Trên con đội có lắp bu lông để điều chỉnh khe hở xupap, lò xo lồng vào xupap và được hãm vào đuôi xupap bằng móng hãm.
  • Trục cam do trục khuỷu dẫn động qua cặp bánh răng hay đĩa xích

Nguyên lý hoạt động

  • Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay với tỷ số truyền là 1/2, cơ cấu phân phối khí sẽ làm việc như sau:
  • Khi đỉnh cam chưa tác dụng vào đuôi xupap, lò xo đẩy xupap đi xuống, cửa nạp hoặc cửa xả được đóng lại.
  • Khi đỉnh cam quay lên, con đội tác dụng vào xupap nâng xupap đi lên, cửa nạp hoặc cửa xả từ từ được mở ra. Khi con đội tiếp xúc ở vị trí cao nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả được mở lớn nhất
  • Trục cam tiếp tục quay, đỉnh cam quay xuống, lò xo căng ra đẩy xupap đi xuống đóng dần cửa nạp hoặc cửa xả. Khi con đội tiếp xúc tại vị trí thấp nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả được đóng kín hoàn toàn.
  • Nếu động cơ tiếp tục làm việc trục cam tiếp tục quay thì quá trình làm việc của cơ cấu phối khí xupap đặt lại được lặp lại như trên.

So sánh ưu, nhược điểm của xupap đặt và xupap treo

Xupap đặt

Ưu điểm: • Toàn bộ cơ cấu phối khí được bố trí ở thân máy, do đó chiều cao của động không lớn.

                • Số chi tiết của cơ cấu ít nên lực quán tính của cơ cấu nhỏ, bề mặt cam và con đội ít bị mòn.

Nhược điểm:  • Vì buồng cháy không gọn nên dễ xảy ra cháy kích nổ.

                       • Do dòng khí nạp và khí xả lưu thông khó nên hệ số nạp không cao.

Xupap treo

Ưu điểm: • Do xupap bố trí trong phần không gian của xi lanh dạng treo nên buồng cháy rất gọn nên tăng được tỷ số nén của động cơ và giảm được kích nổ ở động cơ xăng.

                • Dòng khí lưu động thuận tiện nên tổn thất ít, tạo điều kiện xả sạch và nạp đầy.

Nhược điểm:  • Có nhiều chi tiết hơn cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt và được bố trí cả ở thân máy và nắp máy nên làm tăng chiều cao của động cơ.

                       •  Lực quán tính của các chi tiết tác dụng lên bề mặt cam và con đội lớn hơn.

Xem thêm: Tại Sao Cần Vệ Sinh Kim Phun Nhiên Liệu

Tìm hiểu thêm các tin tức khác và đăng tin mua - bán xe tại Xetai123.

Các chủ đề khác có liên quan:

1. Tin tức về chính sách cập nhật cho các bác tài

2. Kiến thức-kinh nghiệm vận hành và sửa chữa xe

3. Góc xem xế xịn

4. Tìm xe đầu tư-bán xe-nâng cấp

5. Bảng giá xe tải

Xupap đặt là một dạng của cơ cấu phân phối khí trong ô tô. Nó có nhiệm vụ nạp hòa khí hoặc không khí vào xilanh và thải lượng khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về Xupap treo. Trong bài viết hôm nay DPRO sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của Xupap đặt.

Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo của Xupap đặt

Cơ cấu phân phối khí theo kiểu xupap đặt, được mô tả như trong hình vẽ. Toàn bộ phần cơ cấu phân phối khí được đặt ở phần thân máy bao gồm những bộ phận sau:

Cấu tạo của Xupap đặt

  • con đội, trục cam, xupap, cửa xả và cửa nạp
  • Khe hở của Xupap được điều chỉnh bởi bulong được gắn trên bộ phận con đội. Lò xo lồng vào xupap sẽ được hãm bằng móng hãm vào đuôi của xupap.
  • Qua bánh băng hoặc đĩa xích, trục khuỷu sẽ dẫn động trục cam.

Nguyên lý hoạt động của Xupap đặt

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu sẽ chuyển động với tỷ số truyền là 1/2. Lúc này cơ cấu phân phối khí sẽ hoạt động như sau:

Khi đỉnh của trục cam chưa tác dụng lên phần đuôi của Xupap. Xupap sẽ bị lò xo đẩy đi xuống. Lúc này bộ phận cửa xả hoặc cửa nạp sẽ đóng lại.

Nguyên lý hoạt động của xupap đặt

Khi đỉnh của cam quay ngược lên. Con đội sẽ tác dụng vào xupap. Nó sẽ khiến xupap được nâng lên. Cửa nạp hoặc cửa xả sẽ từ từ được mở ra. Khi con đội tiếp xúc với điểm cao nhất của cam. Lúc này là thời điểm mà cửa nạp hoặc cửa xả được mở rộng một cách lớn nhất.

Hết chu trình đầu tiên. Trục cam sẽ tiếp tục quay, đỉnh của cam sẽ quy ngược xuống. Lò xo sẽ căng ra và đẩy xupap đi xuống. Cửa nạp hoặc cửa xả có thể được đóng kín một cách hoàn toàn. NHư vậy là kết thúc một quá trình.

Nếu động cơ tiếp tục được chạy thì chu trình làm việc sẽ được lặp lại như các bước ở bên trên.

>> Để trang bị cho chiếc xe của mình bạn có thể tham khảo các dịch vụ tại DPRO như:

  • Bảo vệ xe toàn diện với Phủ gầm cao su non cho ô tô
  • DPRO – Vệ sinh nội thất ô tô tiêu chuẩn Nhật Bản

So sánh ưu nhược điểm của Xupap đặt và xupap treo

Cùng là bộ phận trong cơ cấu phân phối khí trên xe ô tô. Nhưng kiểu xupap đặt và xupap treo lại có những điểm khác biệt rất rõ rệt.

Dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của xupap đặt và xupap treo.

Ưu và nhược điểm của Xupap đặt và xupap treo

Xupap đặtXupap treo
Ưu điểmTất cả các cơ cấu phân phối khí sẽ được đặt hết ở phần thân máy. Do đó chiều cao của động cơ không lớn,nhỏ gọn .
Được cấu tạo đơn giản với số ít các chi tiết. Dẫn đến lực quán tính của cơ cấu phân phối khí nhỏ. Bề mặt của cam cũng như con đội sẽ ít bị ăn mòn hơn.
Xupap được bố trí trong phần không gian của xilanh bằng cách treo lên. Do đó mà không gian bên trong buồng đốt gọn gàng, rộng rãi và thoải mái hơn. Chính vì vậy mà tỷ số nén của ô tô được tăng lên. Đồng thời giảm được khả năng cháy nổ.
Dòng khí được thoải mái lưu thông, lưu động một cách thuận tiện. Dẫn đến việc tổn thất ít. Tạo điều kiện xả sạch cũng như nạp đầy.
Với những ưu điểm nổi bật trên, thì việc phân phối khí xupap treo được áp dụng phổ biến trên hầu hết các loại động cơ. Cả xăng và diesel.
Nhược điểmThiết kế nhỏ gọn, dẫn đến diện tích buồng cháy cũng nhỏ gọn. Diện tích đốt cháy nhỏ. Vì vậy mà chúng có thể dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ.
Bởi dòng khí nạp cũng như dòng khí xả lưu thông khó nên hệ số nạp thấp.
Trước đây thì kiểu bố trí xupap đặt là kiểu được bố trí phổ biến trên các động cơ ô tô. Nhưng với những hạn chế trên thì động cơ này hiện tại chỉ được áp dụng trên một số các dòng động cơ xăng ở ô tô có công suất nhỏ mà thôi.
Cồng kềnh và cao hơn. Do có nhiều các cơ cấu phân phối khí cũng như nó được đặt và bố trí ở cả phần thân máy cũng như nắp máy.
Lực quán tính của cam và con đội lớn hơn. Vì vậy mà việc ăn mòn sẽ diễn ra nhanh hơn.
Do nắp máy phức tạp nên sẽ mất nhiều công sức để chế tạo hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin mà DPRO muốn chia sẻ với bạn đọc về Xupap đặt trên ô tô. Mong rằng nó sẽ giúp ích đối với các bạn trong việc lựa chọn động cơ xe phù hơp,

Video liên quan

Chủ Đề