Giãn cách xã hội là gì chỉ thị 15

Cuộc họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phòng chống dịch COVDI-19 chiều 14/9. Ảnh: Báo Vĩnh Long

Vĩnh Long thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ

Chiều 14/9, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức hội nghị với các địa phương đánh giá việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16 từ ngày 16/8 đến 13/9/2021.

Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của người dân, các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, đến nay tỉnh đã kiểm soát tốt được dịch bệnh trong cộng đồng.

Trên cơ sở đó, tỉnh Vĩnh Long quyết định từ 0h ngày 16/9 sẽ thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các dịch vụ ăn uống bán mang về; nội bộ vùng xanh được di chuyển để sản xuất kinh doanh. Người dân được cấp phiếu đi chợ 2 lần/tuần.

Hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện thuỷ, bộ tiếp tục tạm dừng. Người dân từ vùng dịch trở về vẫn thực hiện cách ly 14 ngày. Tiếp tục duy trì hạn chế giờ ra đường từ 19h hôm trước đến 4h sáng hôm sau.

Riêng đối với các khu vực: Khóm 4 [Phường 3, TP. Vĩnh Long], xã Ngãi Tứ [huyện Tam Bình] và xã Hiếu Nhơn [huyện Vũng Liêm] do vẫn còn ca mắc COVID-19 trong cộng đồng nên thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 21/9.

Sóc Trăng chuyển sang trạng thái bình thường mới

Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng họp để đánh giá các hoạt động phòng, chống dịch. Cuộc họp có sự tham gia của Tổ công tác Bộ Y tế.

Kế từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại cộng đồng đến ngày 14/9, toàn tỉnh có 1.014 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 631 ca đã điều trị khỏi. Trong đợt dịch lần thứ 4, tỉnh đã thiết lập 50 vùng/khu vực cách ly y tế [hiện chỉ còn 9 khu vực đang thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch]. Tỉnh đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine với 166.655 mũi tiêm.

Đến ngày 15/9, toàn tỉnh không còn xã có mức "nguy cơ rất cao" [vùng đỏ], 2 xã có mức "nguy cơ cao" [vùng cam], 4 xã có mức "nguy cơ" [vùng vàng] và 103 xã có mức "bình thường mới" [vùng xanh].

Theo đánh giá tại cuộc họp, công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đạt được kết quả tích cực, dịch bệnh đã được khống chế. Sóc Trăng là địa phương được xếp vào nhóm 1 về chống dịch [nhóm đang kiểm soát tốt dịch bệnh]. Công tác phòng, chống COVID-19 của tỉnh đã đi đúng hướng và đạt các mục tiêu.

Từ những kết quả đó, hội nghị thống nhất đánh giá tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện thành công mục tiêu theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ và từ 0h ngày 16/9 tỉnh Sóc Trăng triển khai phương án phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới và thực hiện theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND, ngày 15/8/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc theo mức độ nguy cơ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đề nghị các sở, ban ngành của tỉnh, lãnh đạo huyện ủy, thị ủy, thành ủy rà soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 để có phương án, kế hoạch, lộ trình cụ thể từ nay đến cuối năm, làm cơ sở triển khai thực hiện. UBND tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế.

BT


30/05/2021 14:36 PM

Mục lục bài viết

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 khác nhau thế nào?

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữ Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16:

Tiêu chí

Chỉ thị 15/CT-TTg

ngày 27/3/2020

Chỉ thị 16/CT-TTg

ngày 31/3/2020

Tập trung đông người

Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng

Cách ly toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết

Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng

Khoảng cách an toàn

Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Hoạt động vận tải

Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác

Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Châu Thanh

234,704

dịch Covid-19, Covid-19, giãn cách xã hội,

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, người dân chuẩn bị tâm lý để thích ứng với quy định giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 là như thế nào? Nội dung giãn cách theo Chỉ thị 15 và có gì khác so với Chỉ thị 16?

Giãn cách xã hội là phương pháp cách ly địa lý, giữ không gian an toàn giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét [tương đương với 2 sải cánh tay] ở cả không gian trong và ngoài trời. [1]

Giãn cách xã hội yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m, tránh tụ tập đông người

Quyết liệt thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tụ tập đông người để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nội dung quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được yêu cầu ngưng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch [vùng dịch] đến các địa phương khác. Ngoài ra, các hoạt động giao thông công cộng được tạm dừng, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa để tránh tập trung đông người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đình chỉ hoạt động, chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Ngày 30/5/2021, cuộc họp về COVID-19 của TP.HCM diễn ra trong bối cảnh TP.HCM có 379 ca nhiễm gồm 177 ca trong cộng đồng, trong đó 16/22 quận huyện có số ca nhiễm liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Từ 0h ngày 31-5, toàn địa bàn TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 15 và 16 [quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12] trong vòng 15 ngày cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Cập nhật tình hình COVID-19 hôm nay

Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu không tập trung trên 10 người bên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng

Để bảo vệ sức khỏe gia đình và an toàn cộng đồng, trong thời gian thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội, người dân cần thực hiện các quy định của UBND TPHCM về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19 như sau:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp.
  • Người dân cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế, hợp tác với chính quyền thành phố thực hiện theo các yêu cầu, các biện pháp phòng dịch.
  • Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
  • Khi có nhu cầu di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12], người dân tìm hiểu về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện để thực hiện theo đúng quy định được hướng dẫn.
  • Trong thời gian cả thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần, các thành viên trong gia đình nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.
  • Người trên 60 tuổi không nên ra khỏi nhà và hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết;
  • Khi có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sốt, kho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được kiểm tra theo quy định; khai báo y tế tự nguyện và trung thực về tình trạng bệnh của mình, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch.
  • Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được mở cửa nhưng chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về.
  • Các cơ sở chế biến thức ăn như cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, cơ sở chế biến suất ăn sẵn… được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
  • Các cửa hàng tiện ích, nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động để phục vụ khách nhưng phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách từ 2 mét trở lên giữa 2 người, không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan y tế.
  • Dừng tiếp nhận khách đến đăng ký lưu trú tại các cơ sở kinh doanh theo mô hình homestay, AirBnb.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các trung tâm thương mại; siêu thị điện máy; các điểm trò chơi điện tử và casino trên địa bàn thành phố; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa có dịch vụ thẩm mỹ phải tạm ngưng hoạt động.

Ngoài ra, nội dung chỉ thị 15 giãn cách xã hội yêu cầu ngừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội. Tạm dừng kế hoạch nhận đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trên địa bàn toàn thành phố, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông cũng được yêu cầu hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Xét nghiệm nhanh Covid 19 ở đâu?

Chỉ sau vài giờ có thông tin TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15, từ chiều 30/5/2021, nhiều người dân đã tranh thủ đến các siêu thị, cửa hàng để mua thực phẩm tích trữ. Tại cửa hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị nằm trong khu dân cư bị quá tải phục vụ khách đến mua hàng quá đông. Nhiều gian hàng nhanh chóng hết sạch hàng hóa ngay trong tối cùng ngày. Các nền tảng bán hàng online cũng chứng kiến lượng đơn hàng tăng đột biến, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, dầu ăn, gạo, mì gói, nước mắm,…

Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 15, các siêu thị, cửa hàng… vẫn mở cửa hoạt động bình thường với nguồn hàng dồi dào, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, do đó người dân không cần lo lắng đổ xô tích trữ thực phẩm, không đảm bảo yêu cầu chống dịch.

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn rau củ quả được nhập và tiêu thụ tại ba chợ đầu mối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp phân phối lớn đảm nhiệm 30% còn lại. Trung bình mỗi đêm có khoảng 700 tấn thịt heo, 250.000 con gia cầm cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác về thành phố, được duy trì để người dân an tâm cùng chính quyền đả báo thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội.

UBND TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn thành phố, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] thực hiện Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 31/5. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 được áp dụng trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được thực hiện ở mức cao hơn, thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”.

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, phường cách ly với phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Bảng so sánh sự giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ:

Chỉ thị 15
Ngày 27/3/2020
Chỉ thị 16
Ngày 31/3/2020
Tập trung đông người Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
Khoảng cách an toàn tối thiểu 02m 02m
Các cơ sở kinh doanh – Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

– Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

Hoạt động vận tải Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác

Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng

Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Cùng với kế hoạch quyết liệt hành động của Chính phủ, mỗi người dân cần đề cao chiến lược 5K, chủ động nâng cao thức cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh và sớm ổn định cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề